Chuyền đề Hướng dẫn học sinh làm một số dạng bài trắc nghiệm chương kim loại Hóa học lớp 9 - Năm học 2016-2017

docx 15 trang Người đăng dothuong Lượt xem 947Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyền đề Hướng dẫn học sinh làm một số dạng bài trắc nghiệm chương kim loại Hóa học lớp 9 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyền đề Hướng dẫn học sinh làm một số dạng bài trắc nghiệm chương kim loại Hóa học lớp 9 - Năm học 2016-2017
TRƯỜNG THCS BẮC SƠN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TỔ KHTN Độc lập – tự do – Hạnh phúc
 Bắc sơn ngày 15 tháng 12 năm 2016
CHUYÊN ĐỀ HÓA 9
“HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM MỘT SỐ DẠNG BÀI TRẮC NGHIỆM 
CHƯƠNG KIM LOẠI”
Phần 1: Đặt vấn đề
Lí do chọn đề tài.
 Hiện nay Bộ GD&ĐT đang trong quá trình đổi mới toàn diện về giáo dục ở các cấp học trong đó có cấp THPT nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo. Công cuộc đổi mới này liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới quan niệm và đặc biệt là đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá.
 Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra kiến thức chính xác và khách quan trong thi cử. Trong các bài kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên ở cấp trung học cơ sở đều có từ 30 đến 40% hoặc 100% câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Bắt đầu từ năm học 2016-2017 sở GD-ĐT Hưng Yên có chủ trương sử dụng nhiều hơn phương pháp trắc nghiệm khách quan để thi tuyển sinh vào lớp 10. Đây cũng là xu thế tất yếu của việc đổi mới kiểm tra đánh giá, một phần quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
 Các bài kiểm tra, thi trắc nghiệm khách quan thường gồm số lượng câu hỏi lớn,thời gian dành cho việc trả lời một câu hỏi rất ít. Vì vậy đòi hỏi học sinh phải được tập cho mình tính nhạy cảm để loại trừ nhanh các phương án không phù hợp với câu hỏi. Muốn có được điều đó học sinh phải biết một số phương pháp tìm nhanh đáp án câu hỏi trắc nghiệm và phải tự vận dụng để làm bài tập. Có một số câu hỏi trắc nghiệm có dạng bài tập tính toán (bài tập trắc nghiệm), nếu học sinh cứ làm bình thường để chọn đáp án đúng, thì sẽ mất nhiều thời gian nhưng để ý kỹ vào các dữ kiện cho sẵn thì sẽ dễ dàng suy luận được đáp án đúng, tiết kiệm thời gian làm bài, tránh sai sót khi tính toán.
Qua thực tế giảng dạy, tôi tập hợp một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan (dạng bài tập định tính và định lượng) có thể tìm nhanh được đáp án, xin được nêu ra trong chuyên đề “Hướng dẫn học sinh làm một số dạng bài tập trắc nghiệm chương kim loại” Trong điều kiện thời gian có hạn tôi chỉ giới hạn các câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn. Đây cũng là dạng trắc nghiệm được sử dụng phổ biến trong các đề kiểm tra, đề thi hiện nay. Do thời gian áp dụng ngắn nên kinh nghiệm này vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
 II. Mục đích nghiên cứu.
 Khi chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh làm một số dạng bài tập trắc nghiệm chương kim loại” ở trường THCS Bắc Sơn tôi đã xác định cho mình mục đích cụ thể:
 - Học sinh giải bài tập hóa học đắc biệt là bài tập trắc nghiệm gặp nhiều khó khăn. Vì vậy tôi đã viết đề tài này nhằm cung cấp thêm cho các em những phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm thông wua đó rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh.
 - Hướng dẫn học sinh giải bài tập trắc nghiệm môn hóa học để góp phần thực hiện đào tạo học sinh thành những con người vừa hồng vừa chuyên,tạo chocacs em có được sự năng động, sáng tạo tiếp thu những kĩ năng khoa học. Biết vận dụng tìm ra các giải pháp hợp lý cho những vấn đề khoa học.
 - Để giúp học sinh tự tin, đạt kết quả cao hơn trong quá trình làm bài tập trắc nghiệm cũng như làm bài thi trắc nghiệm đặc biệt là bồi dưỡng cho đối tượng học sinh dự thi vào THPT
 - Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa ở trường THCS Bắc Sơn nên việc nghiên cứu đề tài này cũng nhằm giúp tôi tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm về phương pháp giải bài tập hóa học nói chung và phương pháp làm bài trắc nghiệm nói riêng. Đồng thời cũng là dịp để tích lũy thêm chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân ngày càng vững vàng hơn.	Phần 2: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.
A. TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN.
 I. Đặc điểm của kim loại
 Có ánh kim, tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
 II. Dãy hoạt động hoá học của các kim loại
 Căn cứ vào mức độ hoạt động hoá học của các kim loại ta có thể xếp các kim loại trong một dãy gọi là "Dãy hoạt động hoá học của các kim loại" :
 Li, K, Ba, Ca, Na, Mg, Al, Mn, Zn, Cr, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au
* ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học các kim loại :
+ Theo chiều từ Li đến Au : Mức độ hoạt động hoá học của các kim loại giảm dần.
+ Kim loại đứng trước H đẩy được H2 ra khỏi dung dịch axit.
+ Kim loại đứng trước đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối. (trừ kim loại có khả năng phản ứng với nước ở điều kiện thường sẽ phản ứng với nước trong dung dịch).
+ Theo mức độ hoạt động của kim loại có thể chia kim loại thành 3 loại :
	– Kim loại mạnh : Từ Li đến Al.
	– Kim loại trung bình : Từ Mn đến Pb.
	– Kim loại yếu : Những kim loại xếp sau H.
 III. Tính chất hoá học của kim loại 
 1. Phản ứng với oxi
Thí dụ : 	4K + O2 2K2O
3Fe + 2O2 Fe3O4 (hay FeO.Fe2O3) oxit sắt từ.
 2. Phản ứng với phi kim khác
Thí dụ : 	2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Lưu ý : Trường hợp này tạo ra muối sắt(III).
Fe + S FeS
 3. Phản ứng với dung dịch axit
Thí dụ : 	2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
2Fe + 6H2SO4(đặc, nóng) Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2
Lưu ý: Trường hợp này tạo ra muối sắt(III).
 4. Phản ứng với dung dịch muối
Thí dụ : 	2Al + 3Pb(NO3)3 2Al(NO3)3+ 3Pb¯
Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag¯
(Trừ những kim loại phản ứng được với nước ở điều kiện thường như K, Na, Ca...)
 5. Một số kim loại phản ứng với nước ở nhiệt độ thường
Thí dụ : 	2Na + 2H2O 2NaOH + H2 ­
Ca + 2H2O Ca(OH)2 + H2 ­
Điều kiện : kim loại phải tương ứng với bazơ kiềm.
 6. Kim loại thông dụng : nhôm và sắt 
+ Nhôm là kim loại màu trắng bạc, nhẹ, dẻo, dẫn điện và nhiệt tốt... 
+ Sắt là kim loại màu trắng xám, nặng, dẫn điện và nhiệt... 
* Một số phản ứng của nhôm và hợp chất :
2Al + 2NaOH + 2H2O 	 2NaAlO2 + 3H2­
2Al 	 + Fe2O3 	 Al2O3 + 2Fe 
Al2O3 + 2NaOH 	 2NaAlO2 + H2O
Al(OH)3 + NaOH 	 NaAlO2 + 2H2O
* Một số phản ứng của sắt và hợp chất :
	Fe + 2FeCl3 	 3FeCl2
	4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 	 4Fe(OH)3
 IV. Điều chế kim loại 
 1. Kim loại mạnh
Dùng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy.
Thí dụ : 	2NaCl (nóng chảy) 2Na + Cl2
 2. Kim loại trung bình
– Dùng kim loại mạnh hơn đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
Thí dụ :	Zn + Pb(NO3)2 Pb + Zn(NO3)2
– Dùng chất khử, khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
Thí dụ :	3CO + Fe2O3 2Fe + 3CO2
– Cũng có thể dùng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy hoặc điện phân dung dịch muối.
 3. Kim loại yếu
– Dùng chất khử, khử oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
Thí dụ:	H2 + CuO Cu + H2O
	– Điện phân dung dịch muối :
Thí dụ :	2CuSO4 + 2H2O 2Cu + 2H2SO4 + O2
 V. Hợp kim
 1. Khái niệm : Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc kim loại và phi kim.
Thí dụ : Đuyra là hợp kim của nhôm gồm có 94% Al, 4% Cu và 2% các nguyên tố Mg, Mn, Fe và Si.
+ Gang là hợp kim của sắt gồm có từ 2% đến 5% C và một vài nguyên tố khác như Si, Mn, P, S. 
+ Thép là hợp kim của sắt gồm có dưới 2% C và một vài nguyên tố khác.
 2. Luyện gang, thép
+ Luyện gang : Dùng cacbon(II) oxit để khử quặng sắt (quặng manhêtit FeO màu đen, quặng hêmatit Fe2O3 màu đỏ nâu...) ở nhiệt độ cao :
Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2 
hoặc 	Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
Sắt nóng chảy hoà tan C, Si, Mn, P, S tạo thành gang. Quá trình luyện gang được thực hiện trong lò cao.
+ Luyện thép : Oxi hoá gang ở nhiệt độ cao nhằm loại ra khỏi gang phần lớn C, Mn, Si, P và S. Quá trình sản xuất thép được thực hiện trong các lò luyện thép như lò Bet–xơ–me, lò Mac–tanh. Nấu nóng chảy gang, sắt vụn, quặng sắt trong lò. 
FeO + C Fe + CO
2FeO + Si 2Fe + SiO2
Khí oxi oxi hoá các nguyên tố trong gang như C, Mn, Si, S, P  và loại chúng ra. 
Thí dụ :	C + O2 CO2
Si + O2 SiO2
 VI. Ăn mòn kim loại
 1. Khái niệm : Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
 2. Yếu tố ảnh hưởng
– Thành phần môi trường.
– Nhiệt độ.
– áp suất.
 3. Chống ăn mòn kim loại
– Chế tạo kim loại nguyên chất hoặc hợp kim chống ăn mòn.
– Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường dễ bị ăn mòn.
– Làm thay đổi thành phần môi trường.
 B. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI CỤ THỂ.
I. Dạng bài tập định tính
 Bài tập định tính (BTĐT) là những bài tập mà khi giải, học sinh (HS) không cần thực hiện các phép tính phức tạp mà phải sử dụng những phép suy luận lôgic trên cơ sở hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật, tính chất hóa học và nhận biết được những hiện tượng phản ứng trong các trường hợp cụ thể.
Mục tiêu cần đạt được khi giải một bài toán hóa học nói chung là tìm được câu trả lời đúng đắn, giải đáp được vấn đề đặt ra một cách có căn cứ khoa học chặt chẽ.
 Ví dụ cụ thể:
Câu 1 : 
Các kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng:
A. Al, Zn, Fe	B. Mg, Fe, Ag	C. Zn, Pb, Au	 D. Na, Mg, Al
 - Nhận xét: Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại để ta lựa chọn. Đáp án B,C có Ag, Au đứng sau Cu lên không phản ứng với dung dịch muối đồng. Chỉ còn A và D, chú ý D có Na tan trong nước dù có phản ứng nhưng không đẩy được Cu ra.
 Chọn đáp án: A
Câu 2: 
Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđrô là:
A. Đồng 	B. Lưu huỳnh	C. Kẽm 	D. Thuỷ ngân 
 - Nhận xét: Dừa vào tính chất hóa học của axit và dãy hoạt động hóa học của kim loại. Ta thấy B là phi kim không phản ứng với a xít, đồng và thủy ngân lại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học.
 Chọn đáp án: C
Câu 3:
Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 . Xảy ra hiện tượng:
Không có dấu hiệu phản ứng.
Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu
 - Nhận xét: Nhôm đẩy được đồng ra khỏi dung dịch muối, mà muối đồng có mầu xanh lên khi đồng bị đẩy ra khỏi muối tì dung dịch phải nhạt dần, kim loại đồng xẽ bám vào thanh nhôm.
 Chọn đáp án: C
Bài tập vận dụng
Câu 1 : 
 Có hỗn hợp kim loại gồm Fe, Cu, Ag có thể thu được Ag tinh khiết bằng cách sau:
 A. Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HCl.
 B. Hoà tan hỗn hợp vào HNO3 đặc nguội.
 C. Hoà tan hỗn hợp kim loại vào dung dịch AgNO3.
 D. Dùng nam châm tách Fe và Cu ra khỏi Ag .
Câu 2: 
Trong các kim loại sau đây, kim loại dẫn điện tốt nhất là:
A. Nhôm ( Al ) B. Bạc( Ag ) C. Đồng ( C u ) D. Sắt ( Fe )
Câu 3:
Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ, đó là kim loại:
 A. Na B. Zn C. Al D. K
Câu 4:
 Để làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm, ngươì ta ngâm mẫu chì nầy vào một lượng dư dung dịch:
	A. ZnSO4	B. Pb(NO3)2	C. CuCl2	D. Na2CO3	
Câu 5:
 Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên:
A. Zn	B. Fe	C. Mg	D. Ag
Câu 6
 Hiện tượng xảy ra khi đốt sắt trong bình khí clo là:
A. Khói màu trắng sinh ra.
B. Xuất hiện những tia sáng chói.
C. Tạo chất bột trắng bám xung quanh thành bình.
D. Có khói màu nâu đỏ tạo thành.
Câu 7:
Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:
Na , Mg , Zn 
Al , Zn , Na
Mg , Al , Na 
Pb , Al , Mg 
Câu 8
Nhôm bền trong không khí là do 
A . nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao
B . nhôm không tác dụng với nước .
C . nhôm không tác dụng với oxi .
D . có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ .
Câu 9: 
Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là:
A. Không có hiện tượng gì cả.
B. Bạc được giải phóng, nhưng sắt không biến đổi.
C. Không có chất nào sinh ra, chỉ có sắt bị hoà tan.
D. Sắt bị hoà tan một phần, bạc được giải phóng.
Câu 10: 
Hoà tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl (vừa đủ). Các sản phẩm thu được sau phản ứng là:
A. FeCl2 và khí H2	B. FeCl2, Cu và khí H2
C. Cu và khí H2	D. FeCl2 và Cu 
II. Dạng bài tập định lượng.
 - Bài tập hóa học định lượng nói chung yêu cầu học sing phải có tư duy tính toán hóa học, dựa vào kiến thức lí thuyết đã học, học sinh phải biết tư duy móc xích giữa các nội dung kiến thức với nhau.
 - Viết đầy đủ, chính xác các phản ứng xảy ra dựa vào tính chất hoá học của các chất và điều kiện cụ thể ở mỗi bài tập.
 - Nắm vững một số thủ thuật tính toán tích hợp để giải nhanh, ngắn gọn một bài toán phức tạp.
 Ví dụ cụ thể:
Dạng 1. Kim loại tác dụng với nước.
Một số kim loại kiềm: Na, K, Ba, Ca  tác dụng với H2O dd kiềm và H2
VD:	 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
 Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2
Nhận xét: - Điểm giống nhau ở các phản ứng trên: nOH trong bazơ =2
 - Nếu lấy hóa trị của kim loại (gọi là a) nhân (số mol kim loại) = 2 số mol H2 
 có công thức: a.nKL = 2nH2 
Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho 1,83 gam hỗn hợp 2 kim loai Na và Ba tác dụng với một lượng nước dư, thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 đktc. Tổng khối lượng bazơ sinh ra là:
A. 2,1 g	B. 2,15g	C. 2,51g	D. 2,6g
Bài làm
 mol
Cần nhớ: Các kim loại kiềm khi tác dụng với nước thì nOH trong bazơ=2mà nOH trong bazơ= 2.0,02 = 0,04 mol
 mbazơ= mkim loại + mOH = 1,83 + 0,04.17 = 2,51 g. Chọn đáp án B
Câu 2: Cho 1,24 g hỗn hợp Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 1,92 gam hỗn hợp 2 bazơ NaOH và KOH. Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là:
A. 0,224 lít	B. 0,48 lít	C. 0,336 lít	D. 0,448 lít.
Bài làm.
 mbazơ= mkim loại + mgốc OH mgốc OH= mbazơ – mkim loại= 1,92 – 1,24 = 0,68g
ngốc OH= 0,04 mol
Kim loại kiềm khi tác dụng với nước thì nOH trong bazơ=2 
 hay nOH trong bazơ .0,04 = 0,02 mol
0,02 .22,4 = 0,448 lít. Chọn đáp án D
Bài tập củng cố
Câu 1. Cho 1,77 g hỗn hợp Ca và Ba tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 2,27g hỗn hợp 2 bazơ Ca(OH)2 và Ba(OH)2.Thể tích khí H2 sinh ra ở đktc là:
A. 0,224 lít	 B. 0,448 lít	C. 0,336 lít	D. 0,48 lít
Câu 2. Cho 0,85 g hỗn hợp 2 kim loại Na và K tác dụng hết với nước, sau phản ứng thu được 0,336 lít khí H2 (đktc). Tổng khối lượng hiđroxit sinh ra là:
A. 0,48g	B. 1,06g	C. 3,02g	D. 2,54g
2. Dạng 2 . Kim loại tác dụng với dung dịch a xít.
 Kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
 Có nhiều kim loại tác dụng với nhiều axit khác nhau. Tuy nhiên trong đề tài tôi chỉ đề cập tới 2 axit thường gặp trong chương trình THCS là HCl và H2SO4(loãng) tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Trường hợp 1. Kim loại + HCl Muối clorua + H2
VD: 	2Na + 2HCl 2NaCl + H2
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
* Nhận xét:
- Qua 3 PTHH trên ta thấy điểm giống nhau của 3 phản ứng là: 
 ngốc Cl = nHCl = (*)
Từ (*) có thể áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính được khối lượng của muối khi biết khối lượng của kim loại và lượng HCl hoặc lượng H2.
- Cứ 1 mol H2 sinh ra thì có 2 mol gốc axit (gốc clorua) tao ra, mà 2 mol gốc clorua = 71g. Do vậy có thể tính được khối lượng của muối clorua bằng công thức: 
Bài tập vận dụng
Câu 1: Cho 0,52 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dd HCl, dư thấy thoát ra 0,336 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là :
A. 15,85 g	B. 1,585 g	C. 9,5 g	D. 12,7 g
Bài làm
* Cách 1: Cách giải thông thường
Gọi x,y lần lượt là số mol của Mg và Fe (x, y > 0)
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)
x mol 2xmol xmol x mol
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
ymol 2ymol ymol ymol
Theo bài ra ta có: mMg + mFe = 0,52 hay 24x + 56y = 0,52 (*) 
Theo phương trình (1) và (2): x + y = 0,015(mol) (**)
Giải (*) và (**) lập hệ phương trình :
 	Giải hệ phương trình trên được x = 0,01; y = 0,005
Thay x,y vào phương trình (1) và (2) -> 
Tổng khối lượng của muối = 0,01. 95 + 0,005. 127 = 1,585 (g) Chọn đáp án B
* Cách 2: Học sinh có thể không cần viết phương trình hóa học mà vận dụng ngay công thức: 
 	m muối clorua = 0,52 + 71. 0,015 = 1,585 (g). Chọn đáp án B
 *Cách 3: Khi cho kim loại tác dụng với dd axit HCl thì:
 nHCl = mà → nHCl = 2.0,015 = 0,03 mol
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
Chọn đáp án B
* Cách 4: Cần nhớ: Khi cho kim loại tác dụng với dd axit HCl thì 
ngốc Cl = nHCl = mà → nCl = 2.0,015 = 0,03 mol
 mmuối = m kim loại + mgốc axit 
 m muối = 0,52 + 0,03. 35,5= 1,585 (g). Chọn đáp án B
* Nhận xét: Nếu làm theo cách thông thường thì HS mất nhiều thời gian và HS phải biết cách lập PTHH và lập hệ phương trình và giải hệ phương trình. Với cách 2,3,4 thì HS không cần lập phương trình hóa học và hệ phương trình mà chỉ áp dụng công thức có thể cho ngay đáp án chính xác
Bài tập củng cố
Câu 1. Cho 14,5 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg; Fe và Zn tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch HCl 2M.
a/ Thể tích khí H2 thu được ở đktc là:
A. 2,24 lít	B. 22,4 lít	C. 4,48 lít	D. 6,72 lít
b/ Khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là:
A. 21,6g	B. 13,44g	C. 35,8g	D. 57,1g
Câu 2. Hoà tan 13,4 gam hỗn hợp gồm ba kim loại Mg, Fe, và Al vừa đủ trong dung dịch HCl, kết thúc phản ứng cô cạn dung dịch thu được 48,9 gam muối khan.
 Thể tích khí H2 thu được ở đktc là:
A. 4,48 lít	B. 6,72 lít	C. 8,96 lít	D. 11,2 lít.
Câu 3: Cho 1,04 gam hỗn hợp hai kim loại A và B chưa rõ hóa trị tan hoàn toàn trong dung dịch HCl loãng, dư thấy thoát ra 0,672 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng là:
A. 1,5g	B. 1,585g	C. 1,78g	D. 3,17 g
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dd HCl dư tạo ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dd sau phản ứng thu được số gam muối khan là:
	A. 1,71 gam	B. 17,1 gam	C. 3,42 gam	D.34,2 gam
Câu 5. Cho 5 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dd HCl thấy thoát ra 0,56 lít khí ở đktc. Khối lượng muối clorua thu được trong dd là:
	A. 15,5 gam	B. 14,65 gam	C. 6,775 gam	D. 12,5 gam
Câu 6. Cho 12,1 gam hỗn hợp Zn và Fe tác dụng vừa đủ với m gam dd HCl 7,3%. Cô cạn dd sau phản ứng được 26,3 g muối.
a/ Giá trị của m là:
A. 100 gam	B. 130 gam	C. 146 gam	D. 200 gam
b/ Tổng thế tích khí H2 sinh ra ở đktc là:
	A. 4,48 lít	B. 0,336 lít	C. 0,56 lít	D. 6,72 lít
 Trường hợp 2. Kim loại + H2SO4 (loãng) Muối sunfat + H2
VD: 	2Na + H2SO4 Na2SO4 + H2
	Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
* Nhận xét:
- Qua 3 PTHH trên ta thấy điểm giống nhau của 3 phản ứng đó là: (*)
 	Từ (*) có thể áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính được khối lượng của muối sunfat khi biết khối lượng của kim loại và lượng H2SO4 hoặc biết khối lượng kim loại và lượng H2.
 - Cứ 1 mol H2 sinh ra thì có 1 mol gốc axit (gốc sunfat) tao ra, mà khối lượng 1 mol gốc sunfat = 96 gam. Do vậy có thể tính được khối lượng của muối sunfat bằng công thức: 
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1 Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dd chứa m gam muối. Giá trị của m là 
A. 10,27. 	B. 9,52. 	C. 8,98. 	 D. 7,25.
Nhận xét: Vì đầu bài cho biết có 2 giữ kiện nhưng lại có 3 ẩn, nếu áp dụng cách giải thông thường: Đặt ẩn, lập PTHH và lập hệ phương trình ... thì không cho kết quả đúng.Với bài tập trên HS không cần viết PTHH mà vận dụng ngay công thức
Bài làm
* Cách 1: Áp dụng công thức tính nhanh 
 ta có: => Chọn đáp án C
 * Cách 2: Vận dụng công thức. = 0,06 mol
 mmuối = m kim loại + mgốc axit 
 = 3,22 + 0,06.96 = 8,98 gam. Chọn đáp án C 
Câu 2. Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2(ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
	A.38,93g	B.103,85g	C.25,95g	 D.77,96g
Nhận xét: Đây là bài cho hỗn hợp 2 kim loại tác dụng với hỗn hợp 2 axit lên phải dựa vào lượng H2 sinh ra để tính xem axit còn dư hay phản ứng hết sau đó áp dụng công thức để tính 
Bài làm
 nH= mol. Vậy hỗn hợp 2 axit phản ứng vừa hết.
Áp dụng công thức và 
ta có: m = 7,74 + 0,5.( 1.35,5 + 0,28.96) = 38,93 gam => chọn A 
Bài tập củng cố
Câu 1. Cho 29 gam hỗn hợp Mg, Zn, Fe tác dụng hết với dd H2SO4 loãng thấy thoát ra V lít khí H2 ở đktc. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 86,6 gam muối khan. Giá trị của V là:
A. 6,72 lít	B. 13,44 lít	C.22,4 lít	D. 4,48 lít
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 1,75g hỗn hợp ba kim loại Zn, Fe,Al vào dd H2SO4 loãng thấy thoát ra 1,12 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dd sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 4,66g 	B. 6,55g	C. 9,7g	D. 7,9g
Câu 3 Cho 1,04g hỗn hợp hai kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan là:
A. 3,92g 	B. 1,96g 	C.3,52g 

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuyen_de_hoa_9_1617.docx