Chuyên đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Muối nitrat trong môi trường axit - Lương Văn Huy

pdf 9 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 282Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Muối nitrat trong môi trường axit - Lương Văn Huy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề luyện thi THPT Quốc gia môn Hóa học: Muối nitrat trong môi trường axit - Lương Văn Huy
Gv : Lương Văn Huy – Thanh Trì – HN – 0969141404 
 Tài liệu cho lớp Off tại Ngọc Hồi + Hoàng Mai + Huỳnh Thúc Kháng 
Gv : Lương Văn Huy - LTĐH – Vinastudy.vn – Dạy bằng tất cả đam mê -Trang 1 
CHUYÊN ĐỀ LTĐH > 8Đ MÔN HÓA 
MUỐI NITRAT TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT 
---------BÀI TẬP CHO LỚP NGỌC HỒI – THANH TRÌ -------- 
Lưu ý : Muối nitrat NO3- trong môi trường H+ có tính oxi hóa mạnh như HNO3. 
 Trong quá trình giải phải kiểm tra sản phầm có muối amoni hay không? 
 Áp dụng linh hoạt các định luật bảo toàn ( khối lượng, e, nguyên tố, điện tích trong dd). 
 Nên viết sơ đồ bài toán – đặc biệt phải xác định chuẩn sản phẩm tạo thành 
PHẦN I – TRÍCH TRONG ĐỀ THI ĐH – CĐ, SỞ GD CÁC TỈNH VÀ CÁC TRƯỜNG CHUYÊN 
Câu 1: Cho 500ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,2M và HCl 1M. Khi cho Cu tác dụng với dung dịch thì 
chỉ thu được một sản phẩm duy nhất là NO. Khối lượng Cu có thể hoà tan tối đa vào dung dịch là 
A. 3,2 g. B. 6,4 g. C. 2,4 g. D. 9,6 g. 
Câu 2: Thực hiện hai thí nghiệm: 
 1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO. 
 2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít 
NO. 
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là 
A. V2 = V1. B. V2 = 2,5V1. C. V2 = 2V1. D. V2 = 1,5V1. 
Câu 3: Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các 
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 
 A. 6,72 B. 8,96 C. 4,48 D. 10,08 
Câu 4: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 
0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm 
khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá 
trị tối thiểu của V là 
 A. 240. B. 120. C. 360. D. 400. 
Câu 5 : Cho Cu vào dung dịch chứa đồng thời KNO3 và H2SO4. Khi phản ứng xảy ra thì KNO3 đóng vai trò. 
 A. Chất khử. B. Chất oxi hóa C. Chất môi trường D. Vừa oxh vừa khử. 
Câu 6: Cho 11, 6 gam muối FeCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3, được hỗn hợp khí CO2, NO và 
dung dịch X. Khi thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch X, thì dung dịch thu được hoà tan tối đa bao nhiêu 
gam bột đồng kim loại, biết rằng có khí NO bay ra? (Cho... Fe = 56; Cu = 64) 
A. 14,4 gam B. 7,2 gam. C. 16 gam. D. 32 gam. 
Câu 7 : Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và 
NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là 
 A. (1), (2), (3) B. (1), (3), (5) C. (1), (4), (5) D. (1), (3), (4) 
Câu 8 : Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 
0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá 
trị của V là 
A. 0,746. B. 0,448. C. 0,672. D. 1,792. 
Câu 9 : Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi 
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy 
nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là 
 A. 17,8 và 4,48. B. 17,8 và 2,24. C. 10,8 và 4,48. D. 10,8 và 2,24. 
Câu 10: Cho 7,68 gam Cu vào 200 ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng 
xảy ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối 
lượng muối khan thu được là 
 A. 20,16 gam. B. 19,76 gam. C. 19,20 gam. D. 22,56 gam. 
Câu 11: Cho 1,82 gam hỗn hợp bột X gồm Cu và Ag (tỉ lệ số mol tương ứng 4 : 1) vào 30 ml dung dịch 
Gv : Lương Văn Huy – Thanh Trì – HN – 0969141404 
 Tài liệu cho lớp Off tại Ngọc Hồi + Hoàng Mai + Huỳnh Thúc Kháng 
Gv : Lương Văn Huy - LTĐH – Vinastudy.vn – Dạy bằng tất cả đam mê -Trang 2 
gồm H2SO4 0,5M và HNO3 2M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a mol khí NO (sản phẩm 
khử duy nhất của N+5). Trộn a mol NO trên với 0,1 mol O2 thu được hỗn hợp khí Y. Cho toàn bộ Y tác 
dụng với H2O, thu được 150 ml dung dịch có pH = z. Giá trị của z là 
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. 
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 
0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (khí duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu 
được m gam chất rắn, Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong 
các phản ứng. Giá trị của m là 
 A. 29,24 B. 30,05 C. 28,70 D. 34,10 
Câu 13. Cho 3,48 gam Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X 
chứa m gam muối và 0,56 lít (điều kiện tiêu chuẩn) khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 
11,4. Giá trị của m là 
 A. 16,085. B. 14,485. C. 18,300. D. 18,035. 
Câu 14. Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol 
HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào 
khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, 
thu được 5,35 gam một chất kết tủa. Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là 
 A. 20,62 B. 41,24 C. 20,21 D. 31,86 
Câu 15: Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí 
NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai 
trường hợp NO là sản phẩn khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam 
Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
 A. 2,40 B. 4,20 C. 4,06 D. 3,92 
Câu 16. Một học sinh thực hiện hai thí nghiệm sau: 
 - Lấy 16,2 gam Ag đem hòa tan trong 200 ml dung dịch HNO3 0,6M, thu được V lít NO (đktc) 
 - Lấy 16,2 gam Ag đem hòa tan trong 200 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,6M – H2SO4 0,1M, thu được 
V’ lít NO (đktc). 
 Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi H2SO4 loãng phân ly hoàn toàn tạo 2H+ và SO42-. 
 a) V = V’ = 0,672 lít 
 b) V = 0,672 lít; V’ = 0,896 lít 
 c) Hai thể tích khí trên bằng nhau, nhưng khác với kết quả câu (a) 
 d) Tất cả đều không phù hợp 
Câu 17 : Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2 M , thu được dung dịch X và khí H2. Cho 
dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các 
phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
 A. 10,23 B. 8,61 C. 7,36 D. 9,15 
Câu 18: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn 
trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn 
hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, 
thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 
mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây? 
 A. 2,5 B. 3,0 C. 1,0 D.1,5 
Câu 19: Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M và HCl 1M thu được khí NO và m gam kết 
tủa. Xác định m. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của NO-3 và không có khí H2 bay ra. 
A. 6,4 B. 2,4 C. 3,2 D. 1,6 
Câu 20: Hoàn tan hết m gam gồm Fe và một oxit sắt (FexOy) trong 800ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ) thu 
được dung dịch X và 1,792 lít khí H2 (ở đktc). Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 
132,08 gam kết tủa. Giá trị của m là: 
A. 25,6 gam B. 21,5472 gam C. 23,04 gam D. 27,52 gam 
Câu 21: Cho 5,8 gam muối FeCO3 tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, thu được hỗn hợp khí chứa CO2, 
NO và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X được dung dịch Y, dung dịch Y này hòa tan 
được tối đa m gam Cu, sinh ra sản phẩm khử NO duy nhất. Giá trị của mlà: 
Gv : Lương Văn Huy – Thanh Trì – HN – 0969141404 
 Tài liệu cho lớp Off tại Ngọc Hồi + Hoàng Mai + Huỳnh Thúc Kháng 
Gv : Lương Văn Huy - LTĐH – Vinastudy.vn – Dạy bằng tất cả đam mê -Trang 3 
A. 9,6 gam B. 11,2 gam C. 14,4 gam D. 16 gam 
Câu 22: Hoà tan hoàn toàn m gam bột nhôm trong dung dịch chứa HCl và HNO3 thu được 3,36 lít hỗn hợp 
Y gồm hai khí không màu, dung dịch còn lại chỉ chứa muối của cation Al3+. Đem toàn bộ lượng hỗn hợp khí 
Y trộn với 1 lít oxi thu được 3,688 lít hỗn hợp gồm 3 khí. Biết thể tích các khí đều đo ở đktc và khối lượng 
của hỗn hợp khí Y nhỏ hơn 2 gam. Tìm m. 
A. 9,72 gam. B. 8,10 gam. C. 3,24 gam. D. 4,05 gam. 
Câu 23: Cho 11,2 gam Fe vào 300 ml dung dịch chứa (HNO3 0,5M và HCl 2M) thu được khí NO duy nhất 
và dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch KMnO4/H2SO4 loãng. Biết các phản ứng 
xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng KMnO4 đã bị khử. 
A. 4,71 gam. B. 23,70 gam. C. 18,96 gam. D. 20,14 gam. 
Câu 24: Hòa tan hết 10,62 gam hỗn hợp gồm Fe, Zn vào 800 ml dung dịch hỗn hợp X gồm NaNO3 0,45 M 
và H2SO4 1M thu được dung dịch Y và 3,584 lít khí NO (duy nhất). Dung dịch Y hòa tan được tối đa m gam 
bột sắt và thu được V lít khí. 
Các khí đo ở đktc và NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các thí nghiệm trên. Giá trị của m và V lần 
lượt là 
A. 24,64 gam và 6,272 lít. B. 20,16 gam và 4,48 lít. 
C. 24,64 gam và 4,48 lít. D. 20,16 gam và 6,272 lít 
Câu 25: Nung nóng 8,96 gam bột Fe trong khí O2 một thời gian, thu được 11,2 gam hỗn hợp chất rắn X gồm 
Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch hỗn hợp gồm a mol HNO3 và 0,06 mol H2SO4, thu 
được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,896 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của a là 
A. 0,32. B. 0,16. C. 0,04. D. 0,44. 
Câu 26: Có ba dung dịch riêng biệt : H2SO4 1M; KNO3 1M; HNO3 1M được đánh số ngẫu nhiên là (1), (2), 
(3). 
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (2), thêm bột Cu dư, thu được V1 lít khí NO. 
- Trộn 5 ml dung dịch (1) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được 2V1 lít khí NO. 
- Trộn 5 ml dung dịch (2) với 5 ml dung dịch (3), thêm bột Cu dư, thu được V2 lít khí NO. 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. So 
sánh nào sau đây đúng? 
 A. 2 1V 2V B. 2 12V V C. 2 1V 3V D. 2 1V V 
Câu 27: Đốt cháy 4,16 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O2, thu được 5,92 gam hỗn hợp X chỉ gồm 
các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư 
vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6 gam chất rắn. Mặt 
khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
 A. 10,80 B. 32,11 C. 32,65 D. 31,57 
Câu 28: Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín (không có không 
khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y và khí Z có tỉ khối so với H2 là 22,5 (giả 
sử khí NO2 sinh ra không tham gia phản ứng nào khác). Cho Y tan hoàn toàn trong dung dịch gồm 0,01 mol 
KNO3 và 0,15 mol H2SO4 (loãng), thu được dung dịch chỉ chứa 21,23 gam muối trung hoà của kim loại và 
hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 8 (trong đó có một khí hoá nâu trong không khí). Giá trị của m là ? 
 A. 11,32. B. 13,92. C. 19,16. D.13,76. 
Câu 29: Cho bột Fe vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl đến khi các phản ứng kết thúc, thu được dung 
dịch X, hỗn hợp khí NO, H2 và chất rắn không tan. Các muối trong dung dịch X là 
 A. FeCl3, NaCl. B. Fe(NO3)3, FeCl3, NaNO3, NaCl. 
 C. FeCl2, Fe(NO3)2, NaCl, NaNO3. D. FeCl2, NaCl. 
Câu 30: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,1 mol H2SO4. Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với 
dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-) 
 A. 4,48 gam. B. 5,60 gam. C. 3,36 gam. D. 2,24 gam. 
Câu 31: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. 
Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất 
của N+5, ở đktc). Y phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm 
khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? 
 A. 63. B. 18. C. 73. D. 20. 
Gv : Lương Văn Huy – Thanh Trì – HN – 0969141404 
 Tài liệu cho lớp Off tại Ngọc Hồi + Hoàng Mai + Huỳnh Thúc Kháng 
Gv : Lương Văn Huy - LTĐH – Vinastudy.vn – Dạy bằng tất cả đam mê -Trang 4 
Câu 32: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: 
KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu, KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là 
 A. 4. B. 5. C. 6. D. 7 
Câu 33: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeCO3 và Fe(NO3)2 trong bình chân không, thu được chất rắn duy 
nhất là Fe2O3 và 0,45 mol hỗn hợp gồm NO2 và CO2. Mặt khác, cho m gam X phản ứng với dung dịch 
H2SO4 (loãng, dư), thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là 
 A. 6,72. B. 4,48. C. 3,36. D. 5,60. 
Câu 34: Nung hỗn hợp X gồm a mol Mg và 0,25 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian, thu được chất rắn Y và 
0,45 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 1,3 mol HCl, thu 
được dung dịch chỉ chứa m gam hỗn hợp muối clorua và 0,05 mol hỗn hợp khí T (gồm N2 và H2 có tỉ khối 
so với H2 là 11,4). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? 
A. 82. B. 74. C. 72. D. 80 
Câu 35 :Cho 50,82 gam hỗn hợp X gồm NaNO3; Fe3O4; Fe(NO3)2 và Mg tan hoàn toàn trong dung dịch 
chứa 1,8 mol KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 275,42 
gam muối sunfat trung hòa và 6,272 lít (đktc) Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. 
Biết tỉ khối của Z so với H2 là 11. Tìm % Mg trong hỗn hợp X? 
Câu 36: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm 
H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản 
phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. 
Giá trị tối thiểu của V là: 
 A. 360 ml B. 240 ml C. 400 ml D. 120 ml 
Câu 37: Hoà tan hỗn hợp A gồm Cu và Ag trong dung dịch HNO3 và H2SO4 thu được dung dịch B chứa 
7,06g muối và hỗn hợp G gồm 0,05 mol NO2 và 0,01 mol SO2. Khối lượng hỗn hợp A bằng: 
A. 2,58g B. 3,06g C. 3,00g D. 2,58g 
Câu 38: Hoà tan hết hỗn hợp gồm x mol Fe và y mol Ag bằng dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4 thấy có 
0,062 mol khí NO và 0,047 mol SO2 thoát ra. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 22,164g hỗn 
hợp các muối khan. Giá trị của x và y là: 
A. 0,07 và 0,02 B. 0,09 và 0,01 
C. 0,08 và 0,03 D. 0,12 và 0,02 
Câu 39: Hoà tan hết 10,32g hỗn hợp Ag, Cu bằng lượng vừa đủ 160ml dung dịch gồm HNO3 1M và 
H2SO4 0,5M thu được dung dịch X và sản phẩm khử NO duy nhất. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng 
muối khan là: 
A. 22,96g B. 18,00g C. 27,92g D. 29,72g 
Câu 40: Hoà tan hoàn toàn 19,2g kim loại M trong hỗn hợp dung dịch HNO3 và H2SO4 đặc nóng thu được 
11,2 lit khí X gồm NO2 và SO2 có tỉ khối so với metan là 3,1. Kim loại M là: 
 A. Mg B. Al C. Fe D. Cu 
Câu 41: Hoà tan bột Fe vào 200 ml dung dịch NaNO3 và H2SO4. Đến phản ứng hoàn toàn thu được dung 
dịch A và 6,72 lit hỗn hợp khí X gồm NO và H2 có tỉ lệ mol 2:1 và 3g chất rắn không tan. Biết dung dịch A 
không chứa muối amoni. Cô cạn dung dịch A thu được khối lượng muối khan là: 
A. 126g B. 75g C. 120,4g D. 70,4g 
Câu 42: Dung dịch A chỉ chứa các ion H+; NO3-; SO42-. Đem hoà tan 6,28g hỗn hợp B gồm 3 kim loại có 
hoá trị lần lượt là I, II, III vào dung dịch A thu được dung dịch D và 2,688 lit khí X gồm NO2 và SO2. Cô 
cạn dung dịch D được m gam muối khan, biết rằng khí X có tỉ khối so với H2 là 27,5. Giá trị của m là: 
A. 15,76g B. 16,57g C. 17,56g D. 16,75g 
Câu 43: Cho 24,3 gam bột Al vào 225 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1M và NaOH 3M khuấy đều cho đến 
khi khí ngừng thoát ra thì dừng lại và thu được V lít khí (ở đktc).Giá trị của V là: 
 A. 11,76 lít B. 9,072 lít C. 13,44 lít D. 15,12 lít 
Câu 44: Cho 7,68 g Cu vào 200ml dung dịch gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy 
ra hoàn toàn (sản phẩm khử duy nhất là NO), cô cạn cẩn thận toàn bộ dung dịch sau phản ứng thì khối lượng 
muối khan thu được là: 
A. 19,76g B. 20,16g C. 19,20g D. 22,56g 
Câu 45: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau 
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là: 
Gv : Lương Văn Huy – Thanh Trì – HN – 0969141404 
 Tài liệu cho lớp Off tại Ngọc Hồi + Hoàng Mai + Huỳnh Thúc Kháng 
Gv : Lương Văn Huy - LTĐH – Vinastudy.vn – Dạy bằng tất cả đam mê -Trang 5 
A. 0,746 B. 0,448 C. 0,672 D. 1,792 
Câu 46: Cho 0,09 mol Cu vào bình chứa 0,16 mol HNO3, thoát ra khí NO duy nhất. Thêm tiếp H2SO4 loãng 
dư vào bình, Cu tan hết thu thêm V (ml) NO (đktc). V có giá trị là: 
A. 1344 B. 672 C. 448 D. 224 
Câu 47: Cho 24,06 gam hỗn hợp X gồm Zn, ZnO, ZnCO3 có tỉ lệ số mol tương ứng là 3:1:1 tan hoàn toàn 
trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và V lít khí T ( 
đktc) gồm NO, N2O, CO2 và H2 ( Biết tỉ khối hơi của T so với H2 là 218/15). Cho dung dịch BaCl2 dư vào 
dung dịch Z, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 79,22 gam kết tủa. Còn nếu cho Z tác dụng với 
lượng dư dung dịch NaOH thì lượng NaOH đã phản ứng là 1,21 mol. Giá trị của V gần với giá trị nào sau 
đây nhất? 
A. 3 B. 4. C. 5. D. 2,6. 
Câu 48: Cho 5,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỷ lệ mol tương ứng là 5 : 4 tan vừa đủ trong dung 
dịch hỗn hợp chứa HCl và KNO3. Sau phản ứng thu được 0,224 lít khí N2O (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa 
muối clorua. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cô cạn cận thận Y thu được m gam muối. Giá trị của m là : 
A. 20,51 B. 18,25 C. 23,24 D. 24,17 
Câu 49: Cho 13,36 gam hỗn hợp gồm Mg và Cu(NO3)2 tan vừa đủ trong dung dịch hỗn hợp chứa 0,98 mol 
HCl và x mol NaNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa muối clorua và 0,04 mol khí N2. Biết 
sau phản ứng không thu được chất rắn. Cô cạn cẩn thận Y thu được m gam muối khan. Biết các phản ứng 
hoàn toàn. Giá trị của m là : 
A. 46,26 B. 52,12 C. 49,28 D. 48,64 
Câu 50: Hòa tan hết 31,64 gam hỗn hợp T gồm Fe3O4, Fe(NO3)2 và Cu trong dung dịch chứa 0,72 mol 
HNO3 và 0,12 mol NaNO3 thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm 0,02 mol NO và a mol NO2. Dung 
dịch X hòa tan tối đa 6,4 gam bột Cu thấy thoát ra a mol NO và dung dịch Z chứa 83,48 gam muối. Phần 
trăm khối lượng của Cu có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với : 
A. 12% B. 23% C. 20% D. 10% 
Câu 51: Cho 66,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(NO3)2, Al tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 3,1 mol 
KHSO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 466,6 gam muối 
sunfat trung hòa và 10,08 lít (đktc) khí Z gồm 2 khí, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ 
khối của Z so với He là 23
18
 . Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau 
đây? 
 A. 15 B. 20 C. 25 D. 30 
Câu 52: Cho một lượng dư Mg vào 500 ml dung dịch gồm H2SO4 1M và NaNO3 0,4M. Sau khi kết thúc các 
phản ứng thu được Mg dư, dung dịch Y chứa m gam muối và thấy chỉ bay ra 2,24 lít khí NO (đkc). Giá trị 
của m là: 
 A. 61,32 B. 71,28 C. 64,84 D. 65,52 
Câu 53: Cho 5 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp KNO3 và H2SO4, đun nhẹ, trong điều kiện thích hợp, 
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A chứa m gam muối, 1,792 lít hỗn hợp khí B (đktc) 
gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí và còn lại 0,44 gam chất rắn không 
tan. Biết tỉ khối hơi của B đối với H2 là 11,5. Giá trị của m là: 
 A. 27,96 B. 29,72 C. 31,08 D. 36,04 
Câu 54: Cho 3,9 gam hỗn hợp Al, Mg tỉ lệ mol 2 : 1 tan hết trong dung dịch chứa KNO3 và HCl. Sau phản 
ứng thu được dung dịch A chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 2,24 lít hỗn hợp khí B gồm NO 
và H2. Khí B có tỉ khối so với H2 bằng 8. Giá trị của m gần giá trị nào nhất? 
 A. 24 B. 26 C. 28 D. 30 
Câu 55: Cho 4,32 gam Mg vào d

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_luyen_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_muoi_nitrat_tr.pdf