Trường PTCS Xã Đàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC 7 I. Phần trắc nghiệm Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng trong các câu dưới đây: 1. Môi trường sống của trùng roi xanh là: A. Ao, hồ, ruộng. B. Biển. C. Cơ thể người. D. Cơ thể động vật 2. Thủy tức di chuyển bằng cách nào? A. Roi bơi. B. Kiểu lộn đầu và roi bơi. C. Kiểu sâu đo. D. Kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu 3. Lớp cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng gì? A. Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù. B. Như bộ áo giáp giúp không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non. C. Giúp cơ thể luôn căng tròn. D. Giúp cơ thể dễ di chuyển. 4. Đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do. A. Cơ thể hình dù, lỗ miệng ở dưới, có đối xứng tỏa tròn. B. Cơ thể hình trụ. C. Có đối xứng tỏa tròn. D. Có 2 lớp tế bào và có đối xứng tỏa tròn. 5. Vai trò của giun đất đối với đất trồng trọt : A. Làm cho đất tơi xốp. B. Làm tăng độ màu cho đất. C. Làm mất độ màu của đất. D. Làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu cho đất. 6. Loài nào sau đây có tập tính sống thành xã hội? A. Ve sầu, nhện B. Nhện, bọ cạp C. Tôm, nhện D. Kiến, ong mật 7.Cơ quan hô hấp của châu chấu là: A. Mang B. Đôi khe thở C. Các lỗ thở D. Thành cơ thể 8.Lớp sâu bọ đa dạng về: A.Cấu tạo B.Đa dạng về loài, lối sống C.Tập tính, môi trường sống D.Hô hấp 9. Loài nào của ngành ruột khoang gây ngứa và độc cho người ? A. Thủy tức B. Sứa C. San hô D. Hải quỳ 10. Đặc điểm chung của ruột khoang là: A. Cơ thể phân đốt, có thể xoang; ống tiêu hoá phân hoá; bắt đầu có hệ tuần hoàn. B. Cơ thể hình trụ thuôn hai đầu, có khoang cơ thể chưa chính thức. C. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và phân biệt đầu, đuôi, lưng bụng. D. Cơ thể đối xứng toả tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể có hai lớp tế bào. 11. Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng : A. Giúp giun đũa không bị loài khác tấn công B. Giúp cho giun sống được ngoài cơ thể C. Giúp giun đũa không bị tiêu huỷ bởi dịch tiêu hoá trong ruột non nguời D. Giúp giun đũa dễ di chuyển 12. Vỏ trai được hình thành từ: A. Lớp sừng B. Bờ vạt áo C. Thân trai D. Chân trai 13. Đôi kìm của nhện có tác dụng: A. Chăn tơ B. Tiết nọc độc làm tê liệt mồi C. Đưa mồi vào miệng D. Cơ quan xúc giác, khứu giác 14 . Những động vật nào sau đây thuộc lớp sâu bọ: A. Ve sầu, chuồn chuồn, muỗi B. Châu chấu, muỗi, cái ghẻ C. Nhện, châu chấu, ruồi D. Bọ ngựa, ve bò, ong 15. Mang là cơ quan hô hấp của: A. Trai B. Giun sán . C. Nhện D. Châu chấu 16. Trùng sốt rét phá huỷ loại tế bào nào của máu? A. Bạch cầu. B. Hồng cầu. C. Tiểu cầu D. Cả A và C 17. Thành cơ thể của thuỷ tức có: A. 1 lớp tế bào. B. 2 lớp tế bào. C. 3 lớp tế bào. D.4 lớp tế bào. 18. Động vật có quá trình phát triển ấu trùng phải ký sinh trong ốc là A. Sán lá gan B. Giun đũa C. Giun kim . D. Sán dây 19. Với vùng đất nông nghiệp giun đất có vai trò A. Làm thức ăn cho người B. Làm thức ăn cho động vật khác C. Làm thức ăn cho cá D. Làm đất trồng tơi xốp và màu mỡ 20: Tua miệng ở thủy tức có nhiều tế bào gai có chức năng A. Tự vệ và bắt B. Tấn công kẻ thù C. Đưa thức ăn vào miệng D.Tiêu hóa thức ăn II/ Câu hỏi và bài tập Câu 1: Giun tròn khác với giun giẹp ở đặc điểm nào? Vì sao giun đũa không bị tiêu huỷ bởi các dịch tiêu hoá trong ruột non người? Câu 2: Nêu đặc điểm chung của ngành thân mềm. Câu 3:Ngành ruột khoang có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người? Câu 4: a/Đối với nông nghiệp sâu bọ có vai trò gì? b/Để phòng chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường chúng ta cần sử dụng những biện pháp gì? Câu 5: Sau khi học xong ngành thân mềm rất nhiều bạn học sinh thắc mắc: Vì sao “Mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với Ốc sên bò chậm chạp”.Em hãy vận dụng kiến thức về ngành thân mềm mà em đã được biết giải thích cho các bạn học sinh rõ. Câu 6 Bệnh sốt rét lây truyền do đâu? Vì sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi?
Tài liệu đính kèm: