Sưu tầm và biên soạn: Lê Phúc,Lớp 12/3,Trường THPT Cao Bá Quát Biển học mênh mông lấy chuyên cần làm bến Tri thức lồng lộng lấy chăm chỉ làm bờ! Cố lên nhé! ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI –NĂM HỌC 2015-2016 Phần 1:MÔN ĐỊA Câu 1: Trình bày vị trí địa lí của Việt Nam? Câu 2: Trình bày phạm vi lãnh thổ của Việt Nam ? Câu 3: Trình bày ý nghĩa vị trí địa lí Việt Nam Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam ? Câu 5: Trình bày đặc điểm của khu vực đồi núi và địa hình bán bình nguyên và đồi trung du ? Câu 6: Trình bày đặc điểm khu vực đồng bằng ? Câu 7: Trình bày các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồi núi đối với phát triển kinh tế - xã hội ? Câu 8: Trình bày các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội ? Câu 9: Trình bày khái quát về biển Đông ? Câu 10: Trình bày những ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam ? Câu 11: Khí hậu nhiệt đới ẩm gí mùa ở nước ta được biểu hiện như thế nào ? Câu 12: Trình bày biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần địa hình, sông ngòi, đất và sinh vật ? Câu 13: Trình bày ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống ? Câu 14: Trình bày sự phân hoá theo Bắc - Nam của thiên nhiên nước ta ? Câu 16: Trình bày biểu hiện sự phân hoá theo độ cao của thiên nhiên nước ta ? Câu 17: Trình bày đặc điểm các miền địa lý tự nhiên của nước ta ? Câu hỏi mở: Bài 11So sánh +so sánh khác biệt giữa thiên nhiên phía B và phía N và nguyên nhân của sự khác biệt đó +So sánh sự khác biệt thiên nhiên phía T và phía Đ và nguyên nhân? Bài 12sánh Nguy +nguyên nhân và đặc điểm của đai cao ở nước ta +so sánh đặc điểm tự nhiên của 3 miền địa lí? Bài 14 Nêu hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta và biện pháp bảo vệ. Nêu hiện trạng suy giảm tài nguyên đất ở nước ta và biện pháp BV Bài 16 Vì sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng ? Nêu ví dụ minh họa:(1đ) b, Phân tích tác động của đặc điểm dân cư nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường : (2,5đ) a/ Thuận lợi: b/ Khó khăn : Vì sao nướvi sao phải phân bố lại dân cư ? Biện pháp thực hiện? Người vấp ngã và đứng dậy sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều những người chưa bao giờ vấp ngã! Một số đề tham khảo:Đề 1 Câu 1: (3,5 điểm) Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam trang 9 (khí hậu) và kiến thức đã học hãy a. Hoàn thành bảng sau: (2,5 điểm) Loại gió mùa Phạm vi hoạt động Hướng gió Tính chất Nguồn gốc Thời gian hoạt động Kiểu thời tiết đặc trưng Gió mùa mùa hạ Em hãy cho biết Hải Phòng nằm trong vùng khí hậu nào? Nêu thuận lợi do khí hậu gây ra cho sản xuất nông nghiệp ở Hải Phòng (1,0 điểm) Câu 2: (3,0 điểm) Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Đông –Tây. Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo Đông –Tây. Câu 3: (3,5 điểm) Cho bảng số liệu: SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1943–2011(Đơn vị: triệu ha) Năm 1943 1983 2011 Diện tích rừng tự nhiên 14,3 6,8 10,3 Diện tích rừng trồng 0 0,4 3,2 a.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2011.(2,0 điểm) b. Nhận xét và giải thích sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943-2011. (1,5 điểm) Đề 2: Câu 1:(2 điểm) Chứng tỏ thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta là do vị trí địa lý quy định. Câu 2:(2 điểm) Trình bày tính chất nhiệt đới gió mùa của biển Đông. Nêu những nguồn tài nguyên thiên nhiên của biển Đông VN. Câu 3:(3,0 điểm) Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản của địa hình khu vực đồi núi Đông Bắc và khu vực núi Tây Bắc. Thế mạnh của địa hình đồi núi nước ta là gì? Câu 4 a/Nhận xét c/ Nguyên nhân b/ Kết luận 1- Qua bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội vàTp Hồ Chí Minh tr 50 Đề 3 Câu 1: (3,0 điểm) a. Nêu các biện pháp giải quyết tình trạng dân số đông và tăng nhanh, phân bố chưa hợp lí của nước ta. (2,0đ) b. Phân tích ảnh hưởng tích cực của đặc điểm nguồn LĐ đến sự phát triển KT-XH nước ta. (1,0điểm) Câu 2: (3,0 điểm) a. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học: Trình bày hiện trạng SX và phân bố lúa ở nước ta. (2,0 điểm) b. Tại sao nói nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiêt đới (1,0 điểm) Câu 3: 4,0 điểm) Cho bảng số liệu; Tình hình phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2012 Năm Khách (triệu lượt khách) Doanh thu (nghìn tỉ đồng) Quốc tế Nội địa 2000 2,1 11,2 17,0 2005 3,5 16,0 30,3 2009 3,8 24,9 70,0 2012 7,0 33,0 130,0 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển du lịch nước ta giai đoạn 2000-2012. (2,0 điểm) b. Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, hãy rút ra nhận xét và giải thích.(2,0 điểm) (*Ghi chú : Học sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam) ------Hết------ Đề 4: Câu 1: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế (Đơn vị %) Thành phần kinh tế Năm 1999 Năm 2008 Nhà nước Ngoài nhà nước Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 39,9 22,0 38,1 18,5 37,1 44,4 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1999 và năm 2008 (2,0 điểm) b. Nêu nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1999 và năm 2008 (1,0 điểm) Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của địa hình nước ta? (2,0 điểm) Câu 3: Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. (2,0 điểm) Câu 4: Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học em hãy : - Trình bày đặc điểm vùng núi Đông Bắc? (1,0 điểm) - Kể tên các mỏ dầu đang khai thác ở bể Cửu Long ?(1,0 điểm). -Nêu phạm vi và ý nghĩa của lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế nước ta ?(1,0 điểm) Đề 5: Câu 1: (2,0 điểm) Dựa vào Atlat đia lí Việt Nam hãy kể tên các cửa khẩu quốc tế thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ của nước ta? Nêu ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta? Câu 2: (4,0 điểm) Nêu các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam? Các khu vực địa hình nước ta mang lại những hạn chế gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta. Câu 3: (2,0 điểm) Dựa vào Atlat đia lí Việt Nam hãy kể tên các quốc gia có vùng biển tiếp giáp vùng biển nước ta? Hãy trình bày các nguồn tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta? Câu 4: (2,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu dưới đây hãy vẽ biểu đồ so sánh giá trị GDP của thành phần kinh tế Nhà nước và thành phần kinh tế ngoài Nhà nước ở nước ta giai đoạn 1995-2005. (Đơn vị: nghìn tỉ đồng) Năm Thành phần kinh tế 1995 2000 2003 2005 Nhà nước 78,4 111,5 138,2 159,8 Ngoài Nhà nước 104,0 132,5 160,4 185,7 Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét. Đề 6 Câu 1 (2,0điểm)Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:Trình bày hệ toạ độ địa lí nước ta. Câu 2 (3,0 điểm) Đất nước nhiều đồi núi. a/Trình bày đặc điểm chung địa hình vùng núi Tây Bắc.(2,0 điểm) b/ So sánh các khu vực ĐH Vùng núi Đông Bắc & Tây Bắc về độ cao và hướng núi.(1,0 điểm) Câu 3 (2,0 điểm) Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. a/Giải thích tại sao Biển Đông mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? (1,0 điểm) b/Thiên nhiên của Hải Phòng có chịu ảnh hưởng của biển không? Nếu có, hãy giải thích vì sao và phân tích ảnh hưởng của biển đến khí hậu Hải Phòng. (1,0 điểm) Câu 4: (3,0 điểm): Cho bảng số liệu : Tổng sản phẩm trong nước(GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000-2012 (Đơn vị: tỉ đồng) Khu vực kinh tế 2000 2005 2010 2012 Nông –lâm - ngư nghiệp 108356 176402 407647 638368 Công nghiệp –xây dựng 162220 348519 824904 1253572 Dịch vụ 171070 389080 925277 1353479 Tổng 441646 914001 2157828 3245419 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt NAm 2012, NXB Thống kê 2013) a/ Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000-2012.