Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 11 - Trường THPT Hồng Hà

doc 32 trang Người đăng dothuong Lượt xem 825Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 11 - Trường THPT Hồng Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì I Vật lí lớp 11 - Trường THPT Hồng Hà
CÂU HỎI LÝ THUYẾT HỌC KỲ I 
Câu 1: Định luật Cu-lông: phát biểu, công thức, nêu ý nghĩa các đại lượng và đơn vị. 
Câu 2: Thuyết electron.
Câu 3: Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện.
Câu 4: Định luật bảo toàn điện tích.
Câu 5: Điện trường là gì? Điện trường đều là gì?
Câu 6: Cường độ điện trường tại một điểm: phát biểu, công thức và đơn vị. 
Câu 7: Véctơ cường độ điện trường là gì? Nêu đặc điểm của véctơ cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm Q.
Câu 8: Định nghĩa đường sức điện; các đặc điểm của đường sức điện. 
Câu 9: Công của lực điện trong điện trường đều.
Câu 10: Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường.
Câu 11: Định nghĩa điện thế tại một điểm trong điện trường – Đơn vị điện thế.
Câu 12: Định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường – Đơn vị hiệu điện thế. Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường.
Câu 13: Tụ điện là gì? Cấu tạo của tụ điện phẳng – Ký hiệu tụ điện trong mạch điện.
Câu 14: Định nghĩa điện dung của tụ điện – Đơn vị điện dung. 
Câu 15: Dòng điện là gì? Chiều quy ước của dòng điện. Điều kiện để có dòng điện. 
Câu 16: Nêu các tác dụng của dòng điện – Cho thí dụ.
Câu 17: Định nghĩa cường độ dòng điện; công thức và đơn vị. Thế nào là dòng điện không đổi? 
Câu 18: Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch; công thức và đơn vị.
Câu 19: Công suất dòng điện; công thức và đơn vị.
Câu 20: Định luật Jun - Len-xơ: Phát biểu, công thức và đơn vị. 
Câu 21: Định luật Ôm đối với toàn mạch: Phát biểu, công thức và đơn vị.
Câu 22: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào? 
Câu 23: Bản chất của dòng điện trong kim loại.
Câu 24: Sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.
Câu 25: Hiện tượng nhiệt điện.
Câu 26: Bản chất dòng điện trong chất điện phân. Chất điện phân thường dẫn điện tốt hơn hay kém hơn kim loại? Tại sao? 
Câu 27: Định luật Faraday I và II: Phát biểu, công thức và đơn vị. Nêu một số ứng dụng của hiện tượng điện phân.
Câu 28: Chất điện phân là gì? Khi nào xảy ra hiện tượng dương cực tan? Nêu đặc điểm khi xảy ra hiện tượng dương cực tan. 
Câu 29: Bản chất của dòng điện trong chất khí.
Câu 30: Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí và nêu 4 cách để dòng điện có thể tạo ra hạt tải điện mới 
Câu 31: Tia lửa điện và điều kiện tạo ra tia lửa điện.
Câu 32: Bản chất dòng điện trong chân không.
Câu 33: Tia catốt. Tính chất tia catốt. 
Câu 34: Chất bán dẫn và tính chất. Hạt tải điện trong chất bán dẫn – Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p.
CHƯƠNG I : ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG 
BÀI 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
Dạng 1: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên
1/ Cho hai điện tích điểm q1 = 3.10-7 C và q2 = - 3.10-7 C đặt cách nhau một khoảng cách 3 cm trong không khí.
a/ Tính lực tĩnh điện giữa chúng và vẽ hình mô tả lực tương tác giữa chúng?
b/ Hai điện tích cách nhau 4 cm thì lực tương tác bây giờ là bao nhiêu?
ĐS: a/ F = 0,9 N. b/ F’ = 0,50625 N.
