Đề cương ôn tập học kỳ I – Môn hóa học 8 năm học : 2015 – 2016

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1006Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ I – Môn hóa học 8 năm học : 2015 – 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kỳ I – Môn hóa học 8 năm học : 2015 – 2016
PHÒNG GD & ĐT CAM LÂM
TRƯỜNG THCS A.YERSIN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – MÔN HÓA HỌC 8
Năm học : 2015 – 2016
I. Kiến thức trọng tâm:
- Phân biệt đơn chất, hợp chất. CTHH của đơn chất, hợp chất. Ý nghĩa của CTHH.
- Phát biểu và viết biểu thức qui tắc hóa trị. Các dạng bài tập áp dụng qui tắc hóa trị.
- Phát biểu và viết biểu thức định luật bảo toàn khối lượng. Bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng.
- Các bước lập PTHH. Ý nghĩa của PTHH.
- Mol là gì? Khối lượng mol là gì? Cách tính khối lượng mol các chất.
- Thể tích mol chất khí là gì? Thể tích mol các chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiêu?
- Các công thức chuyển đổi giữa m, n, V. Các dạng bài tập vận dụng các công thức chuyển đổi.
- Công thức tính tỉ khối chất khí.
- Tính thành phần % về khối lượng các nguyên tố trong hợp chất.
II. Một số bài tập cụ thể:
 Bài 1: Có một lượng chất gồm 0,9.1023 phân tử CO2. Hãy tính:
a> Thể tích của lượng khí CO2 trên (đktc).
b> Khối lượng khí CO2.
c> Hãy tính khối lượng của khí Cl2, biết nó có cùng thể tích với khí CO2 trên.
 Bài 1: Cho 40 gam khí SO3.
a> Tính thể tích khí SO3 (đktc).
b> Tính số phân tử SO3 có trong lượng chất trên.
 Bài 3: Hòa tan 5,4 gam nhôm trong dung dịch axit clohiđric (HCl), thấy tạo ra 26,7 gam nhôm clorua (AlCl3) và 6,72 lít khí hiđro (đktc).
a> Viết PTHH của phản ứng.
b> Tính khối lượng khí hiđro tạo thành.
c> Tính khối lượng HCl cần dùng.
 Bài 4: Hoàn thành các phản ứng sau. Mỗi phản ứng lập tỉ lệ 1 cặp chất bất kì.
a> KClO3 ---> KCl + O2	b> KMnO4 ---> K2MnO4 + MnO2 + O2
c> Al2O3 + HCl ---> AlCl3 + ?	d> ? + Cl2 ---> FeCl3
e> Cu(OH)2 + HCl ---> ? + H2O	f> BaCl2 + Na2SO4 ---> ? + BaSO4
g> Al + CuO ---> ? + Cu	h> Fe3O4 + CO ---> Fe + CO2
 Bài 5: Một hợp chất khí có công thức RO2. Biết 5,6 lít khí này ở đktc có khối lượng là 16 gam.
a> Hãy tính khối lượng mol của hợp chất.
b> Hãy xác định CTHH của hợp chất khí trên.
 Bài 6: Hãy tính thành phần % về khối lượng các nguyên tố có trong các hợp chất sau:
a> Fe2O3	b> CuSO4	c> Ca(NO3)2
 Bài 7: Cho các khí sau: NH3 , H2S , SO3 , N2 .
a> Hãy cho biết các khí trên nặng hay nhẹ bằng bao nhiêu lần so với không khí, khí O2?
b> Khí nào nặng nhất? khí nào nhẹ nhất?
Học thuộc hóa trị của một số nguyên tố và nhóm nguyên tử thường gặp.
Xem lại tất cả các dạng bài tập đã làm ở sgk.
	Giáo viên dạy
 Nguyễn Ngọc Thiện Tính

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_HKI_hoa_hoc_8_20152016.doc