SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ - VINH. ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA 11 HÈ 2015 Thời gian làm bài: 45 phút; (25 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 387 Họ, tên thí sinh:...........................................................Số báo danh:...................... Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137. Câu 1: C3H6O có bao nhiêu đồng phân Andehit? A. 3 B. 1 C. 2 D. 4 Câu 2: Andehit Fomic là tên gọi chất nào sau đây? A. HCHO B. OHC – CHO C. CH3CHO D. CH2 = CH – CHO. Câu 3: Cho CH3CHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được A. CH3COOH. B. CH3OH. C. CH3CH2OH. D. HCOOH. Câu 4: Trong dãy chuyển hoá: C2H2 XYZT. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là: A. C2H5CHO, C2H5OH, C2H5COOH, C2H5COOCH3. B. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH, CH3COOC2H5. C. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH, CH3COOC2H5. D. HCOOH, C2H5OH, CH3COOH, HCOOC2H5. Câu 5: Tráng gương hoàn toàn m gam Andehit oxalic (OHC – CHO) bằng dung dịch AgNO3/NH3 thu được 43,2g kết tủa Ag. Giá trị m là? A. 11,6g B. 2,9g C. 5,8g D. 3g Câu 6: Trung hòa 3g axit axetic cần dùng V ml dung dịch NaOH 0,1M. Giá trị V là? A. 500 ml B. 1000 ml. C. 100 ml D. 200 ml Câu 7: C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân axit? A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 8: Chất nào sau đây không phản ứng được với dung dịch axit axetic? A. Cu. B. NaOH. C. CaCO3. D. Zn. Câu 9: Axit Axetic là tên gọi chất nào sau đây? A. CH2=CHCOOH. B. HCOOH C. HOOC – COOH D. CH3COOH Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm RCOOH, C2H3COOH, và (COOH)2 thu được m gam H2O và 15,68 lít CO2 (đktc). Mặt khác, 25,3 gam hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (đktc) khí CO2.Giá trị của m là A. 9 gam B. 10,8 gam C. 8,1gam D. 7,2 gam Câu 11: Tráng gương hoàn toàn 11,2g một andehit X bằng dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 43,2g Ag. Công thức andehit là? A. CH3CHO B. CH2=CHCHO C. OHC – CHO. D. HCHO Câu 12: Phát biểu nào sau đây luôn đúng về anđehit: Anđehit là hợp chất hữu cơ: A. Chỉ có tính oxi hóa B. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. C. Không có tính oxi hóa và không có tính khử . D. Chỉ có tính khử Câu 13: Tính axit của CH3COOH, C2H5COOH, HCOOH giảm dần là: A. CH3COOH > HCOOH > C2H5COOH B. CH3COOH > C2H5COOH > HCOOH C. HCOOH > CH3COOH > C2H5COOH D. C2H5COOH > HCOOH > CH3COOH Câu 14: Dãy gồm các chất đều điều chế trực tiếp bằng một phản ứng tạo ra anđehit axetic là A. CH3COOH, C2H2, C2H4. B. C2H5OH, C2H4, C2H2. C. C2H5OH, C2H2, CH3COOC2H5. D. HCOOC2H3, C2H2, CH3COOH. Câu 15: Công thức cấu tạo chung của andehit no, mạch hở, đơn chức là: A. CxH2x +1 –CHO (x ³1) B. CxH2x + 1 – CHO (x ³ 0) . C. CxH2x + 1 –CHO (x > 0). D. CnH2n O (n³1). Câu 16: Chất không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong dd NH3, đun nóng tạo thành Ag là: A. HCOOH B. CH3COOH C. CH3CHO D. HCHO Câu 17: CH2=CHCOOH có tên gọi là? A. Andehit Acrilic. B. Axit Axetic C. Axit fomic D. Axit Acrilic Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 2a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Ycần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là. A. C2H5-COOH. B. CH3-COOH. C. HOOC-CH2-CH2-COOH. D. HOOC-COOH. Câu 19: Tráng gương hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,01 mol HCHO; 0,01 mol HCOOH bằng dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được mg kết tủa Ag. Giá trị m là? A. 2,16g B. 8,64g C. 6,48g D. 1,08g Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một axit cacboxylic đơn chức, cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là: A. 6,72 B. 4,48 C. 8,96. D. 11,2 Câu 21: Thuốc thử dùng để nhận biết các dd axit acrylic, axit axetic, rượu etylic đựng trong các lọ mất nhản là: A. Quỳ tím, dd Br2 B. Quỳ tím, dd Cu(OH)2 C. Quỳ tím, dd Na2CO3 D. Quỳ tím, dd NaOH Câu 22: Cho mg CH3COOH tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaHCO3 thu được 0,448 lít khí CO2 (đktc). Giá trị m là? A. 6g B. 12g C. 1,2g D. 0,6g Câu 23: OHC – CHO có tên gọi là? A. Andehit oxalic B. Andehit fomic C. Andehit Acrilic. D. Andehit Axetic Câu 24: Trong các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất? A. CH3CHO. B. CH3CH2OH. C. CH3COOH. D. CH3CH3. Câu 25: Đun 3,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa tính theo axit là A. 36,67%. B. 20,75%. C. 25,00%. D. 50,00%. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: