Chuyên đề: Phản ứng tạo muối amoni

doc 14 trang Người đăng tranhong Lượt xem 5327Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề: Phản ứng tạo muối amoni", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Phản ứng tạo muối amoni
CHUYÊN ĐỀ : 	PHẢN ỨNG TẠO MUỐI AMONI 
Phản ứng tạo muối amoni là một trong những dạng bài tập hóa vô vơ hay và khó. Nếu như đề thi trước năm 2014 dừng lại ở việc tạo ra NH4NO3 thì từ năm 2014 đến nay, mức độ khó đã tăng lên đáng kể. Phản ứng vẫn tạo ra NH4NO3 nhưng sau đó ion bị khử hết thành các sản phẩm khác.
Dưới đây là các dạng thường gặp :
I. Phản ứng tạo ra NH4NO3
1. Những vấn đề cần lưu ý 
Dấu hiệu nhận biết phản ứng tạo muối NH4NO3 : Hỗn hợp chất rắn chứa kim loại hoạt động mạnh như Mg, Al, Zn phản ứng với dung dịch HNO3 tạo ra các khí N2, N2O, NO,
2. Ví dụ minh họa :
Ví dụ 1: Đốt cháy 10,08 gam Mg trong oxi một thời gian, thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch gồm HCl 0,9M và H2SO4 0,6M, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 3,825m gam. Mặt khác, hòa tan hết 1,25m gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Z chứa 82,5 gam muối và hỗn hợp khí T gồm N2 và 0,015 mol khí N2O. Số mol HNO3 phản ứng là 
	A. 1,23 mol.	B. 1,32 mol.	C. 1,42 mol.	D. 1,28 mol.
Hướng dẫn giải
Ví dụ tương tự :
Ví dụ 1.1: Đốt cháy 11,2 gam bột Ca bằng O2, thu được m gam chất rắn A gồm Ca và CaO. Cho chất rắn A tác dụng vừa đủ với axit trong dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được H2 và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được (m + 21,14) gam chất rắn khan. Nếu hòa tan hết m gam chất rắn A vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 0,896 lít NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? 
A. 47,52 gam.	B. 48,12 gam. 	C. 45,92 gam.	D. 50,72 gam.
Ví dụ 2: Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau phản ứng thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỉ so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là
	A. 134,80	B. 143,20	C. 153,84	D. 149,84
Hướng dẫn giải
Ví dụ tương tự :
Ví dụ 2.1: Hòa tan hoàn toàn 5,22 gam hỗn hợp bột gồm Mg, MgO, Mg(OH)2, MgCO3, Mg(NO3)2 bằng một lượng vừa đủ 0,26 mol HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và 0,448 lít hỗn hợp khí gồm N2O và CO2. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 6,96 gam kết tủa màu trắng. Phần trăm theo khối lượng của Mg(OH)2 trong hỗn hợp đầu gần nhất là
	A. 11,11%. 	B. 22,22%. 	C. 33,33%.	D. 44,44%.
Ví dụ 2.2: Hòa tan hết m gam hỗn hợp chứa Mg, MgCO3 và FeCO3 trong dung dịch HCl loãng dư, thu được hỗn hợp khí X và dung dịch chứa các chất tan có cùng nồng độ mol. Mặt khác, đun nóng m gam hỗn hợp trên cần dùng dung dịch chứa 1,02 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với H2 bằng 22. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được (2m + 17,8) gam muối khan. Giá trị m là 
	A. 54,0.	B. 40,5.	C. 27,0.	D. 39,15.
Ví dụ 3: Cho 9,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe3O4 vào 300 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp N2O và NO có tỉ khối so với hiđro là 16,75. Trung hòa Y cần dùng 40 ml NaOH 1M thu được dung dịch Z, cô cạn Z thu được m gam muối khan. Biết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn và khi cô cạn muối không bị nhiệt phân. Giá trị m là
	A. 42,26	B. 19,76	C. 28,46	D. 72,45
Hướng dẫn giải
Ví dụ tương tự :
Ví dụ 3.1: Cho một luồng khí O2 đi qua 63,6 gam hỗn hợp kim loại Mg, Al và Fe thu được 92,4 gam chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn lượng X trên bằng dung dịch HNO3 (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 3,44 gam hỗn hợp khí Z. Biết có 4,25 mol HNO3 tham gia phản ứng, cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 319 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ có trong 319 gam hỗn hợp muối trên là
	A. 18,082%.	B. 18,125%.	C. 18,038%.	D. 18,213%.
Ví dụ 3.2: A là hỗn hợp chứa Fe, Al, Mg. Cho một luồng khí O2 đi qua 21,4 gam A nung nóng thu được 26,2 gam hỗn hợp rắn B. Cho toàn bộ B vào bình chứa 400 gam dung dịch HNO3 (dư 10% so với lượng phản ứng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có NO và N2 thoát ra với tỉ lệ mol 2 : 1. Biết khối lượng dung dịch C sau phản ứng là 421,8 gam, số mol HNO3 phản ứng là 1,85 mol. Tổng khối lượng các chất tan có trong bình sau phản ứng gần nhất với 
 	A. 156.	B. 134.	C. 124.	D. 142.
Ví dụ 3.3: Hoà tan hết 15,44 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, Fe và Al (trong đó oxi chiếm 20,725% về khối lượng) bằng 280 gam dung dịch HNO3 20,25% (dùng dư), thu được 293,96 gam dung dịch X và 0,896 lít hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Để tác dụng tối đa các chất trong dung dịch X cần 450 ml dung dịch NaOH 2M. Nếu cô cạn dung dịch X thu được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi,thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị m là 
	A. 44,12.	B. 46,56.	C. 43,72.	D. 45,84.
Ví dụ 4: Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, MgO và Al2O3 bằng dung dịch HCl vừa đủ thì được dung dịch chứa (m + 70,295) gam muối. Cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 13,328 lít SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Nếu cho m gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 3,808 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hiđro là , dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 162,15 gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 30,99.	B. 40,08.	C. 29,88.	D. 36,18.
Hướng dẫn giải
Ví dụ tương tự :
Ví dụ 4.1: Hỗn hợp X gồm FexOy, Fe, MgO và Mg. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 6,72 lít hỗn hợp khí N2O và NO (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 15,933 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 129,4 gam muối khan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 15,68 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được 104 gam muối khan. Giá trị của m là 
	A. 27,20.	B. 28,80.	C. 26,16.	D. 22,86.
Ví dụ 4.2: Đốt cháy 16,96 gam hỗn hợp gồm Fe và Mg trong oxi một thời gian thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong 242 gam dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 82,2 gam và 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và NO có tỉ khối so với He bằng 10,125. Cho NaOH dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 25,6 gam chất rắn khan. Nồng độ C% của Fe(NO3)3 trong Y có giá trị gần nhất với:
	A. 12%.	B. 13%.	C. 14%.	D. 15%.
ĐÁP ÁN VÍ DỤ TƯƠNG TỰ
1.1A
2.1A
2.2C
3.1B
3.2B
3.3C
4.1B
4.2B
II. Phản ứng ion , còn đã bị khử hết
1. Những vấn đề cần lưu ý 
Dấu hiệu nhận biết phản ứng tạo ra ion : Xảy ra phản ứng của kim loại hoạt động mạnh (Mg, Al, Zn) với . Sản phẩm khử ngoài N2, N2O, thì còn có cả H2.
Giải thích : Như ta biết, tính oxi hóa của mạnh hơn H+, nên phản ứng tạo ra H2 thì chứng tỏ trong dung dịch thu được không thể có .
2. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho 4,32 gam Mg vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X; 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y có khối lượng 0,92 gam gồm 2 khí không màu có một khí hóa nâu trong không khí và còn lại 2,04 gam chất rắn không tan. Cô cạn cẩn thận dung dịch X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 18,27.	B. 14,90.	C. 14,86.	D. 15,75.
(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 3 – THPT chuyên Đại học Vinh – Nghệ An, năm 2015)
	Hướng dẫn giải
Ví dụ tương tự :
Ví dụ 1.1: Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H2 là 12,2. Giá trị của m là
	A. 61,375.	B. 64,05.	C. 57,975.	D. 49,775.
Ví dụ 1.2: Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là
	A. 16,085.	B. 14,485.	C. 18,300.	D. 18,035.
(Đề thi tuyển sinh khối B năm 2014)
Ví dụ 1.3: Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch KNO3 và H2SO4. Đun nhẹ trong điều kiện thích hợp đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 1,792 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 2 khí không màu, trong đó có 1 khí hoá nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không tan. Biết tỉ khối hơi của Y đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là :
	A. 27,96.	B. 31,08.	C. 36,04.	D. 29,72.
(Đề thi thử Đại học lần 1 – THPT Hồng Lĩnh, năm học 2013 – 2014)
Ví dụ 2: Cho 5,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 4 tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp chứa HCl và KNO3. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được 0,224 lít khí N2O duy nhất (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa muối clorua. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cô cạn cẩn thận Y thu được m gam muối. Giá trị của m là :
	A. 20,51.	B. 18,25.	C. 23,24.	D. 24,17.
Hướng dẫn giải
Ví dụ tương tự :
Ví dụ 2.1: Cho 31,15 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và NaHSO4 thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí B gồm N2O và H2. Khí B có tỷ khối so với H2 bằng 11,5. Giá trị m gần nhất với
	A. 240.	B. 255.	C. 132.	D. 252.
Ví dụ 2.2: Nung m gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn X bằng 650 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y chỉ chứa 71,87 gam muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí Z gồm N2 và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,7. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? 
	A. 50. B. 55. C. 45. D. 60. 
Ví dụ 3: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
	A. 2,5.	B. 3,0.	C. 1,0.	D. 1,5.
(Đề thi THPT Quốc Gia, năm 2015)
Hướng dẫn giải
Ví dụ tương tự :
Ví dụ 3.1: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và Fe3O4 trong đó oxi chiếm 26,86% về khối lượng. Hòa tan hết 41,7 gam X cần vừa đủ 1525 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 18,5. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là
	A. 162,2 gam.	B. 64,6 gam.	C. 160,7 gam. 	D. 151,4 gam.
Ví dụ 3.2: Hỗn hợp X gồm Al, Mg, FeO, Fe3O4 trong đó oxi chiếm 20,22% khối lượng hỗn hợp. Cho 25,32 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được 3,584 lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 15,875 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Nung muối khan này trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 30,92 gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là 
	A. 106.	B. 103.	C. 105.	D. 107.	
	(Đề thi thử THPT Quốc Gia lần 2 – THPT chuyên Bến Tre, năm 2015)	
Ví dụ 4: Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là 23/18. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 15.	B. 20.	C. 25.	D. 30.
(Đề minh họa kỳ thi THPT Quốc Gia, năm 2015)
Hướng dẫn giải
Ví dụ tương tự :
Ví dụ 4.1: Đốt 58,05 gam Al bằng 16,8 lít khí O2 (đktc) thu được hỗn hợp A. Hòa tan hỗn hợp A trong 800 gam dung dịch B chứa H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch C chỉ chứa muối và m gam hỗn hợp khí (trong đó có 0,4 gam khí H2). Cho BaCl2 dư vào C thấy có 838,8 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, cho 39 gam K vào dung dịch C sau khi các phản ứng xảy ra thì thấy khối lượng dung dịch tăng 12,9 gam. (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và giả thiết chất khí không hòa tan vào nước). Nồng độ phần trăm của muối Al trong dung dịch C là
	A. 42,26%. 	B. 41,15%. 	C. 43,27%. 	D. 38,35%.
Ví dụ 4.2: Cho 82,05 gam hỗn hợp A gồm Al và Al2O3 (có tỷ lệ mol 2,3 : 1) tan hoàn toàn trong dung dịch B chứa H2SO4 và NaNO3 thu được dung dịch C chỉ chứa 3 muối và m gam hỗn hợp khí D (trong D có 0,2 mol khí H2). Cho BaCl2 dư vào C thấy có 838,8 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác cho 23 gam Na vào dung dịch C sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng dung dịch giảm 3,1 gam. Giá trị của m gần nhất với 
	A. 16.	B. 13.	C. 12.	D. 15.	
Ví dụ 4.3: Hòa tan 54,24 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe3O4, MgCO3 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 31,858% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,04 mol NaNO3 và 2,24 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 0,16 mol hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có tỉ khối so với He bằng 11. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 334,4 gam kết tủa. Nếu cô cạn dung dịch Y thu được 111,44 gam muối. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong hỗn hợp X là
	A. 25,66%.	B. 28,32%.	C. 39,82%.	D. 6,19%.
Ví dụ 5: Cho m1 gam hỗn hợp X chứa Al, Fe(NO3)2 và 0,1 mol Fe3O4 tan hết trong dung dịch chứa 1,025 mol H2SO4. Sau phản ứng thu được 5,04 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí có tỉ khối so với H2 là 31/3, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cho Z phản ứng với dung dịch NaOH dư, không thấy tạo kết tủa nâu đỏ. Cho BaCl2 vào Z để kết tủa vừa hết ion , sau đó cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào thì thu được m2 gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của tổng (m1 + m2) là
	A. 389,175.	B. 585,0.	C. 406,8.	D. 628,2.
Hướng dẫn giải
Ví dụ tương tự :
Ví dụ 5.1: Cho 50,82 gam hỗn hợp X gồm NaNO3, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Mg tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 1,8 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 275,42 gam muối sunfat trung hòa (không có Fe3+) và 6,272 lít khí (đktc) Z gồm 2 khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 11. Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp X là
	A. 25,5%.	B. 20,2%.	C. 19,8%.	D. 22,6%.
Ví dụ 6: Hòa tan hết 13,52 gam hỗn hợp X gồm Mg(NO3)2, Al2O3, Mg và Al vào dung dịch chứa hai chất tan NaNO3 và 1,08 mol HCl. Sau khi kết thức phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2, có tỉ khối so với He bằng 5. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 1,14 mol NaOH, lấy kết tủa nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn. Phần trăm khối lượng của Al có trong hỗn hợp X là :
	A. 31,95%.	B. 19,97%.	C. 23,96%.	D. 27,96%.
 Hướng dẫn giải
Ví dụ tương tự :
Ví dụ 6.1: Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn A gồm Mg, Cu(NO3)2, Fe, FeCO3 vào dung dịch chứa H2SO4 và 0,045 mol NaNO3 thu được dung dịch B chỉ chứa 62,605 gam các muối và thấy thoát ra 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí C gồm N2, NO2, N2O, NO, H2, CO2 có tỉ khối so với H2 bằng (trong C có chứa 0,02 mol H2). Cho dung dịch NaOH 1M vào dung dịch B đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì dùng hết 865 ml. Mặt khác, cho 94,64 gam BaCl2 vào B sau đó cho tiếp AgNO3 dư vào thì thu được 256,04 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 28,4. 	B. 27,2. 	C. 32,8. 	D. 34,6.
Ví dụ 6.2: Cho 87,35 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,425 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 516,125 gam muối và 8,12 lít hỗn hợp khí Z gồm 2 khí (đktc) trong đó có 1 khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với He là . Phần trăm khối lượng của Al trong X gần nhất với
	A. 11%. 	B. 10%.	C. 12%.	D. 13%. 
ĐÁP ÁN VÍ DỤ TƯƠNG TỰ
1.1B
1.2D
1.3B
2.1A
2.2B
3.1A
3.2C
4.1A
4.2C
4.3A
5.1A
6.1B
6.2A

Tài liệu đính kèm:

  • docPhan_ung_tao_muoi_amoni.doc