Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí lớp 8

docx 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 574Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí lớp 8
ĐỀ CƯƠNG VẬT LÝ 8 HKII
Kí hiệu dùng trong đề cương: 
In đậm: Đề mục, in nghiêng: lý thuyết (phải học thuộc), in thường: ví dụ; gạch chân: cần chú ý
Các bài tập ví dụ đều được đóng khung đọc để tham khảo cách giải.
Cấu tạo chất – Tính chất nguyên tử, phân tử:
(Nêu cấu tạo các chất? Nêu tính chất của nguyên tử, phân tử)
a) Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
b) Nguyên tử, phân tử có tính chất:
- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.
- Nhiệt độ càng cao các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh.
Bài tập về hiện tượng khuếch tán:
1, Thí nghiệm Bơ-rao: Khi thả các hạt phấn hoa vào trong nước và quan sát dưới kính hiển vi thì thấy các hạt phấn hoa. Do các phân tử nước luôn chuyển động hỗn độn về mọi phía nên chúng va chạm vào các hạt phấn hoa và làm các hạt phấn hoa chuyển động.
2, Pha muối vào nước mặc dù không khuấy thì sau một thời gian thấy nước có vị mặn: Do giữa các phân tử nước có khoảng cách, các phân tử muối thì luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía nên có thể xen kẽ vào các khoảng cách giữa các phân tử nước.
3, Khi mở lọ nước hoa thì sau vài giây thấy mùi nước hoa: Do giữa các phân tử không khí có khoảng cách, các phân tử nước hoa chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, xen kẽ vào các khoảng cách giữa các phân tử không khí nên ta thấy mùi nước hoa. Ta không thấy mùi nướ hoa ngay lập tức vì các phân tử nước hoa chuyển động và va chạm vào các phân tử không khí nên không chuyển động thẳng.
4, Tại sao trong nước có không khí: Vì giữa các phân tử nước có khoảng cách, các phân tử không khí chuyển động hỗn độn nên có thể chuyển động xuống dưới và xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước.
5, Tại sao để chì lên vàng thì sau 1 thời gian bề mặt vàng có màu chì: Do giữa các phân tử vàng có khoảng cách, các phân tử chì chuyển động hỗn độn về mọi phía nên có thể xen vào giữa khoảng cách các phân tử vàng.
Mẫu: Giữa các phân tử (nguyên tử) .. có khoảng cách. Các phân tử (nguyên tử)  chuyển động hỗn độn không ngừng nên có thể xen vào giữa khoảng cách đó => Kết luận
II. Truyền nhiệt.
a) Dẫn nhiệt: Là hình thức truyền nhiệt từ phần này tới phần kia của vật, từ vật này tới vật kia. 
Chất rắn dẫn nhiệt tốt, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng, chất khí dẫn nhiệt kém. Chân không không dẫ nhiệt.
b) Đối lưu: Là hình thức truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí.
Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và khí
c) Bức xạ nhiệt: Là hình thức truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không. Vật màu tối, xù xì thì hấp thụ tia nhiệt tốt.
Bài tập hiện tượng truyền nhiệt. 
1, Tại sao xoong nồi làm bằng kim loại, bát đĩa làm bằng sứ: Vì kim loại dẫn nhiệt tốt, nên đun nấu thức ăn sẽ nhanh. Bát đĩa làm bằng sứ vì sứ dẫn nhiệt kém, giúp ta không bị bỏng.
2, Mặc 1 áo dầy hay 1 áo mỏng ấm hơn: Mặc nhiều áo mỏng ấm hơn vì giữa các lớp áo mỏng có không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém, giúp nhiệt trong cơ thể ít bị truyền ra ngoài.
3, Tại sao mùa hè mặc áo trắng: Mùa hè mặc áo trắng để phản xạ lại các tia nhiệt, giúp ta bớt nóng. Mùa đông mặc áo tối màu để hấp thụ các tia nhiệt giúp ta ấm hơn.
4, Giải thích sự tạo thành gió: Lớp không khí phía dưới mặt đất được làm nóng sẽ nhẹ hơn và bay lên cao, lớp không khí ở nơi khác sẽ ùa vào lấp khoảng trống. Tạo thành gió.
5, Bình thủy giữ nhiệt được vì: Được làm bằng thủy tinh dẫn nhiệt kém, giúp hạn chế sự dẫn nhiệt ra bên ngoài. Giữa 2 lớp thủy tinh có 1 lớp chân không giúp hạn chế sự đối lưu và dẫn nhiệt. 2 lớp thủy tinh tráng bạc để phản xạ lại các tia nhiệt. Có nắp đậy để hạn chế hiện tượng đối lưu.
Chất rắn: Dẫn nhiệt. Xác định nhiệt độ ở đâu cao hơn? Chất dẫn nhiệt tốt hay kém => rút ra kl.
Chất lỏng & khí: Đối lưu: Khi được làm nóng, lớp chất khí (lỏng) sẽ nở ra, trọng lượng riêng giảm nên nhẹ đi, di chuyển lên trên, lớp chất khí (lỏng) ở nơi khác sẽ tràn về lấp đầy khoảng trống tạo thành dòng đối lưu
Màu sắc, hình dạng: Bức xạ nhiệt.
III. Nhiệt năng – Nhiệt lượng
(Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Công thức tính nhiệt lượng)
a) Nhiệt năng là tổng động năng của các nguyên tử cấu tạo nên vật.
Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng là: thực hiện công và truyền nhiệt.
b) Nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận thêm hoặc mất bớt trong quá trình truyền nhiệt. 
Nhiệt lượng vật thu vào để làm nóng phụ thuộc vào: khối lượng của vật, chất tạo thành vật và độ tăng nhiệt độ.
c) Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.Δt
Trong đó: Q: Nhiệt lượng vật thu vào (J), m: khối lượng của vật (kg), Δt: độ tăng nhiệt độ (℃ hoặc K), c: nhiệt dung riêng của chất (J/kg.K)
*Ý nghĩa nhiệt dung riêng: Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng 1kg chất tăng thêm 1oC
Bài tập nhiệt năng
1, Khi xoa 2 tay vào nhau là đang thực hiện công, khi hà hơi vào lòng bàn tay: truyền nhiệt.
2, Tính nhiệt lượng cần đun sôi 800g nước ở nhiệt độ 20℃ biết c=4200J/kgK
Tóm tắt: m=0,8kg; t1=20℃; t2=100℃;⇒Δt = t2-t1=80℃; c=4200J/kg.K; Q=?J
Giải: Nhiệt lượng cần để đun sôi nước là: Q=m.c.Δt = 0,8.4200.80 = 268 800 (J)
3, Tính nhiệt dung riêng của kim loại biết phải cung cấp cho 5kg kim loại này ở 20℃ nhiệt lượng khoảng 59kJ để nó nóng lên đến 50℃. Kim loại đó tên gì?
Tóm tắt: m=5kg; t1=20℃; t2=50℃; ⇒Δt=t2-t1=30℃; Q=59kJ=59000J; c=? J/kgK
Nhiệt dung riêng của kim loại là: . Kim loại: Đồng
4, Một thỏi đồng 3,5kg ở nhiệt độ 260℃, tỏa ra nhiệt lượng 250J, nhiệt độ sau cùng của nó là bao nhiêu, biết c=390J/kgK.
Tóm tắt: m=3,5kg; t1=260℃; Q=250kJ=250000J; t2=?℃.
Muốn tính được t2 ta cần phải tìm Δt =t1 – t2 (nhiệt độ cao – nhiệt độ thấp)⇒t2 = t1 - Δt.
Giải: Độ tăng nhiệt độ của thỏi đồng: 
Nhiệt độ sau: Δt = t1 – t2 ⇒t2 = 77℃ 
IV. Nguyên lý truyền nhiệt – Phương trình cân bằng nhiệt:
a) Nguyên lý truyền nhiệt:
- Nhiệt được truyền từ vật có nhiệt độ cao đến vật có nhiệt độ thấp.
- Nhiệt đươc truyền tới khi 2 vật có nhiệt độ như nhau.
- Nhiệt lượng tỏa ra bằng nhiệt lượng thu vào.
b) Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa = Qthu
Để làm các bài toán về phương trình cân bằng nhiệt cần xác định vật tỏa nhiệt (1), và vật thu nhiệt (2). Tóm tắt bài toán, căn cứ vào các dạng bài sau để giải các bài tập:
Dạng 1 (Thường gặp): Tính nhiệt lượng tỏa ra (Q1) , thu vào (Q2), khối lượng vật (m1, m2); nhiệt dung riêng (c1, c2), độ tăng nhiệt độ (Δt; câu hỏi là: tăng thêm bao nhiêu độ)
B1: Tính nhiệt lượng tỏa ra (hoặc thu vào) tùy theo đề bài cho vật nào có đủ m,c,Δt
B2: Theo phương trình cân bằng nhiệt Q1=Q2
B3: Áp dụng công thức tính m,c,Δt: 
Dạng 2: Tìm nhiệt độ cân bằng
B1: Tóm tắt bài toán.
B2: Theo phương trình cân bằng nhiệt Q1=Q2 ⇒m1c1(t1-t) = m2c2(t-t2)
B3: Thế số vào và giải phương trình bậc nhất ẩn t
Dạng 3: Tìm khối lượng từng vật khi cho khối lượng hỗn hợp.
B1: Tóm tắt
B2: Có m1 + m2 = M (đã biết) ⇒ m2 = M – m1 (*)
B3: Theo phương trình cân bằng nhiệt: Q1=Q2 ⇒m1c1Δt1 = m2c2Δt2 ⇒m1c1Δt1 = (M-m1)c2Δt2
B4: Thay số và giải phương trình bậc nhất ẩn m1
VD: 
1, Thả 1 quả cầu sắt nặng 0,5kg được nung nóng lên 100℃ vào cốc nước 20℃ , nhiệt độ sau cùng là 30℃. Tính nhiệt lượng nước thu vào và khối lượng nước trong cốc biết csắt=460J/kgK.
*Phân tích: vật tỏa nhiệt: sắt (1), vật thu nhiệt: nước (2)
Tóm tắt: m1 =0,5kg; t1=100℃;c1=460J/kgK; c2=4200J/kgK; t2=20℃;t=30℃; ⇒Δt1=70℃;Δt2=10℃; Q2=?J; m2=?kg
Giải: Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra là: 
Theo phương trình cân bằng nhiệt, nhiệt lượng nước thu vào là: Q2=Q1=16100 (J)
Khối lượng của nước là: 
2, Đầu thép của một búa máy có khối lượng 12kg nóng lên thêm 20oC sau 1,5 phút hoạt động. Lấy nhiệt dung riêng của thép là 460J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Tính nhiệt lượng đầu búa nhận được? Nếu làm mát đầu búa bằng 2 lít nước thì nhiệt độ của nước sẽ tăng thêm bao nhiêu?
*Phân tích: Vật tỏa nhiệt: đầu thép búa máy, vật thu nhiệt: nước
Tóm tắt: m1=12kg; V2=2l⇒m2=2kg; t1=200C;c1=460 J/kg.K;c2=4200 J/kg.K;Q1=?J;t2 = ? oC
Giải: Nhiệt lượng đầu búa nhận được: Q1 = m1. C1. t1 = 12. 460. 20 = 110 400(J)
Theo phương trình cân bằng nhiệt, nhiệt lượng nước nhận được là: Q2 = Q1 = 110 400 (J)
Độ tăng nhiệt độ của nước là: 
3. Đổ 6l nước sôi vào 4l nước ở 20oC, tính nhiệt lượng của nước sau khi cân bằng. Biết khối lượng riêng của nước là D=1000kg/m3.
* Phân tích: Vật tỏa nhiệt: nước sôi (1), vật thu nhiệt: nước lạnh (2). Bài toán yêu cầu tìm t
Bài toán cho thể tích V, cần tìm m bằng công thức m=D.V
Tóm tắt: V1=6l=0,006m3; c1=c2=4200J/kgK; t1=100oC ; V2=4l=0,004m3 ; t2=20oC ; t= ?oC
Giải : Khối lượng của nước sôi là m1=D.V1=1000.0,006 = 6kg
Khối lượng nước lạnh : m2=D.V2=1000.0,004=4kg
Theo phươ ng trình cân bằng nhiệt, Q1=Q2 ó m1.c1.Δt1 = m2.c2.Δt2 óm1.c1.(t1 – t) = m2.c2.(t-t2)
ó6.4200.(100-t) = 4.4200.(t-20)ó3.(100-t)=2.(t-20) ó 300 – 3t = 2t – 40 ó 5t = 340 ó t = 68oC
 4. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 2 lít nước ở 250C lên đến nhiệt độ sôi. Với 2 lít nước sôi trên để có nước ở 50oC người ta phải pha thêm bao nhiêu lít nước ở 30oC. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài.
* Phân tích : Phần thứ nhất, áp dụng công thức đơn giản. Phần thứ 2: Vật tỏa nhiệt: nước sôi, vật thu nhiệt: nước 30oC.
Tóm tắt: V1=2l=0,002m3; c1=c2=4200J/kgK; t1=25oC; t2=100oC; t3=100oC; t=50oC; t4=30oC; Q=?J; V2=?l
Giải: 
a) Khối lượng nước ban đầu là: m1=D.V1=1000.0,002=2kg
Nhiệt lượng nước thu vào là: Q = m1.c1.Δt1 = m1.c1.(t2-t1) =2.4200.(100-25)=630 000J
b) Theo phương trình cân bằng nhiệt, Q1=Q2 óm1c1(t3-t) = m2c2(t-t4) 
ó => V2=2l

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_cuong_HKII.docx