Dạng câu hỏi lý thuyết và bài tập ôn thi khảo sát môn Hóa học

docx 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1297Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dạng câu hỏi lý thuyết và bài tập ôn thi khảo sát môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạng câu hỏi lý thuyết và bài tập ôn thi khảo sát môn Hóa học
DẠNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN THI KHẢO SÁT
Câu 1. Cho nguyên tử R có tổng các loại hạt bằng 58 và số khối nhỏ hơn 40. Đó là nguyên tử của nguyên tử của nguyên tố nào ?
Câu 2. Phân tử MX3 có tổng các loại hạt bằng 196, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60. Số hạt mang điện trong nguyên tử M ít hơn số hạt mang điện trong nguyên tử X là 8. Xác định M, X và công thức phân tử MX3
Câu 3. Hợp chất A có công thức MX2 , trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. Trong hạt nhân M có số nơtron nhiều hơn số proton là 4 hạt. Trong hạt nhân X, số nơtron bằng số proton. Tổng số proton trong MX2 là 58 hạt. Xác định công thức phân tử của MX2
Câu 4. Tìm số proton, số electron, số nơtron và tìm số khối trong các trường hợp sau: 
a/ Một anion X3− có tổng số các hạt là 111, số electron bằng 48% số khối. 
b/ Một cation R3+ có tổng số hạt là 37. Tỉ số hạt electron đối với nơtron là 5/7.
Câu 5. Một hợp chất A tạo bởi hai ion X2+ và YZ32- . Tổng số electron của YZ32- bằng 32, Y và Z bằng 3 lần số proton của Z. Khối lượng phân tử của A bằng 116u . Xác định X, Y, Z và công thức phân tử của A.
Câu 6. Tính bán kính gần đúng của nguyên tử canxi. Biết thể tích của 1 mol canxi là 25,78 cm3 . Biết rằng trong tinh thể kim loại canxi các nguyên tử canxi được xem như dạng hình cầu, chiếm 74% thể tích tinh thể, còn lại là các khe trống. ĐS: 1,97A0
Câu 7. Nguyên tử Au có bán kính và khối lượng mol nguyên tử lần lượt là 1,44A0 và 197 g/ mol . Biết khối lượng riêng của Au là 19,36 g/ cm3 . Hỏi các nguyên tử Au chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích trong tinh thể
ĐS: 73,95%
Câu 8. Tính khối lượng riêng theo g/cm3 của nguyên tử hidrô. Biết bán kính nguyên tử của hiđrô là 0,53A0 và nguyên tử lượng mol: M= 1,00799.
Câu9. Oxi trong tự nhiên là hỗn hợp của các đồng vị: 16 O 99,757% , 17O 0,039% , 18O.
a/ Tính khối lượng nguyên tử trung bình của oxi ?
b/ Tính số nguyên tử của mỗi loại đồng vị khi có 1 nguyên tử đồng vị 17O .
c/ Hỏi có thể tạo thành bao nhiêu phân tử oxi (biết phân tử oxi có hai nguyên tử) ? 
ĐS: a. 16u, b. 2558 : 1 : 5, c. 6 phân tử
Câu 10. Khối lượng nguyên tử của clo là 35,5. Clo có hai đồng vị là 35Cl và 37Cl . Tính % khối lượng của mỗi đồng vị 35Cl trong axit pecloric HClO4
Câu 11. Một nguyên tố X có ba đồng vị ứng với số khối là 36, 38, A3 và tỉ lệ phần trăm tương ứng lần lượt là 0,34%; 0,06%; 99,6% . Biết cứ 125 nguyên tử của nguyên tố X có khối lượng là 4997,5 đvC . Tính số khối A3
Câu 12. Cho 10,29 g muối NaX tác dụng hết với dung dịch AgNO3 thu được 18,79 g kết tủa.
a/ Xác định nguyên tử lượng trung bình của nguyên tố X.
b/ Biết X có 2 đồng vị, đồng vị I hơn đồng vị II 10% về số nguyên tử. Hạt nhân đồng vị I kém hơn đồng vị II là 2 nơtron. Xác định số khối của mỗi đồng vị.
Câu 13. Hãy viết kí hiệu nguyên tử và cấu hình electron nguyên tử, từ đó xác định tính chất hóa học của nguyên tố, biết:
a/ Nguyên tử có lớp electron ngoài cùng là 3s23p4 và có số nơtron bằng số proton.
b/ Nguyên tử có mức năng lượng cao nhất là 4s2 và có số khối gấp hai lần số proton.
c/ Điện tích hạt nhân của nguyên tử là +32.10 C−19 , số khối bằng 40.
Câu 14. Anion A− có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p6. Vậy nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là
Câu 15. Xác định nguyên tố R trong các trường hợp sau
a/ Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố R là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng.
b/ Oxit cao nhất của một nguyên tố tương ứng với công thức R2O5. Hợp chất của nó với hidro là một chất có thành phần không đổi với R chiếm 82,35% về khối lượng.
c/ Oxit cao nhất của một nguyên tố ứng với công thức RO3. Hợp chất của nó với hidro có 5,88% H về khối lượng.
d/ Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7. Sản phẩm khí của R với hidro chứa 2,74%hidro về khối lượng.
Câu 16. Cho cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của các nguyên tử là A : 3s1 , B : 4s1 . Viết cấu hình electron của chúng. Tìm A và B.
Câu 17. Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm A, B nằm kế tiếp nhau. Lấy 6,2g X hòa tan hoàn toàn vào nước, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) . Vậy A, B là hai kim loại:
Câu 18. Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K hòa tan hết vào nước được dung dịch A và 0,672 lít khí H2 (đktc) . Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết 1/3 thể tích dung dịch A là:
Câu 19. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là A. F, O, Li, Na.	B. F, Na, O, Li.	C. F, Li, O, Na.	D. Li, Na, O, F.
Câu 20. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 3 nguyên tử kim loại X,Y,Z là 134 trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của Y nhiều hơn của X là 14 và số hạt mang điện của Z nhiều hơn của X là 2. Dãy nào dưới đây xếp đúng thứ tự về tính kim loại của X,Y,Z
A.X<Y<Z                	   	B.Z<X<Y                  	  	C. Y<Z<X                       	D.Z<Y<X
Câu 21. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.
C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.
Câu 22. Nguyên tố X  có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Nhận định nào sai khi nói về X 
A.  Hạt nhân nguyên tử của X có 16 proton .  B.  Lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X có 6 electron 
C.  X là nguyên tố thuộc chu kì 3 .  D.  X là nguyên tố thuộc nhóm IVA . 
Câu 23. Cấu hình electron nguyên tử của 3 nguyên tố X, Y, Z lần lượt là: 1s2 2s2 2p63s1, 1s2 2s2 2p63s23p64s1, 1s2 2s2 2p63s23p1 . Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì sự  sắp xếp đúng la :    
A.  Z < X < Y                          B.  Z < Y < Z                       C.  Y < Z < X                    D.  Kết quả khác  
Câu 24. Cho các nguyên tố M( Z=11), X(z=17), Y(X=9), R(Z=19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự A. M<X<Y<R 	B. M<X<R<Y 	C. Y<M<X<R 	D. R<M<X<Y
Câu 25. Trong các dãy sau, dãy sắp xếp các nguyên tử theo chiều bán kính nguyên tử giảm dần là
A. Mg > S > Cl > F. T	 B. F > Cl > S > Mg.	C. Cl > F > S > Mg.	 D. S > Mg > Cl > F.
Câu 26. Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2 np3, khi tham gia phản ứng hóa học tạo ra ion có điện tích: A. 2+ 	 B. 5+ 	 C. 3- 	 D. 3+
Câu 27. Cho các nguyên tố 4Be, 11Na, 12Mg, 19K. Chiều tăng dấn tính bazơ của các hydroxit là:
A. Be(OH)2 Mg(OH)2> KOH > NaOH
C. KOH< NaOH< Mg(OH)2< Be(OH)2 	 D. Mg(OH)2 < Be(OH)2 < NaOH <KOH
Câu 28. Trong các phản ứng sau đây, nếu lượng Fe trong các cặp đều được lấybằng nhau thì cặp nào có tốc độ
phản ứng lớn nhất?
A. Fe + ddHCl 0,1M 	B. Fe + ddHCl 0,2M	C. Fe + ddHCl 0,3M 	D Fe + ddHCl 20%, (d = 1,2 g / m)
Câu 29. Để hoà tan một tấm Zn trong dd HCl ở 200c thì cần 27 phút, cũng tấm Zn đó tan hết trong dd HCl nói trên ở 400c trong 3 phút. Hỏi để hoà tan hết Tấm Zn đó trong dd HCl trên ở 550c thì cần bao nhiêu thời gian?
A. 60 s 	B. 34,64 s 	C. 20 s 	D. 40 s
Câu 30. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ?
A. Nhiệt độ, áp suất. 	B. tăng diện tích. 	C. Nồng độ. 	D. xúc tác
Câu 31. Cho phản ứng: Br2 + HCOOH ® 2HBr + CO2. Nồng độ ban đầu của Br2 là a mol/lít, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01 mol/lít. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10-5 mol (l.s).Giá trị của a là.
Câu 32. Cho cân bằng hóa học: 2SO2 (k) + O2 (k) ®¾¾¾¾¬ 2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3
Câu 33. Cho phản ứng: NaX(rắn) + H2SO4(đặc) ® NaHSO4 + HX(khí) Các hiđro halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trênlà
A. HCl, HBr và HI.	B. HF và HCl.	C. HBr và HI. D. HF, HCl, HBr vàHI.
Câu 34. Hoà tan sắt II sunfua vào dd HCl thu được khí A. đốt hoàn toàn khí A thu được khí C có mùi hắc. khí A,C lần lượt là: A. SO2, hơi S 	B. H2S, hơi S 	C. H2S, SO2 	D. SO2, H2S 
 Câu 35. Axit Sunfuric đặc phản ứng với chất nào sau đây (có đun nóng) sinh ra khí SO2? 1, Cu 2, NaOH 3, Al 4, C 5, ZnO 6, HCl 7, HI 
A. 1,2,3,4,5 	B.1,3,4,6,7	 C. 1,3,4,7 	D. tất cả
Câu 36. Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Nếu chỉ dùng thêm một chất làm thuốc thử thì có thể chọn chất nàop sau đây để phân biệt các dung dịch trên : 
A. Bari hiđroxit 	B. Natri hiđrôxit 	C. Bari clorua 	D. Avà C đều đúng
Câu 37. Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụgn với dung dịch HCl dư , thu được 2,464 lít hỗn hợp khí X(đktc). Cho hỗn hợp khí này qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thu 23,9g kết tủa màu đen . thể tích các khí trong hỗn hợp khí X là:
 A. 0,224lít và 2,24 lít 	B. 0,124lít và 1,24 lít	 C. 0,224lít và 3,24 lít 	D. Kết quả khác 
 Câu 38. Hoà tan 3,38g oleum X vào nước người ta phải dùng 800ml dd KOH 0,1 M để trung hoà dd X. Công thức phân tử oleum X là công thức nào sau đây: 
A. H2SO4.3SO3 	B. H2SO4.2SO3 	C. H2SO4.4SO3 	D.H2SO4nSO3
 Câu 39. Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và cn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (ở đktc). Giá trị của V là A. 2,80. 	B. 3,36.	 C. 3,08. 	D. 4,48.
Câu 40. Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dd H2SO4 loăng (dư), thu được dd X. dd X phản ứng vừa đủ với V ml dd KMnO4 0,5M. Giá trị của V là A. 80. 	B. 40. 	C. 20. 	D. 60.

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_KS_11.docx