Chuyên đề II: Áp suất – lực đẩy ác-Si-mét – công và công cơ học

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 4295Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề II: Áp suất – lực đẩy ác-Si-mét – công và công cơ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề II: Áp suất – lực đẩy ác-Si-mét – công và công cơ học
CHUYÊN ĐỀ II: ÁP SUẤT – LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT – CÔNG VÀ CÔNG CƠ HỌC
DẠNG TOÁN 1: BÀI TẬP VỀ ÁP SUẤT
BT1 ( B.5/ Sách BTNC VL8/ tr.44)
Một xe bánh xích có trọng lượng P = 45000N; diện tích tiếp xúc các bánh xích của xe lên mặt đất là 1,25m2. 
Tính áp suất của xe tác dụng lên mặt đất
Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một người nặng 65kg có diện tích tiếp xúc của hai bàn chân lên mặt đất là 180 cm2.	 ( Đ.s: 36000 N/m2 ; ≈ 36111,1 N/m2 )
BT2 ( B.3/ Sách BTNC VL8/ tr.45)
Một vật hình hộp chữ nhật có kích thước 20cm × 10cm × 5cm đặt trên mặt bàn nằm ngang. Biết TLR của chất làm vật d= 18400 N/m3. 
Tính áp suất lớn nhất và nhỏ nhất của vật tác dụng lên mặt bàn.	 ( Đ.s: 3680N/m2 ; 920 N/m2)
BT3 ( B.7/ Sách BTNC VL8/ tr.46)
Một cái bàn có bốn chân, diện tích tiếp xúc của mỗi chân bàn với mặt đất S= 36cm2. Khi đặt bàn trên mặt đất nằm ngang thì áp suất do bàn tác dụng lên mặt đất là 7200N/m2. Đặt lên mặt bàn một vật có khối lượng m thì áp suất của bàn tác dụng lên mặt đất lúc này là 10800 N/m2.
	Tính khối lượng m của vật đã đặt lên mặt bàn.	 ( Đ.s: 5,184 kg)
BT4 ( Bài 7.5/ Sách Bồi dưỡng VL8 /tr.28)
Trên một cái móng dài 10m, rộng 40cm người ta muốn xây một bức tường dài 10m và rộng 22cm. Biết rằng áp suất tối đa mà nền đất chịu được là 40000 N/m2, KLR trung bình của bức tường là 1900 kg/m3.
	Tính chiều cao giới hạn của bức tường	 ( Đ.s: ≈ 3,83m)
BT5 ( Bài 7.6/ Sách Bồi dưỡng VL8 /tr.28)
Để xây một chiếc cầu người ta phải làm 5 trụ cầu hình trụ, đường kính đáy mỗi trụ là 5m. Nền đất ở đáy sông chịu được áp suất tối đa là 300000 N/m2. 
Tính khối lượng tối đa của chiếc cầu ( kể cả trụ cầu) nếu áp suất của cầu lên nền đất chỉ được phép bằng 60% áp suất tối đa nói trên. Cho = 3,14.	( Đ.s: ≈ 1766,3 tấn)
BT6 ( B.171/ Sách 500 BTVL8/ tr.42)
Một miếng gỗ hình khối hộp có khối lượng m= 4kg đặt trên mặt bàn nằm ngang, diện tích mặt tiếp xúc giữa khối gỗ với mặt bàn là 0,004 m2. Dùng tay ép lên miếng gỗ một lực F1 thì miếng gỗ tác dụng xuống mặt bàn một áp suất 12000 N/m2. Hỏi lực ép F1 bằng bao nhiêu? 	 ( Đ.s: 8N)
BT7 ( B.175/ Sách 500 BTVL8/ tr.43)
Đường kính tiết diện pit-tông của một cái bơm là 2,5cm. Nối vòi bơm của cái bơm với một đầu van của một bánh xe đang có áp suất 120000 N/m2 và mở van. Hỏi muốn tiếp tục đưa không khí vào trong lốp xe thì phải tác dụng lên pit-tông một lực tối thiểu là bao nhiêu? Cho = 3,14.	 ( Đ.s: ≈ 60N)
BT8 ( B.176/ Sách 500 BTVL8/ tr.43)
Người ta xây một bức tường bằng gạch trên một cái móng có sẵn. Biết TLR trung bình của tường gạch 1840 N/m3; áp suất mà móng có thể chịu được là p= 10000 N/m2.
	Tính chiều cao tối đa của bức tường.	 ( Đ.s: ≈ 5,43m)
BT9 ( Bài 1.216/ Sách Bồi dưỡng và Nâng cao VL8/ tr.40)
Một bể nước có dạng hình hộp chữ nhật, diện tích đáy là 2m × 3m. Tìm áp suất của nước trong bể tác dụng lên đáy bể. Biết rằng nước trong bể có chiều cao 1,5m.	 ( Đ.s: 15000 N/m2)
BT10 ( Bài 1.217/ Sách Bồi dưỡng và Nâng cao VL8/ tr.40)
Một người nặng 50kg đi trên tuyết. Biết rằng tuyết chỉ chịu được áp suất tối đa là 5000 Pa
Người này có bị lún vào tuyết không. Biết diện tích của một bàn chân là 2dm2
Để di chuyển được trên tuyết thì người này phải đeo giầy trượt tuyết. Hỏi giầy trượt tuyết phải có diện tích tối thiểu là bao nhiêu?	 ( Đ.s: 0,05 m2)
BT11 ( Câu 35/ Sách 121 BTVL nâng cao 8/ tr.134)
Một chiếc tủ có khối lượng 100kg có 4 chân; tiết diện ngang mỗi chân là hình vuông cạnh 2cm. Cho rằng khối lượng của tủ phân bố đều ở mỗi chân. 
Tính áp suất của mỗi chân lên nền nhà?
Biết rằng nền nhà làm bằng đất mền chịu được áp suất tối đa là 31,25N/cm2 mà không bị lún. Hãy tính diện tích nhỏ nhất của một miếng gỗ phải chêm vào giữa chân tủ và nền nhà để giữ cho nền nhà không bị lún.	 ( Đ.s: 62,5 N/cm2 ; 8 cm2 )
BT12 ( Câu 36/ Sách 121 BTVL nâng cao 8/ tr.134)
Một miếng gỗ hình hộp chữ nhật có kích thước 0,5m × 0,3m × 2m và KLR D= 5000 kg/m3. Hỏi phải đặt miếng gỗ như thế nào để áp suất của miếng gỗ tác dụng lên nền nhà là nhỏ nhất và tính giá trị đó.
Nếu tăng chiều dài mỗi cạnh lên gấp đôi thì áp suất nhỏ nhất của khối gỗ tác dụng lên nền nhà sẽ tăng lên mấy lần?	 ( Đ.s: 15000 N/m2 ; tăng lên gấp đôi)
BT13 ( B.58/ Sách 121 BTVL nâng cao 8/ tr.21)
Một người có khối lượng 60kg ngồi trên một chiếc xe đạp có khối lượng 15kg. Diện tích tiếp xúc giữa mỗi lốp xe với nền đường 30cm2. Tính áp suất khi phải bơm vào mỗi bánh xe. Biết rằng trọng lượng của người và xe được phân bố như sau: 1/3 lên bánh trước; 2/3 lên bánh sau. ( Đ.s: 83333,3 N/m2 ; 166666.7 N/m2 )
* BỔ SUNG THÊM 1 SỐ BT VỀ TOÁN CHUYỂN ĐỘNG:
BT14 JKH( Sưu tầm)
Một người đi dọc theo đường tàu điện. Cứ 7ph thì thấy có 1 chiếc tàu điện vượt qua anh ta. Còn nếu người đó đi ngược chiều trở lại thì cứ 5ph lại có 1 tàu điện đi ngang qua anh ta.
	Hỏi cứ mấy phút thì có một chuyến tàu chạy?	 (Đ.s ≈ 5,83 ph)
BT15 ( Bài 1.75/ Sách 500 BTVL THCS/ tr.23)
Hai người chuyển động đều cùng chiều nhau với vận tốc lần lượt là v1= 40km/h và v2= 30km/h. Người thứ ba chuyển động ngược chiều lần lượt gặp người thứ nhất và người thứ hai. Khi vừa gặp người thứ hai thì người này lập tức quay lại để đuổi theo người thứ nhất với vận tốc như cũ là 50km/h. Kể từ lúc gặp người thứ hai và quay lại đuổi kịp người thứ nhất thì mất thời gian là 5,4ph. 
Tính khoảng cách L ( là khoảng cách giữa người thứ hai và người thứ nhất tại thời điểm người thứ ba vừa gặp người thứ hai).
Khi gặp lại người thứ nhất, họ cách người thứ hai bao xa?	 ( Đ.s: 0,9km; 1,8km)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe tu on tap HSG vat ly dip nghi tet duong lich.doc