2/ Hai quả cầu nhỏ có điện tích q1 = 10–8 C và q2 = 3.10–6 C đặt trong chân không cách nhau 10 cm.
a/ Tính lực tĩnh điện giữa chúng và vẽ hình mô tả sự tương tác trên?
b/ Muốn lực tương tác giữa chúng là 0,012 N thì khoảng cách giữa chúng bây giờ là bao nhiêu?
ĐS: a/ F = 0,027 N. b/ r = 15 cm.
3/ Hai điện tích điểm trái dấu có độ lớn bằng nhau đặt cách nhau 2 cm trong không khí thì chúng tương tác nhau bằng lực 9.10–5 N. 
a/ Tính độ lớn mỗi điện tích.
b/ Muốn lực tương tác giảm đi 9 lần thì khoảng cách giữa chúng bây giờ là bao nhiêu?
ĐS: 
4/. Cho hai điện tích điểm giống nhau đặt cách nhau 5 cm trong không khí thì chúng tương tác nhau bằng một lực 3,24.10–3 N. 
a/ Tính độ lớn mỗi điện tích?
b/ Muốn lực tương tác tăng 2,25 lần thì khoảng cách giữa chúng bây giờ là bao nhiêu?
ĐS: 
5/. Hai điện tích bằng nhau đặt trong chân không, cách nhau 4 cm, lực đẩy giữa chúng là 2,5.10–4 N. 
a/ Tìm độ lớn mỗi điện tích?
b/ Tìm khoảng cách mới giữa chúng để lực tương tác điện là 0,625.10–4N?
ĐS: 
6/. Hai điện tích bằng nhau đặt cách nhau 2 cm trong chân không thì lực đẩy giữa chúng là 2,025.10–4 N. 
a/ Tìm độ lớn mỗi điện tích?
b/ Tìm khoảng cách mới giữa chúng để lực tương tác điện là 5,0625.10 – 4N?
ĐS: 
7/. Hai điện tích bằng nhau đặt cách nhau 2 cm trong chân không thì lực đẩy giữa chúng là 2,25.10–5 N. Biết q1 = 2. 10–7 C.
a/ Tính q2?
b/ Cho hai điện tích này vào dung dịch điện môi, vẫn giữ nguyên khoảng cách thì thấy lực tương tác giảm đi 4 lần. Tính hằng số điện môi của môi trường đó? 
ĐS: 
8/. Hai điện tích hút nhau bằng một lực 9.10–7 N. Khi khoảng cách tăng thêm 3 cm thì lực tương tác giữa chúng là 10–7 N.
a/ Tìm khoảng cách ban đầu giữa chúng?
b/ Nếu điện tích q1 = 10 – 8 C. Tính điện tích q2?
ĐS: 
9/. Hai điện tích đẩy nhau bằng một lực 9.10–4 N. Khi khoảng cách giảm bớt đi 2 cm thì lực tương tác giữa chúng là 64.10–4 N.
a/ Tìm khoảng cách ban đầu giữa chúng?
b/ Nếu điện tích q1 = 10–9 C. Tính điện tích q2?
ĐS: 
10/. Cho hai quả cầu nhỏ được tích điện có độ bằng nhau nhưng trái dấu nhau đặt tại hai điểm A, B cách nhau 4 cm trong chân không. Lực hút giữa chúng 8,1.10-4 N.
a/ Tính độ lớn điện tích của mỗi quả cầu?
b/ Cho hai quả cầu trên vào môi trường (hằng số điện môi bằng 2). Muốn lực hút giữa chúng không thay đổi thì khoảng cách giữa hai quả cầu nói trên phải là bao nhiêu?
ĐS: 
11/. Cho hai quả cầu nhỏ được tích điện q1 = 2.10–8 C và q2 = 4,5.10–8 C tác dụng với nhau bằng một lực 0,1 N trong chân không.
a/ Tính khoảng cách giữa chúng?
b/ Cho hai quả cầu trên vào môi trường dầu (có ε = 4). Muốn lực tương tác giữa chúng không thay đổi thì khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu?
ĐS: 
12/. Cho hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau 10 cm, đẩy nhau bằng lực có độ lớn 5,4 N. Tìm giá trị của mỗi điện tích, biết tổng điện tích của chúng là 5.10-6 C.
ĐS: hoặc 
13/. Cho hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau 10 cm, hút nhau bằng lực có độ lớn 0,054 N. Tìm giá trị của mỗi điện tích, biết tổng điện tích của chúng là – 10–7 C?
ĐS: hay 
14/. Cho hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau 1 m, đẩy nhau bằng lực có độ lớn 1,8 N. Tìm giá trị của mỗi điện tích, biết tổng điện tích của chúng là 3.10 – 5 C?
ĐS: hay 
15/. Cho hai điện tích điểm đặt trong chân không cách nhau 3 cm thì hút nhau bằng lực 6.10–3 N. Tìm giá trị của mỗi điện tích, biết tổng điện tích của chúng là 10–8 C?
ĐS: hay 
16/. Hai quả cầu nhỏ mang điện tích đặt trong môi trường có hằng số điện môi bằng 2 và cách nhau một đoạn 1 m. Chúng đẩy nhau bằng một lực 0,9 N. Tính điện tích mỗi quả cầu, biết điện tích tổng cộng của hai quả cầu là Q = 3.10-5 C? 
ĐS: hoặc 
17/. Hai hạt bụi trong không khí cách nhau 3 cm, mỗi hạt mang điện tích là – 9,6.10–13 C. 
a/ Tính lực tĩnh điện giữa chúng?
b/ Tính số electron thừa trong mỗi hạt bụi? Cho e = 1,6.10-19 C.
ĐS: a/ F = 9,216.10 – 12 N; b/ N = 6.10 6 electron.
18/. Trong không khí người ta cho hai vật nhiễm điện đặt tại A và B cách nhau 3 mm. Vật A thừa 5.106 electron và vật B thiếu 8.108 electron. Cho e = 1,6.10-19 C. 
a/ Tính điện tích của mỗi vật?
b/ Tính lực tĩnh điện giữa hai vật và vẽ hình mô tả tương tác giữa chúng?
ĐS: a. qA = -8.10-13 C; qB = 1,28.10-10 C, b/ 1,024.10-7 N.
Dạng 2: Sự bảo toàn điện tích
1/. Hai quả cầu nhỏ giống nhau được tích điện q1 và q2. Cho chúng tiếp xúc rồi đặt cách nhau 4 cm trong chân không. Tính lực tương tác giữa chúng khi:
a/ q1 = 3.10–7 C và q2 = 5.10–7 C.
b/ q1 = 2.10–7 C và q2 = - 6.10–7 C.
ĐS: a. F = 0,9 N. b. F = 0,225 N
2/. Hai quả cầu nhỏ giống nhau được tích điện q1 và q2. Cho chúng tiếp xúc rồi đặt cách nhau 10 cm trong không khí. Tính lực tương tác giữa chúng khi:
a/ q1 = 3.10–9 C và q2 = 2.10–9 C.
b/ q1 = 2.10–6 C và q2 = - 4.10–6 C.
ĐS: a. F = 5,625.10–6 N. b. F = 0,9 N.
3/. Hai quả cầu nhỏ giống nhau mang tích điện q1 và q2 đặt cách nhau 20 cm trong không khí thì chúng hút nhau bằng một lực 3,6.10–4N. Cho chúng tiếp xúc rồi đặt lại vị trí cũ thì chúng đẩy nhau một lực 2,025.10–4 N. Tính độ lớn hai điện tích q1, q2?
4/. Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau mang tích điện q1 và q2 đặt cách nhau 2 cm trong không khí thì chúng đẩy nhau bằng một lực 4,5 N. Cho chúng tiếp xúc nhau sau đó đặt cách nhau 20 cm trong không khí thì chúng đẩy nhau một lực 0,9 N. Tính độ lớn hai điện tích q1, q2?
5/. Hai quả cầu nhỏ giống hệt nhau mang tích điện q1 và q2 đặt cách nhau 10cm trong không khí thì chúng hút nhau bằng một lực 3,6.10–4 N. Cho chúng tiếp xúc rồi đặt lại vị trí cũ thì chúng đẩy nhau một lực 2,025.10–4 N. Tính độ lớn hai điện tích q1, q2?
Dạng 3: Lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích
1/. Cho hai điện tích điểm q1 = 10–7 C và q2 = 5.10–8 C đặt cố định tại hai điểm A và B trong chân không (AB = 5 cm). Xác định lực điện do q1, q2 tác dụng lên điện tích điểm q3 = 2.10–8 C đặt tại:
a/ C với CA = 2 cm, CB = 3 cm.
b/ D với DA = 5 cm, DB = 10 cm.
c/ E với EA = 3 cm, EB = 4 cm.
d/ F với FA = FB = AB.
2/. Cho hai điện tích điểm q1 = 2.10–6 C và q2 = –2.10–6 C đặt cố định tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau một đoạn 6 cm. Một điện tích q3 = 10–6 C đặt trên đường trung trực của AB. Xác định lực điện do q1, q2 tác dụng lên điện tích điểm q3 đặt tại:
a/ M với M cách AB một đoạn 4 cm.
b/ N với N cách AB một đoạn 3 cm.
3/ Cho hai điện tích điểm q1 = – q2 = 5.10–8 C đặt cố định tại hai điểm A và B trong không khí (AB = 4 cm). Xác định lực điện do q1, q2 tác dụng lên điện tích điểm q3 = 5.10–8 C đặt tại:
a/ trung điểm O của AB.
b/ M với MA = MB = AB.
c/ N với NA vuông góc với AB và NA = 3 cm.
4/. Tại ba đỉnh tam giác đều, cạnh 6 cm trong không khí đặt ba điện tích q3 = 6.10–9 C, q2 = q3 = – 8.10–9 C. Xác định lực tổng hợp tác dụng lên điện tích điểm qo = 8.10–8 C đặt tại trọng tâm của tam giác?
5/. Cho hai điện tích điểm q1 = 4.10–8 C, q2 = 10–8 C đặt cố định tại hai điểm A và B trong không khí cách nhau một khoảng 6 cm. Đặt một điện tích qo > 0 tại N. Xác định vị trí của N để qo cân bằng?
6/. Cho hai điện tích điểm q1 = 4.10–8 C, q2 = – 10–8 C đặt cố định tại hai điểm M và N trong không khí cách nhau một khoảng 9 cm. Đặt một điện tích q3 < 0 tại C. 
a/ Xác định vị trí điểm C để q3 cân bằng?
b/ Xác định q3 để hệ cân bằng?
Bài 3: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN
Dạng 1: Cường độ điện trường tạo bởi điện tích điểm – Lực điện trường tác dụng lên điện tích điểm.
1/. Tính cường độ điện trường và xác định vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm Q = - 6.10-8 C gây ra tại một điểm cách nó 6 cm trong không khí?
ĐS: hướng về Q với E = 15.104 V/m.
2/. Tính cường độ điện trường và xác định vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm q = 9.10-9 C gây ra tại một điểm cách nó 4 cm trong không khí. 
ĐS: hướng ra xa q với E = 50625 V/m.
3/. Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó bằng 2.10–4 N và ngược hướng với vectơ cường độ điện trường tại đó. Xác định giá trị điện tích thử nói trên?
ĐS: q = - 1,25.10–3 C.
4/. Đặt một điện tích thử qo = 10-7 C tại điểm N trong vùng có điện trường do điện tích điểm Q gây ra, N cách Q một đoạn 30 cm. Lực điện trường tác dụng lên qo là 3.10-3 N và hướng về phía Q. Xác định vectơ cường độ điện trường tại N và giá trị điện tích Q?
ĐS: hướng về Q với E = 3.104 V/m; Q = - 3.10–7 C.
5/. Hai điểm A, B cùng nằm trên một đường sức do một điện tích Q gây ra. Biết cường độ điện trường tại A là 36 V/m, tại B là 9 V/m.
a/ Tính cường độ điện trường tại trung điểm M của AB?
b/ Nếu tại M đặt một điện tích điểm q = - 10–2 C thì độ lớn lực điện tác dụng lên q là bao nhiêu? Xác định phương và chiều lực tác dụng?
ĐS: a. EM = 16 V/m b. ngược hướng với và có độ lớn 0,16 N
Dạng 2: Cường độ điện trường tổng hợp
1/. Có hai điện tích q1 = 5.10-9 C v à q2 = - 5.10-9 C đặt cách nhau 10 cm. Xác định vectơ cường độ điện trường tại:
a/ điểm M nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và cách đều hai điện tích.
b/ điểm M cách q1 là 5 cm và cách q2 là 15 cm.
ĐS: 
2/. Trong chân không đặt hai điện tích điểm Q1 = 4.10-10 C tại M và Q2 = - 4.10-10 C tại N với MN = 2 cm. Xác định vectơ cường độ điện trường tại:
a/ điểm A, với A là trung điểm của MN. 
b/ điểm B, với MB = 1 cm, NB = 3 cm.
c/ điểm C, với MNC tạo thành một tam giác vuông cân tại C. 
d/ điểm D, với MND tạo thành một tam giác đều. 
ĐS: a/ EA = 7,2.104 V/m. b/ EB = 3,2.104 V/m. 
 c/ EC = 18.103 V/m. d/ ED = 9.103 V/m.
3/. Trong không khí đặt hai điện tích điểm q1 = 36.10–6 C tại M và q2 = 4.10–6 C tại N với MN = 10 cm. Xác định vectơ cường độ điện trường tại:
a/ điểm A, với AM = 6 cm; AN = 4 cm. 
b/ điểm B, với BM = 6 cm, BB = 16 cm.
c/ điểm C, với CM = 6 cm, CN = 8 cm.
d/ điểm D, với DM = DN = MN. 
4/. Hai điện tích điểm q1 = 9.10-6 C và q2 = - 4.10-6 C đặt trong chân không tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm. 
a/ Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm C nằm trên AB và cách đều A và B.
b/ Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm D nằm trên AB với D cách A là 4 cm.
c/ Xác định điểm E mà tại đó triệt tiêu?
5/. Cho hai điện tích điểm q1, q2 đặt tại hai điểm A và B cách nhau 2 cm. Biết tổng điện tích của chúng là 7.10-8 C, điểm C cách q1 là 6 cm và cách q2 là 8 cm có điện trường tổng hợp bằng không. Tính q1, q2?
ĐS: q1 = 9.10–8 C và q2 = 16.10–8 C.
6/. Hai điểm A và B (cách nhau 30 cm) cùng nằm trong điện trường đều E1 = 4000 V/m, biếthợp với đường sức góc α = 600. Tại A đặt một điện tích điểm q = 4.10-8 C. Tính cường độ điện trường tại B? 
ĐS: E = V/m. 
7/. Trong chân không đặt hai điện tích điểm Q1 = 4.10-10 C tại M và Q2 = - 4.10-10 C tại N với MN = 2 cm. Xác định vectơ cường độ điện trường tại:
a/ điểm C, với MNC tạo thành tam giác đều. 
b/ điểm D, với MND là tam giác vuông cân tại D.
ĐS: a. EC = 9.103 V/m. b. ED = 18.103 V/m.
8/. Cho điện tích dương q1 = 36.10–9 C đặt tại A và q2 đặt tại B. Cho AB = 50 cm. Xét điểm C với AC = 30 cm và BC = 40 cm.
a/ Xác định giá trị của q2 để vectơ cường độ điện trường tại C vuông góc với AB.
b/ Xác định giá trị q2 để vectơ cường độ điện trường tại C song song với AB.