(2,0 điểm) b/ Nhận xét sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 2000-2012. (1,0 điểm) *Ghi chú:Học sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam, NXB giáo dục Việt Nam --------Hết-------- Môt số câu trả lời cho phần biểu đồ: 1- Qua bảng biến động diện t diện tích rừng qua các giai đoạn 1943 - 1983 và 1983 - 2005.trang 58 Tổng diện tích rừng nước ta có nhiều biến động ( do sự biến động của rừng tự nhiên và rừng trồng ) Sự biến động chia làm hai giai đoạn : -1943- 1983 : tổng diện tích rừng giảm 7,1 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên giảm nhiều ( 7,5 triệu ha) mà rừng trồng tăng ít ( 0,4 triệu ha) , nhưng không bù đắp được diện tích rừng tự nhiên bị phá , nên diện tích rừng tự nhiên giảm sút gần 50% -1983- 2005 : tổng diện tích rừng tăng 5,5 triệu ha ,trong đó rừng tự nhiên tăng (3,4 triệu ha) và rừng trồng tăng ( 2,1 triệu ha) -Sự biến đổi diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng giảm ( phần lớn là rừng tái sinh và rừng trồng ) .....Giải thích: do khai thác không hợp lí, phá hoại rừng bừa bãi, mà diện tích rừng trồng không nhiều (1943 - 1983) và chủ trương toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng, trồng rừng (1983 - 2005). Mặc dù tổng diện tích rừng đang tăng dần lên, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi. Rừng mới trồng còn non, mới được phục hồi nên chưa khai thác được. Hãy so sánh và nhận xét về mật độ dân số giữa các vùng. Tr 69 Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng và trung du miền núi. Dân cư tập trung đông nhất ở ĐBSH : 1225 người / km 2, thứ 2 là ĐNB 551 người / km 2 thứ 3 là ĐBSCL: 429người / km 2 , thấp nhất là Tây Bắc 69 người / km2 , đến Tây Nguyên: 89 người / km2 - Mật độ dân số ở đồng bằng gấp nhiều lần ở miền núi : ĐBSH gấp 8,3 lần Đông Bắc, 17,7 lần Tây Bắc; Duyên hải Nam trung Bộ gấp 2,4 lần Tây Nguyên - Phân bố dân cư không đều ngay trong từng vùng đồng bằng hoặc miền núi ( ĐBSH mật độ gấp 2,5 lần ĐBSCL; Đông Bắc gấp 2,1 lần Tây Bức và gấp 1,7 lần Tây Nguyên) Hãy so sánh và cho nhận xét về sự thay đổi tỷ trọng dân số thành thị và nông thôn tr71 - Tỷ lệ dân thành thị và nông thôn đang có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng dân nông thôn giảm, dân thành thị tăng: Năm 1990 dân thành thị 19,5% nông thôn 80,5% đến năm 2005 dân thành thị 26,9 %, nông thôn 73,1% - Xu hướng phát triển phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1- Qua b Bảng số liệu, biểu đồ nhiệtđộ và lượng mưa của Hà Nội vàTp Hồ Chí Minh tr 50 Nhận xét: -Nhiệt độ trung tb năm: nhỏnhất là Hà Nội , sau đến Huế và caonhất là tp. HCM. -Nhiệt độ trung tb tháng lạnh :Hà Nội và Huế có nhiệt độ dưới200 C ; tp.HCM trên 250 C . -Nhiệt độ trung tb tháng nóng :Hà Nội và tp .HCM có nhiệt độ tương đương nhau , riêng Huế caohơn 0,50 C . -Biên độ nhiệt tr tb năm :cao nhất Hà Nội , sau đến Huế và thấp nhất là tp. HCM. -Biên độ nhiệt nhiệt độ tuyệt đối : caonhất Hà Nội , sau đến Huế và thấp nhất là tp. HCM. b/ Kế tb năm và nhiệtđộ trung bình tháng lạnh tăng dầntừ Bắc vào Nam. -Biên độ nhiệt tb năm vàbiên độ nhiệt độ tuyệt đối lại giảm dần từ Bắc vào Nam . c/ Nguyê giải thích:ở vĩ độ thấp hơnnên có góc nhập xạ lớn , nhận đượcnhiều nhiệt hơn. -Miền Bắc về m mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc nên nhiệt độ hạ thấp nhiều so với miền Nam HẾT_ Trên con đường thành công không có dấu chân kẻ lười biếng! Sưu tầm và biên soạn: Lê Phúc,Lớp 12/3 Trường THPT Cao Bá Quát PHẦN 2:SỬ SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT TRẠI CAU ĐỀ 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: LỊCH SỬ - Lớp 12 THPT Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1. (3,5 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục tiêu, quá trình phát triển và vai trò của tổ chức ASEAN? Câu 2. (3,5 điểm) Nêu nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? Nhận xét về bản Cương lĩnh này? Câu 3. (3 điểm) Vì sao Đảng và Chính phủ ta phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vào ngày 19/12/1946? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu Đáp án Điểm Câu 1 (3,5 điểm) Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN * Hoàn cảnh ra đời - Sau khi giành độc lập, nhiều nước trong khu vực bước vào phát triển kinh tế song gặp nhiều khó khăn và thấy cần phải hợp tác với nhau để cùng phát triển. - Họ muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. - Các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau. => 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc gồm 5 nước (Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan). * Mục tiêu: Tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực * Quá trình phát triển. - 1967-1975 ASEAN là một tổ chức non yếu, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. - Tháng 2/1976, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia), Hiệp ước Bali được kí kết với nội dung chính là tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác ở ĐNA. Từ đây, ASEAN có sự khởi sắc. - ASEAN từ 5 nước sáng lập ban đầu đã phát triển thành 10 nước thành viên, hợp tác ngày càng chặt chẽ về mọi mặt. * Vai trò: ASEAN ngày càng trở thành một tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ của khu vực Đông Nam Á, góp phần tạo dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định và phát triển. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 (3,5 điểm) * Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng: - Chiến lược cách mạng Việt Nam: tiến hành: “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để tiến tới xã hội cộng sản”. - Nhiệm vụ của cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, giành độc lập, tự do cho dân tộc. Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, địa chủchia cho dân cày nghèo. - Lực lượng cách mạng: công – nông là lực lượng chính của cách mạng; trí thức, tiểu tư sản. Với phú nông, trung –tiểu địa chủ, tư sản dân tộc thì lợi dụng hoặc trung lập họ. - Lãnh đạo: giai cấp công nhân – đại diện là Đảng cộng sản Việt Nam. - Vị trí: cách mạng Việt Nam phải liên minh với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới. → Nhận xét: là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc, thể hiện sự sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 Câu 3 (3,0 điểm) Đảng và Chính phủ ta phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp vì: - Ta muốn hòa bình nhưng âm mưu của Pháp là bằng mọi cách quay trở lại xâm lược nước ta - Hành động: + Mở các cuộc tiến công quân ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ ngay sau ngày 6/3/1946. + Khiêu khích ở Hải Phòng, Lạng Sơn, đặc biệt là tại Hà Nội ngày 18-12-1946, chúng gửi tối hậu thư cho ta, đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. - Hệ quả: buộc nhân dân ta không còn con đường nào khác phải đứng lên kháng chiến chống Pháp. - Ngày 18-19/12/1946 Hội nghị TƯ Đảng họp tại Vạn Phúc (Hà Đông, HN) đã quyết định phát động cả nước kháng chiến chống Pháp. - Tối ngày 19-12-1946: cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM được truyền đi khắp cả nước 0,5 0,25 0,75 0,5 0,5 0,5 Đề 1:Câu 1: Trình bày quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến năm 1925? Hãy cho biết công lao to lớn nhất của Người đối với dân tôc Việt Nam? Câu 2: So sánh phong trào cách mạng 1930 - 1931 với Phong trào cách mạng 1936 - 1939? Đề 2 :Câu 1: Trình bày hoàn cảnh ra đời, hoạt động và ý nghĩa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên? Câu 2: So sánh Cương lĩnh tháng 2/1930 với Luận cương tháng 10/1930? Đề 1: Câu1: Trình bày quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến năm 1925? Hãy cho biết công lao to lớn nhất của Người đối với dân tôc VN? a) Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919 – 1925): Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Pháp, năm 1919 gia nhập Đảng xã hội Pháp. Tháng 6 năm 1919 với tên mới Nguyễn Ái Quốc, Người gửi tới Hội nghi Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tháng 7 năm 1920, Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin từ đó Người quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga- khẳng định con đường cứu nước cho dân tộc. Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp (đại hội Tua), Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc Tế Cộng Sản và trở thành người Cộng sản đầu tiên, là người tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Năm 1921, cùng một số người yêu nước của Angiêri, Tuynidi, Marốc... sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. Người tham gia sáng lập Báo người cùng khổ , viết bài cho báo Nhân đạo, báo Đời sống công nhân, đặc biệt biên soạn cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. 10/1923 Nguyễn Ái Quốc đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân. 1924 Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V. Ngày 11-11- 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. b)Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam: Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn: kết hợp độc lập dân tộc với CNXH, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Truyền bá CN Mác LêNin Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam sau này. Câu 2: So sánh phong trào cách mạng 1930 – 1931 với Phong trào cách mạng 1936 - 1939? Nội dung 1930 - 1931 1936 - 1939 Kẻ thù Đế quốc và phong kiến Thực dân Pháp phản động & tay sai Mục tiêu (nhiệm vụ) Độc lập dân tộc và người cày có ruộng (có tính chiến lược) Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình (có tính sách lược) Tập hợp lực lượng Liên minh công nông Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước & tiến bộ. Hình thức đấu tranh Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang -> lập Xô Viết Nghệ- Tĩnh. Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào ĐD đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá. Lực lượng tham gia Chủ yếu là công nông Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị. Địa bàn chủ yếu Chủ yếu ở nông thôn và các trung tâm công nghiệp Chủ yếu ở thành thị Đề 2 : Câu1: Trình bày hoàn cảnh ra đời, hoạt động và ý nghĩa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên? a/ Sự thành lập: + Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô đến Quảng Châu (Trung Quốc), liên lạc với những người Việt Nam yêu nước trong tổ chức Tâm tâm xã, để lập ra Cộng sản đoàn ( 2-1925). + Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ đặt tại Quảng Châu (Trung Quốc). + Ngày 21/6/1925 ra tuần báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận của Hội b/ Hoạt động : + Năm 1927 các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc được tập hợp in thành sách Đường Kách mệnh + Báo Thanh niên và sách Đường Kách mệnh đã trang bị lý luận cách mạng cho cán bộ của Hội để tuyên truyền vào trong nước. + Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức phong trào “vô sản hóa”đưa hội viên thâm nhập vào các hầm mỏ, nhà máy, đồn điền,...cùng sinh hoạt, lao động với công nhân để tiến hành tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin đã khiến cho phong trào công nhân Việt Nam từ năm 1928 trở đi có những chuyển biến rõ rệt về chất, tạo điều kiện cho sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. Ý nghĩa: truyền bá lí luận cách mạng GPDT theo khuynh hướng vô sản vào VN. Giác ngộ, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển sang giai đoạn tự giác. Đây là sự chuẩn bị về chính trị, tổ chức, đội ngũ cán bộ cho sự ra đời của Đảng sau này. Câu 2: So sánh Cương lĩnh tháng 2/1930 với Luận cương tháng 10/1930? Nội dung Cương lĩnh(2/1930) Luận
Tài liệu đính kèm: