Đề 2 kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Môn: hoá học lớp 8 - Tuần 1

doc 32 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1935Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề 2 kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Môn: hoá học lớp 8 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 2 kiểm tra trắc nghiệm khách quan - Môn: hoá học lớp 8 - Tuần 1
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ - Môn: Hoá học Lớp 8 - Tuần 1
 Việt Trì 	 Người ra đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
	 Hồ Xuân Hanh - THCS Dệt
 	Người thẩm định: Nguyễn Hiền (THCS Sông Lô)
	 Trần Thị Xuân Hương (THCS Thọ Sơn)
 Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Mọi vật thể đều làm bằng:
	A. Vật chất.	C. Nguyên tử.
	B. Chất.	D. Vật liệu.
Câu 2: Quan sát kỹ một chất có thể biết được:
	A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.	C. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
	B. Trạng thái, màu sắc.	D. Tính tan trong nước, khối lượng riêng.
Câu 3: Vật thể có thể phân làm số loại là:
	A. 4 loại.	C. 2 loại.
	B. 3 loại.	D. 5 loại.
Câu 4: Có các vật thể sau: quả chanh, cái bàn, khí quyển, cái chậu, lọ hoa, xe đạp, cây tre. Số vật thể tự nhiên là:
	A. 5	B. 4	C. 3 	D. 2.	
Câu 5: Làm thí nghiệm có thể biết được:
	A. Nhiệt độ nóng chảy, t0 sôi.	C. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính tan.
	B. Trạng thái, màu sắc.	D. Tính tan, nhiệt độ sôi, màu sắc.
Câu 6: Có các vật thể sau: máy khâu, tàu hoả, đại dương, con suối, con trâu, bóng đèn, cặp sách. Số vật thể nhân tạo là :
 A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. 
Câu 7*: Thân cây mía có số chất chính là:
	A. 1 chất.	B. 4 chất.	C. 2 chất.	D. 3 chất.	
Câu 8*: Dùng dụng cụ đo có thể biết được:
	A. Nhiệt độ sôi, t0 nóng chảy, k.lg riêng.	C. Trạng thái, màu sắc.	
	B. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính tan.	D. Tính chất hoá học.
Câu 9** : Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết:
	A. Không tan trong nước.	C. Có vị ngọt, mặn, chua.
	B. Không màu, không mùi.	D. Khi đun sôi ở nhiệt độ nhất định, làm 	 lạnh và hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.
Câu 10** : Một ống nghiệm có chứa chất lỏng A không màu, nhúng ống nghiệm này trong cốc thuỷ tinh đựng nước sôi thì chất lỏng đó sôi tức thì. Vậy chất lỏng đó sôi ở trường hợp nào sau đây:
	A. Dưới 00C.	C. Giữa t0 phòng và 1000C.
	B. Giữa 00C	 và t0 phòng.	D. Đúng 1000C.
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ - Môn: Hoá học Lớp 8 - Tuần 2
 Việt Trì 	 Người ra đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
	 Hồ Xuân Hanh - THCS Dệt
 	Người thẩm định: Nguyễn Hiền (THCS Sông Lô)
	 Trần Thị Xuân Hương (THCS Thọ Sơn)
 Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Chất tinh khiết là:
	A. Chỉ 1 chất.	C. Một nguyên tố.
	B. Nhiều chất.	D. Một nguyên tử.
Câu 2: Hỗn hợp là:
	A. Nhiều nguyên tử.	C. Nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
	B. Một chất.	D. Nhiều chất để riêng biệt.
Câu 3: Chất tinh khiết có tính chất:
	A. Vật lý và hoá học nhất định.	 C. Vật lý nhất định, hoá học thay đổi.
	B. Thay đổi.	 D. Hoá học nhất định, vật lý thay đổi.
Câu 4: Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp:
	A. Lọc.	B. Trưng cất.	C. Cô cạn.	D. Dùng nam châm hút.
Câu 5: Nhiệt độ nóng chảy giữa lưu huỳnh và parafin là:
	A. Bằng nhau.	C. Của lưu huỳnh cao hơn của parafin.
	B. Bằng nhau và đều ở 420 C.	D. Của parafin cao hơn của lưu huỳnh.
Câu 6: Khi đun ống nghiệm, để ống nghiệm theo tư thế:
	A. Hơi nghiêng.	C. úp ngược.
	B. Nằm ngang.	D. Thẳng đứng.
Câu 7*: Nói: "Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 1050C".
	A. Cả 2 ý đều đúng.	C. ý 1 sai, ý 2 đúng.
	B. Cả 2 ý đều sai.	D. ý 1 đúng, ý 2 sai.
Câu 8*: Không khí là:
	A. Chất tinh khiết.	C. Tập hợp các vật thể.
	B. Hỗn hợp.	D. Tập hợp các chất khí.
Câu 9**: Biết , vậy thể tích của 1kg nước cất là:
	A. 1.000cm3	.	B. 100cm3 .	C. 1.000lít.	D. 100lít.
Câu 10**: Để tách được tinh bột, muối ăn tinh từ hỗn hợp tinh bột và muối ăn phải dựa vào:
	A. Tính tan, t0 sôi khác nhau.	C. Nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
	B. Khối lượng riêng khác nhau.	D. Độ mặn của muối.
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ - Môn: Hoá học Lớp 8 - Tuần 3
 Việt Trì 	 Người ra đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
	 Hồ Xuân Hanh - THCS Dệt
 	Người thẩm định: Nguyễn Hiền (THCS Sông Lô)
	 Trần Thị Xuân Hương (THCS Thọ Sơn)
Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Nguyên tử có khả năng tạo liên kết với nhau nhờ:
	A. Electron.	 B. Proton. 	 C. Nơtron. D.Hạt nhân nguyên tử
Câu 2: Số loại hạt cấu tạo nên nguyên tử là :
	A. 1.	B. 2.	 	C. 3.	D. 4.
Câu 3: Trên 110 nguyên tố hoá học chia thành:
 A. Nguyên tố tự nhiên.	 C.Nguyên tố tự nhiên và nguyên tố nhân tạo.
 B. Nguyên tố nhân tạo.	 D.Nguyên tố tự nhiên , nguyên tố nhân tạo
 và một loại nguyên tố hoá học khác. 
Câu 4: Trong tự nhiên, nguyên tố hoá học có thể tồn tại ở dạng :
	A. Tự do. 	C. Dạng hỗn hợp.
	B. Hoá hợp. 	D. Dạng tự do và hoá hợp.
Câu 5: Nguyên tử là:
	A. Hạt vô cùng nhỏ. C.Tạo ra các chất.
	B. Trung hoà về điện. 	 D.Hạt vô cùng nhỏ,trung hoà về 
 điện và tạo ra các chất
Câu 6: Viết 5 N chỉ: 
A. 5 kí hiệu Nitơ. B. 5 phân tử Nitơ. C. 5 ng.tử nitơ D. 5 ng.tố nitơ
Câu 7 : Hai nguyên tử khác nhau muốn có cùng ký hiệu nguyên tố phải có tính chất chung nào sau đây:
	A. Cùng số electron trong nhân.	C. Cùng số electon lớp ngoài cùng.
	B. Cùng số nơtron. 	D. Cùng số Proton trong hạt nhân. 
Câu 8*: Mệnh đề nào sau đây đúng :
	A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 Proton .
	B. Nơtron có khối lượng bằng khối lượng elctron.
	C. Khối lượng của hạt nhân lớn hơn khối lượng của nguyên tử .
	D. Những nguyên tử cùng loại có số notron giống nhau
Câu 9**: Biết các nguyên tử có số porton như sau: 
Nguyên tử
a
b
d
e
g
h
Có số Proton 
20
19
20
19
17
18
	 Hỏi có bao nhiêu loại nguyên tố hoá học ?
	A. 4	B. 5	C. 6	D. 3.
.
Câu 10**: Chọn những phương án đúng trong những câu sau:
	a- Proton mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.
	b- Proton và electron có khối lượng khác nhau.
	c- Proton ở trong hạt nhân nguyên tử, electron ở ngoài vỏ nguyên tử.
	d- Proton khó bị tách ra khỏi nguyên tử, electron thì ngược lại.
 A. a, b.	B. b, c	.	C. a, b, c.	D a, b, c, d.
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ - Môn: Hoá học Lớp 8 - Tuần 4
 Việt Trì 	 Người ra đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
	 Hồ Xuân Hanh - THCS Dệt
 	Người thẩm định: Nguyễn Hiền (THCS Sông Lô)
	 Trần Thị Xuân Hương (THCS Thọ Sơn)
 Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Nguyên tử khối của oxy là:
	A. 32 đvC.	C. 16 đvC.
	B. 32 gam.	 	D. 16 g.
Câu 2: Nguyên tử khối của Clo là:
	A. 71 đvC. 	C. 71 g.
	B. 35,5 g.	D. 35,5 đvC.
Câu 3: Nguyên tử khối là: 
	A. Khối lượng của nguyên tử tính bằng gam. 
	B. Khối lượng của phân tử tính bằng đvC.
	C. Khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC.
	D. Khối lượng của phân tử tính bằng gam.
Câu 4: Chất được chia như sau:
	A. Đơn chất và hỗn hợp. 	C. Đơn chất và hợp chất.
	B. Hợp chất và hỗn hợp.	D. Đơn chất, hỗn hợp và hợp chất.
Câu 5: Nguyên tố chiếm khối lượng lớn nhất vỏ quả đất là:
	A. Cac bon. 	C.Hyđro. 	B. Oxi.	D. Silic.
Câu 6: Nguyên tố chiếm khối lượng bé thứ chín trong vỏ quả đất nhưng số nguyên tử lớn thứ 2 sau oxy là:
	A. Nitơ.	C. Nhôm.
	B. Hyđro 	D. Sắt. 
Câu 7*: Theo giá trị khối lượng tính bằng gam của nguyên tử các bon trong bài học ta có khối lượng của 1 đvC là:
A. 8,553. 10-23 g.	C. 0,16605. 10-23 g.
B. 2,6605. 10-23 g.	D. 18,56. 10-23 g.
	(Biết khối lượng 1 nguyên tử các bon = 1,9926. 10-23 g)
Câu 8*: Biết rằng bốn nguyên tử Mg nặng bằng ba nguyên tử của nguyên tố X. Vậy tên của nguyên tố X là: 
	A. Lưu huỳnh. 	 B. Sắt	.C. Nitơ. D. Can xi.	
Câu 9**: Khối lượng tính bằng gam của 1 nguyên tử oxy (biết khối lượng của 1 đvC = 0,16605.10-23g)
	A. 4,882. 10-23 g.	C. 1,558. 10-23 g.
	B. 5,684. 10-23 g.	D. 2,6568. 10-23 g.
Câu 10**: Để đốt cháy một chất, khí cần dùng là:
	A. N2.	C. Cl2.
	B. CO2.	D. O2
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Biết: (Mg = 24, S = 32, O= 16, N= 14, Fe = 56, Ca = 40,C=12,Cl=35.5)
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ - Môn: Hoá học Lớp 8 - Tuần 5
 Việt Trì 	 Người ra đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
	 Hồ Xuân Hanh - THCS Dệt
 	Người thẩm định: Nguyễn Hiền (THCS Sông Lô)
	 Trần Thị Xuân Hương (THCS Thọ Sơn)
 Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Để tạo thành phân tử của một hợp chất thì tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại nguyên tử?
	A. Hai loại nguyên tử.	B. Ba loại nguyên tử. 
	C. Một loại nguyên tử. 	D. Bốn loại nguyên tử.	
Câu 2: Khí Mêtan có phân tử gồm 1C và 4H. Phân tử khối của mêtan là:
	A. 12 đvC.	B. 14đvC.	 C. 16 đvC. D. 52 đvc.
Câu 3: Phân tử khối của ôxi là:
	A. 32g.	B. 32 đvC.	C. 16 g.	D. 16 đvC.
Câu 4: Tuỳ điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một chất có thể tồn tại ở trạng thái:
	A. Rắn.	 B. Lỏng.	 C. Khí (hơi). D. Cả rắn, lỏng và khí.
Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng?
	A. Trong các chất , các hạt phân tử (nguyên tử ) xếp rất xa nhau.
	B. Trong các chất , các hạt xếp khít nhau.
	C. Trong các chất , các hạt ở rất gần nhau 	.	
 D. Chất rắn: các hạt xếp khít nhau - Chất lỏng: các hạt xếp gần sát nhau và dễ trượt lên nhau - Chất khí: các hạt rất xa nhau và chuyển động nhanh về mọi phía.
Câu 6: Nước lỏng đổ vào khay dễ bị loang rộng là do liên kết các phân tử:
	A. Rất khít nhau.	 B. Gần sát nhau.
	C. Rất xa nhau.	 D. Gần sát nhau và dễ trượt lên nhau.
Câu 7*: Rượu nguyên chất là một chất lỏng chứa các nguyên tố cacbon, Hiđro và oxi. Như vậy rượu nguyên chất phải là:
	A. Một hỗn hợp . 	B. Một hợp chất.
	C. Một phân tử.	 	D. Một dung dịch.	
Câu 8*: Một chất khí có khối lượng phân tử bằng khối lượng của nguyên tử lưu huỳnh. Vậy chất khí đó là:
 A. Oxi B. Nitơ.	 C. Hiđro.	 D. Clo.
Câu 9**: Trong 1 phân tử muối sắt clorua chứa 2 loại nguyên tử sắt và clo. Phân tử khối của muối sắt là 127 đvC. Số nguyên tử Sắt và Clo trong muối này lần lượt là:
	A. 1 và 1.	B. 1 và 2.	C. 1 và 3.	D. 2 và 3.
Câu 10**: Một hợp chất có phân tử gồm 2 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 1 nguyên tử oxi và có phân tử khối là 62 đvC. X là nguyên tố nào sau đây?
	A. Mg.	 B. Fe.	C. K.	D. Na.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ -(O = 16, Fe = 56,Na = 23,Cl = 35,5,Mg = 24,Fe=56,K =39, N =14, H=1,S=32 ). 
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ - Môn: Hoá học Lớp 8 - Tuần 6
 Việt Trì 	 Người ra đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
	 Hồ Xuân Hanh - THCS Dệt
 	Người thẩm định: Nguyễn Hiền (THCS Sông Lô)
	 Trần Thị Xuân Hương (THCS Thọ Sơn)
 Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Xét về thành phần của nước, câu nói nào sau đây đúng ?
	A. Nước gồm 2 đơn chất là Hiđro và Oxi.	
	B. Nước gồm 2 nguyên tố là Hiđro và Oxi.	
	C. Nước là hỗn hợp của Hiđro và Oxi.	
	D. Nước gồm 2 nguyên tử : Hiđro và Oxi.
Câu 2: Công thức hoá học dùng để biểu diễn:
	A. Chất.	 C. Nguyên tử.	
	B. Nguyên tố. 	 D. Nhiều nguyên tử.
Câu 3: Khi viết công thức hoá học của kim loại thì:
	A. Chỉ cần viết ký hiệu hoá học.
	B. Viết ký hiệu hoá học và ghi chỉ số 1 ở chân.
	C. Viết ký hiệu hoá học và ghi chỉ số 2 ở chân.
	D. Viết kí hiệu hoá học và ghi chỉ số nào ở chân cũng được.
Câu 4: Công thức hoá học của các đơn chất phi kim như (Hiđro, O xi, Clo):
	A. Chỉ viết ký hiệu hoá học của nguyên tố.
	B. Viết ký hiệu hoá học và ghi chỉ số 2 ở chân.
	C. Viết ký hiệu hoá học và ghi chỉ số 1 ở chân.
	D. Viết kí hiệu hoá học và ghi chỉ số 3 ở chân.
Câu 5: Cách viết 5N2 chỉ:
	A. Năm đơn chất Nitơ. C. Năm phân tử Nitơ
	B. Năm nguyên tử Nitơ. D. Năm nguyên tố Nitơ
Câu 6: Công thức hoá học của hợp chất gồm:
	A. Ký hiệu hoá học của một nguyên tố.
	B. Ký hiệu hoá học của hai nguyên tố.
 C. Kí hiệu hoá học của ba nguyên tố.
	D. Từ hai loại ký hiệu hoá học trở lên và chỉ số ở chân mỗi ký hiệu ( nếu chỉ số là1 không cần ghi).
*Câu 7: Có công thức hoá học Ca3(PO4)2 tổng số nguyên tử của các nguyên tố tạo nên 1 phân tử là:
	A. 8.	B. 10.	C. 12.	D. 13.
* Câu 8: Hỗn hợp nước đường có số loại phân tử là:
	A. 5.	B. 3.	C. 2.	D. Không có loại phân tử nào.
* * Câu 9: Trong 1 gam H có số nguyên tử Hyđrô là:
	A. 4,02.1023.	B. 6,02.1023.	C. 5,02.1023.	D. 7,02.1023.
	(Biết một nguyên tử H có khối lượng là 1,66.10-24g)
* * Câu 10: Nhìn vào công thức H3PO4 ta biết :
	*Axít photphoric có 3 nguyên tố tạo nên là H, P và O (1)
	* Có 3H; 1P và 4O trong 1 phân tử axit. (2)
	* PTK = 3 + 31 + 64 = 98 đvc. (3)
 Nhận định nào dưới đây đúng: 
 A. 1 đúng; 2 và 3 sai C. 1 và3 đúng; 2sai 
 B. 1và 2 đúng ; 3 sai D. 1 , 2, 3 đều đúng 	Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ - Môn: Hoá học Lớp 8 - Tuần 7
 Việt Trì 	 Người ra đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
	 	 Hồ Xuân Hanh - THCS Dệt
 	Người thẩm định: Nguyễn Hiền (THCS Sông Lô)
	 Trần Thị Xuân Hương (THCS Thọ Sơn)
 Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Biết S(VI) liên kết với O hãy chọn công thức hoá học nào phù hợp với quy tắc hoá trị trong số các công thức sau đây:
	A. S2O3 	B. S2O2	C. SO2 	D. SO3	 
Câu 2: Hợp chất giữa Cr hoá trị II và (PO4) hoá trị III có công thức hoá học đúng là:
	A. Cr PO4 	B. Cr2 (PO4)3 	C. Cr3 ((PO4)2 	D. Cr (PO4)2 
Câu 3: Hợp chất của P (III) và H có công thức hoá học đúng theo quy tắc hoá trị là:
	A. P3H. 	B. PH. 	C. PH3 	D. P3H3
Câu 4: Một nguyên tử Clo (I), một gốc (SO4) (II), một gốc (PO4) (III) và một nguyên tử các bon có hoá trị (IV) lần lượt có thể liên kết được bao nhiêu nguyên tử Hiđro:
 A. 1, 2, 3, 4. 	B. 1, 3, 2, 4 	C. 2, 1, 4, 3 	D. 4, 2, 3, 1
Câu 5: Dựa vào quy tắc hoá trị cho biết trường hợp nào viết đúng quy tắc với công thức tổng quát AaxBby (a,b là hoá trị của A,B)
	A. a : x = b : y 	B. ay = Bx
	C. ax = by 	D. a + x = b + y 
Câu 6: Công thức P2O5, biết P có hoá trị(V), O có hoá trị (II). Vậy biểu thức nào sau đây viết đúng quy tắc: 
	A. V x 2 = II x 5 	B. V x 5 = II x 2 
	C. II x V = 2 x5 	D. V + 2 = II + 5 
* Câu 7: Có các hợp chất: NH3, N2O3 trong đó N có hoá trị là:
	A. II.	B. III .	C. IV .	D. V.
* Câu 8: Trong các công thức: N2O5, N2O3, NO2, NO. Ni tơ có hoá trị lần lượt là:
	A. V, III, IV, II.	B. II, III, IV, V.
	C. III, II, V, IV.	D: III, V, II, IV.
* * Câu 9: Một oxít có công thức Mn2Ox có phân tử khối là 222 ,Hoá trị của Mn là:
	A. III	.	B. IV.	C. VII. 	D. V.
* * Câu 10: Cho biết công thức hoá học của nguyên tố X với nhóm (PO4) hoá trị III và hợp chất của nhóm nguyên tử Y với H như sau: XPO4, H3Y. Công thức hoá học của hợp chất do X và Y đúng là: 
	A. X2Y3 	B. XY	C. XY2 	D. X2Y
 Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ - Môn: Hoá học Lớp 8 - Tuần 8
 Việt Trì 	 Người ra đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
	 	 Hồ Xuân Hanh - THCS Dệt
 	Người thẩm định: Nguyễn Hiền (THCS Sông Lô)
	 Trần Thị Xuân Hương (THCS Thọ Sơn)
 Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Công thức của hợp chất X với O và hợp chất của Y với H như sau: X2O3 và YH2 (X, Y là nguyên tố bất kỳ). Hãy chọn công thức nào đúng cho hợp chất giữa X và Y trong các công thức sau:
	A. XY3.	B. X2Y3.	C. XY.	D. X3Y2.
Câu 2: Từ hoá trị của sắt trong Fe2O3. Hãy chọn công thức hoá của hợp chất giữa Fe liên kết với gốc (SO4)(II) trong số các công thức sau:
	A. Fe2(SO4)3.	B. FeSO4.	 C. Fe3(SO4)2. D. Fe(SO4)3.
Câu 3: Biết trong hợp chất với O xi, các bon có hoá trị IV. Vậy công thức hoá học nào đúng trong các công thức sau:
	A. CO3.	B. C2O4.	C. CO.	D. CO2.
Câu 4: Một hợp chất có phân tử gồm: 3Ca, 2P, 8O. Công thức nào sau đây là đúng:
	A. Ca2(PO4)3.	B. CaPO4.	C. Ca3(PO4)2.	D. Ca3PO4.
Câu 5: Cho các công thức hoá học sau: CO2, C , H2 , CH4 , Cu , H2SO4 , P2O5 . Số công thức hoá học là hợp chất :
 A. 1 . B. 2 . C. 3 . D. 4 .
Câu 6: Cách viết sau đây 5H2 chỉ:
	A. Năm nguyên tố Hiđro.	C. Năm đơn chất Hiđro.
	B. Năm phân tử Hiđro.	D. Năm nguyên tử Hiđro.
* Câu 7: Nguyên tố Crôm có thể tạo ra các hợp chất với Oxi là: CrO, Cr2O3, CrO2, Cr2O7. Hoá trị của Cr trong các hợp chất trên lần lượt là:
	A. II,III,IV,VII .	C. III,VII,IV.II.
O = S = O 
O
	B. II,IV,III,VII .	.	D. IV,II,III, VII.
* Câu 8: Cho sơ đồ công thức của hợp chất giữa S với Oxi là: hoá trị của S trong hợp chất đó là (Biết mỗi gạch nối là 1 đơn vị hoá trị)
	A. II.	B. IV.	 	C. VI.	D. V.
* * Câu 9: Cho các công thức sau: Al2O3 , NaO , FeCl , H2SO4 , H2PO4 , SO3 . Có số công thức hoá học sai là:
	A. 2.	B. 3.	C. 6.	D. 5.
* * Câu 10: Một hợp chất của S với Oxi trong đó Oxi chiếm 60% về khối lượng. Hoá trị của S trong hợp chất đó là:
	A. IV.	B. V.	C. II	D. VI
 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 ( S =32 ; O = 16 )
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ - Môn: Hoá học Lớp 8 - Tuần 9
 Việt Trì 	 Người ra đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
	 	 Hồ Xuân Hanh - THCS Dệt
 	Người thẩm định: Nguyễn Hiền (THCS Sông Lô)
	 Trần Thị Xuân Hương (THCS Thọ Sơn)
	Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Khi quan sát một hiện tượng, dựa vào đâu em có thể dự đoán được nó là hiện tượng hoá học, trong đó có phản ứng hoá học xảy ra:
	A. Số chất tham gia.	B. Tốc độ phản ứng.
	C. Chất mới sinh ra.	D. Nhiệt độ phản ứng .
Câu 2: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là sự biến đổi hoá học:
	A. Nung nóng tinh thể muối ăn	 B. Sắt để lâu trong không khí ẩm bị gỉ.
	C. Sự thăng hoa của nước hoa.	 D. Sự ngưng tụ hơi nước.
Câu 3: Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi:
	A. Thể tồn tại của chất 	C. Nguyên tử này thành nguyên tử khác
	B. Chất này thành chất khác.	D. Nguyên tố này thành nguyên tố khác.
Câu 4: Các hiện tượng sau, hiện tượng nào không phải là hiện tượng hoá học:
	A. Khi nung nóng đá vôi (canxi cácbonat) thì thấy khối lượng giảm đi.
	B. Rượu để lâu trong không khí bị chua.
	C. Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
	D. Một lá đồng bị nung nóng, trên mặt đồng phủ một lớp màu đen.
Câu 5: Điều kiện để có PƯHH xảy ra:
	A. Cần đun nóng đến nhiệt độ nào đó. B. Có mặt chất xúc tác.
	C. Chất PƯ được tiếp xúc với nhau.	 D. Chất PƯ phải được tiếp xúc với nhau.
 (TuỳPƯ cần chất xúc tác hay nhiệt độ thích hợp)
Câu 6: Diễn biến của phản ứng hoá học gồm:
	A. 2 giai đoạn.	C. 1 giai đoạn.
	B. 3 giai đoạn.	D. 4 giai đoạn.
* Câu 7: Trong phản ứng hoá học hạt nào có thể bị chia nhỏ:
	A. Phân tử.	 B. Nguyên tử.	 C. Proton.	 D. Electơron.
* Câu 8: Điều kiện để phản ứng xảy ra giữa bột sắt và bột lưu huỳnh:
	A. Bột sắt được tiếp xúc với bột lưu huỳnh.	 
	B. Đun nóng bột sắt , sau đó đun nóng bột lưu huỳnh. 
 C. Cho thêm chất xúc tác vào hỗn hợp bột sắt với lưu huỳnh.
 D. Bột sắt tiếp xúc với bột lưu huỳnh và được nung nóng ở nhiệt độ thích hợp.
* * Câu 9: Trong phản ứng hoá học giữa khí Hiđro và khí Oxi tạo ra nước, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử H và O thay đổi (I), làm cho phân tử Hiđro và phân tử Oxi biến đổi thành phân tử nước (II). Nhận định nào sau đây đúng ?
	A. (I) đúng, (II) sai.	C. (I) và (II) đúng.	
	B. (I) sai, (II) đúng.	D. (I) và (II) đều sai.	
* * Câu 10: Trong lò nung đá vôi (canxi cacbonat) chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra. Phản ứng hoá học viết đúng là:
t0
	A. Canxi cacbonat + Canxi oxit đ Cacbon đioxit.
	B. Canxi cacbonat đ Canxi oxit + Cacbon đioxit.
	C. Canxi oxit + Cacbon đioxit đ Canxi cacbonat.
Phòng GD-ĐT	 đề kiểm tra TNKQ - Môn: Hoá học Lớp 8 - Tuần 10
 Việt Trì 	 Người ra đề: Nguyễn Thị Hà - THCS Lý Tự Trọng
	 	 Hồ Xuân Hanh - THCS Dệt
 	Người thẩm định: Nguyễn Hiền (THCS Sông Lô)
	 Trần Thị Xuân Hương (THCS Thọ Sơn)
 Em hãy chọn phương án đúng và đánh dấu X vào phiếu trả lời:
Câu 1: Người ta nung vôi từ đá vôi, vậy đá vôi khi cho vào lò nung phải:
	A. Nghiền nhỏ thành bột.	 C. Để cục đá vôi thật to.
	B. Đập đá có kích thước vừa phải.	 D. Để kích thước đá vôi thế nào 
 cũng được. 
Câu 2: Nến ( Parafin) khi cháy tác dụng với oxi tạo ra khí cacbonđioxit và hơi nước . Phương trình chữ của phản ứng :
 A.Parafin + Oxi --> Cacbonđioxit + nước C. Parafin + Oxi--> Nước 
 B.Cacbonđioxit + nước --> Parafin + Oxi D. Parafin + Oxi--> Cacbonđioxit 
Câu 3: Khi đun nóng đường, ta thấy:
	* Có hơi nước tạo thành.	 (1) 
	* Đường chuyển thành màu đen(than) (2)
 * Than không tan trong nước (3)
 Dấu hiệu nào để xác định có PƯHH xảy ra?
 A. 1 và 2 B. 1 và 3 C. 2 và 3 D. 1 ; 2 và 3
Câu 4: Khi đun nóng thuốc tím đã xảy ra hiện tượng:
	A. Vật lý.	 C. Cả hiện tượng vật lí và hoá học. 	B. Hoá học. D. Có khí Hiđro bay ra.	
Câu 5: Khi h

Tài liệu đính kèm:

  • docTNKQ_HOA_8_LY_TU_TRONG.doc