ĐS: a. q2 = 48.10-9 C. b. q2 = - 85.10-9 C. 
Bài 4, 5: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN-ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ
Dạng 1: Tính công của lực tác dụng khi điện tích di chuyển
1/. Trong điện trường đều E = 2.105 V/m, một điện tích q = -5.10-8 C di chuyển từ B đến C. 
Tính công của lực điện trường và hệu điện thế UBC. Cho biết BC =10 cm, 
ĐS: a. A = 5.10 – 4 (J) b. UBC = - 10 – 4 (V)
 2/. Ba điểm A, B, C là ba đỉnh của một tam giác vuông tại A, đặt trong điện trường đều có E = 2000 V/m mà đường sức song song và cùng chiều 
với . Cho AB = 4 cm, AC = 3 cm.
a/ Tính công của lực điện trường làm di chuyển một electron từ A đến B, từ B đến C và từ C đến A.
b/ Tính các hiệu điện thế UAB, UBC, UCA?.
ĐS: a. UAB = 80 V; UBC = - 80 V; UCA = 0 V.
 b. – 12,8.10–18 J; 12,8.10–18 J; 0 J.
3/. Một điện tích q = 10- 8C dịch chuyển dọc theo các cạnh của một tam giác đều ABC, cạnh 20 cm, đặt trong điện trường đều có cường độ 3000 V/m và có hướng song song với . Tính công lực điện thực hiện để dịch chuyển điện tích q dọc theo các cạnh AB, BC và CA?
ĐS: AAB = AAC = - 3.10–6 J; ABC = 6.10–6 J.
4/. Một tam giác vuông tại C có góc ở A bằng 30o, cạnh BC = 4 cm, đặt trong một điện trường đều có . Biết E = 4000 V/m.
a/ Tìm UAC, UBC, UAB?
b/ Tính công của lực điện trường khi electron di chuyển từ A qua C rồi đến B?
5/. A, B, C là ba điểm tạo thành một tam giác vuông tại A có góc B bằng 600, cạnh BC = 10 cm, đặt trong một điện trường đều . Biết UBC = 400 V
a/ Tính Tính UAC, UBA và độ lớn cường độ điện trường E?
b/ Tính công thực hiện để dịch chuyển điện tích q = 10–9 C từ A đến B, từ B đến C, từ C về A?
6/. Một electron bay trong điện trường đều từ bản dương sang bản âm
của một tụ điện phẳng, theo một đường MN = 2 cm tạo với phương
của đường sức một góc 600. Điện trường trong tụ có độ lớn E =
103 V/m. Công của lực điện trong dịch chuyển này bằng bao nhiêu?
7/. Giữa hai điểm M và N có một hiệu điện thế UMN = 100 V. Tính
công của lực điện trường khi một electron dịch chuyển từ M đến N?
8/. Công của lực điện trường làm dịch chuyển một điện tích q giữa hai điểm có hiệu điện thế 2 000 V là 1 J. Tìm độ lớn của q?
ĐS: 5.10-4 C.
9/ Tại điểm M trong điện trường, một electron có vận tốc 5.103 km/s. Khi đến điểm N cũng trong điện trường này, vận tốc của electron chỉ còn là 3.103 km/s. Khối lượng của electron là 9,1.10-31 kg. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm M và N?
ĐS: 45,4 V.
10/ Một hạt nhỏ mang điện tích q = -2 μC chuyển động dọc theo một đoạn thẳng dài 20 cm, nghiêng góc 600 so với đường sức trong điện trường đều có E = 3 000 V/m. Tính công của lực điện trường thực hiện trong quá trình đó?
ĐS: -6.10-4 J.
11/ Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 V. Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = -1 μC từ M đến N là bao nhiêu?
ĐS: -10-6 J.
12/ Một proton thả không vận tốc đầu, ở sát bản dương trong điện trường đều, cường độ điện trường giữa hai bản là 5000 V/m. Động năng của proton khi nó đập vào bản âm có trị số là 8.10-18 J. Tính khoảng cách giữa hai bản. Cho điện tích của proton là 1,6.10-19C.
ĐS: 10-2 m.
Dạng 2: Chuyển động của hạt điện tích trong điện trường đều
1/. Một electron chuyển động từ A đến B, dọc theo đường sức của một điện trường đều, có vận tốc tăng từ 2000 km/s đến 3000 km/s . 
Cho me = 9,1.10-31 kg. Tính hiệu điện thế UAB?
ĐS: UAB = - 14,2 V
2/. Khoảng cách giữa hai bản kim loại phẳng là BC = 5 cm, điện trường giữa hai bản là đều với E = 6.104 V/m. Thả một electron sát bản tích điện âm. 
a/ Tính hiệu điện thế UBC giữa hai bản?
b/ Công của lực điện trường khi các electron đến B?
c/ Gia tốc của electron (bỏ qua trọng lực)?
d/ Tìm vận tốc của electron đến B? Biết me = 9,1.10-31 kg.
ĐS: a. UBC = 3000 V. b. ACB = 4,8.10–16 J. c. a = 1,06.1016 m/s2.d. v = 32,542 km/s 
3/. Một proton (mp = 1,7.10–27 kg) đặt vào môt điện trương đều có E = 2.10 6 V/m chuyển động dọc theo các đường sức điện trường. Cho e = 1,6.10–19 C
a/ Tính gia tốc của proton?
b/ Tính vận tốc của proton khi nó đi dọc theo đường sức một đoạn 0,5 m?
c/ Tính thời gian để proton đi được quãng đường trên?
ĐS:
4/. Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Điện trường có cường độ 100 V/m. Vận tốc ban đầu của electron là 30 km/s. Cho me = 9,1.10-31 kg và qe = -1,6.10–19 C. 
a/ Hỏi electron dịch chuyển được quãng đường bao nhiêu thì vận tốc của nó bằng không?
b/ Hỏi sau bao lâu thì electron trở lại vị trí ban đầu?
Bài 6. TỤ ĐIỆN
1/. Một tụ điện không khí có điện dung là 2000 pF được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 5000 V. Tính điện tích của tụ điện?
2/. Một tụ điện không khí được tích điện 5.10-7 C thì ở hai bản tụ có hiệu điện thế là 100 V. Tính điện dung của tụ điện.
3/. Một tụ điện có điện dung 0,2 μF được mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế 200 V. Tính điện tích của tụ điện?
4/. Trên vỏ của tụ điện có ghi 20 μF – 200 V. Nối hai bản của tụ với một hiệu điện thế 120 V.
a/ Tính điện tích của tụ điện?
b/ Tính điện tích tối đa mà tụ điện tích được?
5/. Trên vỏ của tụ điện có ghi 20 nF – 220 V. Nối hai bản của tụ với một hiệu điện thế 180 V.
a/ Tính điện tích của tụ điện?
b/ Tính điện tích tối đa mà tụ điện tích được?
6/. Tích điện cho một tụ điện có điện dung 20 μF dưới hiệu điện thế 60V. Sau đó cắt tụ điện ra khỏi nguồn.
a/ Tính điện tích q của tụ?
b/ Tính công mà điện trường trong tụ sinh ra khi phóng điện tích Δq = 0,001q từ bản dương sang bản âm.
c/ Xét điện tích của tụ điện chỉ còn bằng . Tính công mà điện trường trong tụ điện sinh ra khi phóng điện tích Δq như trên từ bản dương sang bản âm lúc đó.
CHƯƠNG II : DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI 
Bài 7. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN
1. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn là 0,5 A.
a. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 10 phút?
b. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian trên?
Đs: 300 C, 18,75.1020 hạt e.
2. Suất điện động của một nguồn điện là 12 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,5 C bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương của n

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_bt_HKI.doc