Đề thi học sinh giỏi môn: sinh học

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2481Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn: sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi môn: sinh học
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
 TỔ SINH HỌC	 Môn: SINH HỌC (gồm 2 trang)
	(Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1
Quang hợp là gì? Hãy nêu phương trình tổng quát và khái quát các giai đoạn của quang hợp?
Câu 2
 Xét 2 cặp nhiễm sắc thể của một người đàn ông trong tế bào bình thường cặp NSt thứ 22 chứa 2 cặp gen dị hợp AaBb. Cặp NST 23 chứa 2 gen trội DE nằm trên NST X. Giả thiết NST Y không mang gen.
a/ Nếu giảm phân bình thường thì hình thành nhiều nhất mấy loại tinh trùng? Viết thành phần gen trong các loại tinh trùng.
b/ Nếu rối loạn phân bào giảm phân trên cặp 23 thành phần gen trong mỗi loại giao tử như thế nào?
c/ Nếu 2 gen tren NST 23 trao đổi chéo với tần số 20% thì tỷ lệ mỗi loại giao tử bằng bao nhiêu? Biết rằng quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
Câu 3
a/ Trình bày khái niệm về nhịp sinh học, nêu ví dụ
 về sự thích nghi theo mùa của SV đối với môi trường.
b/ Nhân tố sinh thái nào tạo nên sự khởi động của nhịp sinh học theo mùa. Cho VD.
c/ Nêu VD minh họa nhịp sinh học của sinh vật mang tính di truyền.
Câu 4 
Cặp NST thứ nhất gồm NST có nguồn gốc từ bố chứa các gen theo trật tự ABCDE và NST có nguồn gốc từ mẹ chứa các gen tương phản theo trật tự abcde Cặp NST thứ 2 gồm NST có nguồn gốc từ bố: FGHIK và NST có nguồn gốc từ mẹ fghik. Khi giảm phân, thấy các trường hợp xảy ra sau:
a/ Thấy xuất hiện 2 loại tinh trùng: loại thứ nhất chứa các NST: ABCDE và FGHIK, loại tinh trùng thứ 2 chứa các NST: ABCDE và fghik. Cho biết các loại tế bào chứa 2 cặp NST tương đồng đó còn có thể tạo ra những loại tinh trùng nào khác? Biết rằng trật tự gen trên nhiễm sắc thể không thay đổi.
b/ Thấy xuất hiện loại tinh trùng có ký hiệu các gen abCDE, FGHIK. Khả năng loại tế bào đó còn tạo ra những loại tinh trùng nào nữa? Biết rằng trật tự gen trên NST của cặp tương đồng thứ 2 không đổi.
c/ Thấy xuất hiện loại tinh trùng có ký hiệu gen trên NST ABCDE , FGHik. Hiện tượng gì đã xảy ra? Viết các loại giao tử còn lại.
Câu 5
 a/ Nhiễm sắc thể kép là gì? Nêu sự hoạt động bình thường của NST kép trong quá trình phân bào?
b/ Loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen AB/ab (Mỗi gen quy định một tính trạng). Điểm khác nhau của mỗi loại kiểu gen và làm thế nào nhận biết được hai loại kiểu gen đó?
Câu 6
Cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi giấm mắt trắng, cánh xẻ thu được F1 đồng loạt các ruồi mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 tạp giao. Ở F2 thu được 282 ruồi mắt đỏ, cánh nguyên: 62 ruồi mắt trắng, cánh xẻ: 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ và 18 ruồi mắt trắng, cánh nguyên.
Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định; các gen liên kết trên NST giới tính X và có một số hợp tử quy định ruồi mắt trắng, cánh xẻ bị chết.
1. Số lượng hợp tử bị chết là bao nhiêu?
2. Tính tần số hoán vị gen.
TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG 
 TỔ SINH HỌC	 
 ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH - NĂM HỌC 2006 - 2007
Môn: SINH 12 (gồm 4 trang)
Câu 1 (1,5đ)
1/ Khái niệm quang hợp
- Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ (CO2 và H2O) nhờ năng lượng của ánh sáng do các sắc tố hấp thu và tích luỹ ở dạng năng lượng hoá học trong các hợp chất hữu cơ tổng hợp được.
- Quang hợp xảy ra ở một số loại vi khuẩn, tảo, nhưng chủ yếu là ở thực vật.
2/ PTTQ: 6CO2 +6H2O + năng lượng ánh sáng diệp lục C6H12O6 + 6O2
- Khái quát các giai đoạn của quang hợp: Quá trình quang hợp xảy ra trong bào quan lục lạp, gồm 2 giai đoạn (2 pha) là pha sáng và pha tối.
 + Pha sáng: xảy ra ở các hạt Grana của lục lạp, cần có ánh sáng và kết quả của pha anỳ là tạo ra NADPH, năng lượng ATP và khí O2 từ nước.
 + Pha tối: Xảy ra ở chất nền Strôma của lục lạp, không cần ánh sáng, kết quả của pha này là tổng hợp chất hữu cơ (cacbobhyđrat) từ khí CO2.
Câu 2 (2đ)
a/ Kiểu gen của các loại tinh trùng. Nếu giảm phân bình thường phải xét tới 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Không có trao đổi đoạn ở cặp NST 22. Kiểu gen người đàn ông có thể viết là 
AB X DE Y hoặc Ab X DE Y 
 ab aB 
- Trường hợp 1: Không có trao đổi đoạn cho 4 loại tinh trùng 
- Trường hợp 2: có trao đổi đoạn tạo 8 tinh trùng.
b/ Xét 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Cặp 22 không có trao đổi đoạn, cặp 23 rối loạn phân bào:
 + Rối loạn phân bào I tạo nên tất cả 4 loại: (AB: ab)( XDEY: O)= 
 AB XDEY, ABO ; abXDEY, ab O.
 + Rối loạn lần phân bào II, chia làm mấy khả năng sau:
 * Cặp NST kép XDEXDE không phân li.
 * Cặp NST kép YY không phân li.
 * Cả 2 cặp NST không phân li.
Từ đó xác định số loại tinh trùng cho mỗi trường hợp.
- Trường hợp 2: Cặp 22 có trao đổi đoạn, cặp 23 rối loạn phân bào:
+ Rối loạn phân bào I tạo nên 8 loại giao tử:
 (AB: ab: Ab: aB) ( XDEY: O).
+ Rối loạn lần phân bào II, chia làm mấy khả năng sau:
 * Cặp NST kép XDEXDE không phân li.
 * Cặp NST kép YY không phân li.
 * Cả 2 cặp NST không phân li.
Từ đó xác định số loại tinh trùng cho mỗi trường hợp.
c/ Tỷ lệ mỗi loại giao tử khi cặp 22 có trao đổi chéo với tần số 20%
(0,4AB: 0,4ab: 0,1Ab: 0,1aB) ( 0,5XDE: Y)
Câu 3 (1,5đ)
a/ Khái niệm về sự thích nghi theo mùa:
- Khái niệm:
	+ Môi trường sống của sinh vật trên trái đất thường thay đổi theo mùa có tính chu kỳ, chủ yếu là chu kỳ mùa và chu kỳ ngày đêm.
	+ Khả năng ohản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng với những thay đổi có tính chu kỳ của môi trường là nhịp sinh học.
- VD về sự thích nghi theo mùa:
Vùng lạnh:
	+ Dao động mùa về khí hậu lớn, có băng tuyết vào mùa đông.
	+ Phần lớn cây xanh rụng lá, sống ở trạng thái chết giả.
	+ ĐV thường ngủ đông, khi đó trao đổi chất của cơ thể con vật giảm xuống mức thấp nhất chỉ đủ sống. Phản ứng tích cực để qua mùa khác nhau tuỳ nhóm động vật như chim di cư, Sóc dự trữ thức ăn.
- Vùng nhiệt đới:
	+ Dao động về lượng thức ăn, độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng không quá lớn. Phần lớn các SV phản ứng chu kì mùa rõ rệt.
	+ VD: Một số TV (bàng, xoan, sòi) rụng lá vào mùa đông. Một số côn trùng (nhộng, sâu sòi, bọ rùa nâu) ngủ đông; số khác ngủ hè (nhộng bướm đêm hại lúa, ngô) ngủ hè vào thời kì khô hạn.
b/ Nhân tố sinh thái
- Nhân tố sinh thái tạo nên sự khởi động của nhịp sinh học theo mùa chính là sự thay đổi độ dài chiếu sáng trong ngày.
VD: Ở Hà nội, sâu sòi hoá nhộng ngủ đông vào đầu thánh 11 dương lịch, cho tới nửa đầu tháng 3 mới nở thành bướm. Ngày ngắn ở tháng 11 đã báo hiệu cho sâu sòi hoá nhộng vào giấc ngủ đông. Ngày dài ở tháng 3 đã báo hiệu cho cây sòi đâm chồi nảy lộc và nhộng nởthành bướm.
c/ VD về nhịp sinh học mang tính di truyền
- Những ĐV như ong, thằn lằn được nuôi trong điều kiện có độ dài chiếu sáng ổn định vẫn giữ nhịp điệu ngày đêm như khi sống trong thiên nhiên.
Câu 4: (2đ)
1/ Nếu trật tự các gen trên NST không đổi. Chứng tỏ các gen trên mỗi cặp NST liênm kết hoàn toàn. Mỗi cặp NST tạo nên 2 loại giao tử. Hai cặp NST tạo nên 4 loại giao tử:(ABCDE: abcde) (FGHIK: fghik) = 
 + ABCDE, FGHIK;
 + ABCDE, fghik;
 + abcde, FGHIK;
 + abcde, fghik; 
2/ Xuất hiện loại giao tử có các gen: abCDE, FGHIK, trật tự gen trên cặp NST tương đồng 2 không đổi. Giao tử này là kết quả trao đổi đoạn NST ở cặp thứ nhất. Cặp này tạo nên 4 loại giao tử kết hợp với 2 loại giao tử của cặp NSTthứ 2 tạo nên 8 loại giao tử có thành phần gen trên mỗi NST 
 + ABCDE, FGHIK; ABCDE, fghik;
 + abcde, FGHIK; ABCDE, fghik;
 + abCDE, FGHIK; abCDE, fghik;
 + ABcde, FGHIK; ABcde, fghik;
3/ Loại tinh trùng này là kết quả tạo ra do dột biến đảo đoạn ở cặp NST thứ nhất và trao đổi đoạn ở cặp NSt thứ 2 .
- Cặp NST có đảo đoạn tạo nên 2 loại giao tử. Cặp NST thứ 2 tạo nên 4 giao tử. Như vậy với 2 cặp tạo nên 8 loại giao tử (cho rằng đảo đoạn xảy ra trước khi NST nhân đôi bước vào giảm phân):
 + ABDCE, FGHIK; ABDCE, FGHik;
 + ABDCE, fghik; ABDCE, fghIK; 
 + abcde, FGHIK; abcde, FGHik;
 + abcde, fghik; abcde, fghIK; 
 Nếu đảo đoạn xảy ra 1 crômatit sau khi nhân đôi thì cả 2 cặp tạo nên 12 loại giao tử:
 (ABCDE, ABDCE, abcde) (FGHIK, fghik, FGHik, fghIK)
Câu 5 (1đ)
a/ - NST kép gồm 2NST đơn giống hệt nhau, dính với nhau ở tâm động như một thể thống nhất và có nguồn gốc của bố hoặc mẹ.
- NST kép được hình thành từ sự nhân đôi của NST đơn từ cơ sở tự nhân đôi của ADN trong NST.
- Hoạt động bình thường của NST kép trong nguyên phân:
	+ NST kép có khả năng co xoắn cực đại ở kỳ giữa tạo hình dạng đặc trưng .
	+ NST kép tách ở tâm động , các NST đơn phân li về hai cực của tế bào ở kì sau làm mất tính chất kép của NST.
- Hoạt động bình thường của NST kép trong giảm phân:
Lần phân bào I
	+ Kì đầu các NST co xoắn ngắn lại, sau đó các NST kép trong cặp tương đồng tiến lại gần nhau tiếp hợp với nhau theo chiều dài có thể dẫn đến trao đổi đoạn, rồi tách rời nhau.
	+ Kì giữa các NST kép tập hợp trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc thành từng cặp tương đồng.
	+ Kì sau: Mỗi NST kép phân li về mỗi cực tế bào, bộ NST đơn bội kép.
Lần phân bào II.
	Mỗi NST kép tách ở tâm động, 2 NST đơn phân li về hai cực tế bào tạo ra các giao tử đơn bội, làm mất toính chất kép của NST kép.
b/ Điểm khác nhau của hai loại kiểu gen:
- Kiểu gen AaBb:
	+ Mỗi gen trên 1 NST phân li độc lập, tổ hợp tự do, xuất hiện các biến dị tổ hợp.
	+ Cho những kiểu hình tuân theo những tỉ lệ cơ bản của định luật phân li độc lập.
- Kiểu gen AB/ab:
	+ Các gen liên kết hoàn toàn hay không hoàn toàn trên 1 NST, nếu LKHT sẽ làm hạn chế biến dị tổ hợp.
	+ Cho những kiển hình tuân theo tỉ lệ cơ bản của quy luật LKgen hay những tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị.
- Để nhận biết hai loại kiểu gen ta cho mỗi kiểu gen đó lai phân tích hoặc tự thụ phấn hay giao phối với nhau rồi biện luận kết quả.
 Câu 6 (2đ)
1. Số lượng hợp tử bị chết 
- P t/c có các cặp tính trạng tương phản, F1 đồng loạt mắt đỏ, cánh nguyên. Vậy mắt đỏ, cánh nguyên là những tính trạng trội so với mắt trắng, cánh xẻ.
- Quy ước: A: mắt đỏ. a: mắt trắng
 B: cánh nguyên, b: cánh xẻ.
Pt/c: XAB XAB: mắt đỏ, cánh nguyên.
 Xab Y : mắt trắng, cánh xẻ.
- Sơ đồ lai: P đến F1
Ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở con cái (chứa 2 cặp gen dị hợp tử) 
 F1 Ï F1: XAB Xab Ï XABY
 G: XAB: Xab : XAb: XaB XAB: Y
F2
XAB
Y
XAB
XAB XAB : Đỏ , nguyên
XAB Y: Đỏ, nguyên
Xab
XABXab : Đỏ , nguyên
Xab Y: 62 trắng, xẻ
XAb
XABXAb: Đỏ , nguyên
XAbY: 18 đỏ, xẻ
XaB
XABXaB: Đỏ , nguyên
XaB Y: 18 trắng, nguyên.
- Nhận xét ở F2:
 + Tất cả ruồi cái và một số ruồi đực mang kiểu gen XAB Y: Đỏ, nguyên với tổng số là 282.
 + Các kiểu hình còn lại thuộc về ruồi đực gồm:
 62 trắng, xẻ: Xab Y: không tính số đã chết.
 18 đỏ, xẻ: XAbY.
 18 trắng, nguyên: XaB Y.
- Dựa vào bảng tổ hợp, ta suy ra:
 + Các tổ hợp tạo ra do sự kết hợp giữa giao tử hoán vị của ruồi mẹ với giao tử của ruồi bố, chiếm tỷ lệ bằng nhau là: 
 XABXab = XABXaB = XAbY = XaB Y = 18.
 + Các tổ hợp tạo ra do sự kết hợp giữa giao tử liên kết của ruồi mẹ và giao tử của ruồi bố chiếm tỷ lệ bằng nhau (trừ Xab Y)
XABXab = XABXaB = XAbY = (282 - 18.2)/3 = 82.
 + Ruồi đực có kiểu gen Xab Y cũng được tạo ra từ sự kết hợp giữa giao tử liên kết của ruồi mẹ và giao tử của ruồi bố, nên về lý thuyết số hợp tử cũng là 82.
 Vậy số hợp tử đã bị chết là: 82 -62 = 20.
2/ tần số hoán vị gen của ruồi cái là 18.4/ (82.4 + 18. 4)

Tài liệu đính kèm:

  • docde_hsg_tham_khao.doc