Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 - Năm học 2015 - 2016 đề thi môn: Hóa Học

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1156Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 - Năm học 2015 - 2016 đề thi môn: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 - Năm học 2015 - 2016 đề thi môn: Hóa Học
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ỨNG HÒA
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi gồm 01 trang)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 - NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC
 (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (4 điểm)
Cho sơ đồ chuyển hóa của nguyên tố Fe (mỗi mũi tên là 1 phản ứng hóa học): 
H2SO4
(1)
HCl đặc
 (2)
Ba(OH)2
 (3)
(4) NaCl
 to
(5)
H2O
 (8)
 t0 (6)
HCl
(7) 
Fe Fe2(SO4)3 FeCl3 Fe
 Fe(OH)3	 Fe2O3 Fe(OH)3
a) Hãy chỉ ra những chỗ đúng, sai hoặc thiếu chính xác ở sơ đồ chuyển hóa trên và giải thích vì sao?
b) Từ đó hãy chọn hóa chất, điều kiện (ở trên dấu mũi tên) thích hợp và viết PTHH thực hiện dãy chuyển hóa đúng.
Câu 2. (3 điểm)	
Cho hỗn hợp A gồm: Al, Fe, Cu vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, thu được khí B, dung dịch C và chất rắn D. Lọc chất rắn D. Cho NaOH dư vào trong dung dịch C được dung dịch E và kết tủa F. Lấy F nung trong không khí đến khối lượng không đổi. Sục khí CO2 dư vào dung dịch E. Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra?
Câu 3. (4 điểm)
Có bốn lọ dung dịch mất nhãn chứa: Na2CO3, MgSO4, BaCl2, HCl. Không dùng hóa chất nào khác, hãy nêu phương pháp nhận biết mỗi dung dịch?
Câu 4. (4 điểm)
Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe (có tỉ lệ số mol là 1:1) vào 200 ml dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng dung dịch tăng 5,1 gam. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 trên.
Câu 5. (5 điểm)
Hoà tan hoàn toàn a gam kim loại R có hoá trị không đổi n vào b gam dung dịch HCl được dung dịch D. Thêm 240 gam NaHCO3 7% vào D thì vừa đủ tác dụng hết với HCl dư thu được dung dịch E, trong đó nồng độ phần trăm của NaCl là 2,5% và của muối RCln là 8,12%. Thêm tiếp lượng dư dung dịch NaOH vào E. Sau đó lọc lấy kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì được 16 gam chất rắn.
a) Viết phương trình hoá học xảy ra?
b) Hỏi R là kim loại gì?
c) Tính C% của dung dịch HCl đã dùng?
(Cho Al=27; Fe = 56; Cu = 64; Na = 23; H = 1; C=12; O=16; S=32; Cl=35,5)
Họ và tên thí sinh: SBD:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ỨNG HÒA
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
LỚP 9 - NĂM HỌC 2015-2016
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: HÓA HỌC
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(4điểm)
a
(1) chưa chính xác vì : Nếu dung dịch H2SO4 loãng thì chỉ thu được FeSO4
 Nếu H2SO4 đặc, nguội thì Fe bị thụ động hóa nên không xảy ra phản ứng. Do đó phải dùng dung dịch H2SO4 đặc, nóng
2,0
(2) Sai, vì HCl đặc dễ bay hơi nên không thể đẩy H2SO4 ra khỏi muối
(3) Phản ứng xảy ra nhưng không nên dùng Ba(OH)2 vì tạo BaSO4 kết tủa lẫn với Fe(OH)3 
(4) Sai, vì Fe(OH)3 là bazơ không tan nên không tác dụng với muối NaCl
(5) đúng, vì Fe(OH)3 là bazơ không tan nên bị nhiệt phân 
(6) Sai, Fe2O3 không thể phân hủy thành Fe, cần có chất khử mạnh như H2, CO...
(7) Sai, Vì phản ứng xảy ra chỉ thu được FeCl2
(8) sai, không thể chuyển hóa trực tiếp vì Fe2O3 không tan trong nước
b
(1) Chọn H2SO4 đặc, nóng
 2Fe + 6 H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2 á + 6 H2O
2,0
(2) Chọn BaCl2:
 Fe2(SO4)3 + 3 BaCl2 → 2FeCl3 + 3BaSO4 â
(3) Chọn NaOH
Fe2(SO4)3 + 6 NaOH → 2 Fe(OH)3â + 3Na2SO4
(4) Chọn dd HCl:
Fe(OH)3 + 3 HCl FeCl3 + 3 H2O	
(5) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3 H2O
to
(6) Chọn CO hoặc H2
 Fe2O3 + 3CO 2 Fe + 3 CO2á
 Fe2O3 + 3 H2 2Fe + 3 H2O
(7) Chọn Cl2:
 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
(8) không thể chuyển hóa trực tiếp
Câu 2
(3 điểm)
Khi cho hỗn hợp A vào dung dịch HCl dư, chỉ có Al và Fe tan:
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2á
0,25đ
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2á
0,25đ
Khí B là H2, chất rắn D là Cu, dung dịch C gồm: AlCl3, FeCl2, HCl dư. Khi cho NaOH dư vào C, xảy ra phản ứng: 
0,25đ
 NaOH + HCl NaCl + H2O
0,25đ
 FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2â + 2NaCl
0,25đ
 AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3â + 3NaCl
0,25đ
 NaOH + Al(OH)3 NaAlO2 + 2H2O
0,25đ
Kết tủa F là: Fe(OH)2, dung dịch E gồm: NaAlO2 và NaOH dư. Khi nung F trong không khí đến khối lượng không đổi:
0,25đ
 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O 4Fe(OH)3â
0,25đ
 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
0,25đ
Sục CO2 vào dung dịch E:
 CO2 + NaOH NaHCO3
0,25đ
 CO2 + 2H2O + NaAlO2 Al(OH)3 â + NaHCO3
0,25đ
Câu 3
(4điểm)
Giả sử cho từng chất tác dụng với mẫu thử của các chất còn lại ta có bảng sau : 
Na2CO3
MgSO4
BaCl2
HCl
Na2CO3
 -
 â
 â
 á
MgSO4
 â
 - 
 â
BaCl2
 â
 â
 - 
HCl
 á
 - 
- Nếu chất nào sau 3 lần thử có 2 lần có kết tủa và một lần có khí bay ra
chất đó là Na2CO3.
- Nếu chất nào sau 3 lần thử chỉ có 1 lần có khí bay ra chất đó là HCl.
- Nếu chất nào sau 3 lần thử có 2 lần có kết tủa chất đó là MgSO4 hoặc BaCl2.
- Cho Na2CO3 cho tác dụng với 2 mẫu thử của 2 chất còn lại, lọc bỏ kết 
tủa, thu được 2 dung dịch : 
 MgSO4 + Na2CO3 MgCO3â+ Na2SO4
 BaCl2 + Na2CO3 BaCO3â + 2NaCl
- Lấy 1 trong 2 dung dịch thu được cho tác dụng lần lượt với 2 mẫu thử 
của 2 chất còn lại, nếu sau 2 lần thử có 1 lần tạo kết tủa thì chất chưa biết
 là BaCl2
dung dịch thu được ở thí nghiệm trên là Na2SO4 chất còn lại là 
MgSO4 :
 BaCl2 + Na2SO4 BaSO4â+ 2NaCl
 MgSO4 + Na2SO4 không phản ứng.
- Nếu sau 2 lần thử đều không có hiện tượng gì thì dung dịch thu được
 ở trên là NaCl.
Vậy dung dịch ban đầu là BaCl2 và chất còn lại là MgSO4.
1đ
0,5đ
0,5đ
1đ
0,5đ
0,5đ
Câu 4 
(4điểm)
Gọi nAl = nFe = x mol (x > 0) 
Ta có: 27x + 56x = 8,3
 x = 0,1 mol
0,75
PTHH: 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 á
 0,1 0,15 0,15 mol
PTHH: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2 á
 0,1 0,1 mol
0,5
 0,5
Giả sử chỉ có Al PƯ, Fe chưa PƯ thì 
 mdd tăng = 0,1 . 27 - 0,15 . 2 = 2,4 (g) < 5,1 (g) trái đề bài
0,25
Giả xử cả Al, Fe PƯ hết thì 
 mdd tăng = 8,3 - 0,15 . 2 - 0,1 .2 = 7,8 (g) > 5,1 (g) trái đề bài
0,5
Do đó Al PƯ hết, Fe có PƯ và dư. 
Gọi nFe PƯ = y mol ( y>0)
 mdd tăng = 0,1 . 27 + 56y - 0,15 . 2 - 2y = 5,1
 y = 0,05
0,5
PTHH: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
 0,05 0,05 0,05 mol
0,5
Tổng số mol H2SO4 là 0,15 + 0,05 = 0,2 mol
Nồng độ: CM = 0,2 : 0,2 = 1M
0,5
Câu 5
(5điểm)
a/ Gọi n là hoá trị của R
R + nHCl RCln + H2 (1)
Dung dịch D: RCln, HCl dư.
HCl dư + NaHCO3 NaCl + H2O + CO2 (2)
Dung dịch E : NaCl, RCln 
RCln + nNaOH R(OH)n + nNaCl (3)
2R(OH)2 R2On + nH2O (4)
b/ Theo (2) Ta có:
nNaHCO3 = n NaCl = (240 x 7) : (100 x 84) = 0,2 (mol)
mddE = 0,2 x 58,5 x 100/ 2,5 = 468g
mRCln = 468 x 8,12 / 100 = 38g
Từ (3,4) Ta có:
(2R + 71n)/38 = (2R + 16n)/ 16
Suy ra R = 12n. Chọn n = 2 và R = 24 (Mg) là đúng.
c/ Ta có PTHH: 
Mg + 2HCl MgCl2 + H2 (1)
HCl dư + NaHCO3 NaCl + H2O + CO2 (2)
MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl (3)
Mg(OH)2 MgO + H2O (4)
Theo các PTHH trên ta thấy: 
nMg = nMgO = 16/40 = 0,4 (mol)
Do đó mMg = 0,4 x 24 = 9,6g
nH2 = nMg = 0,4 (mol)
nCO2 = n NaCl = 0,2(m0l)
mdd D = 9,6 + mdd HCl - 0,4 x 2 = 8,8 + mdd HCl
Mặt khác m dd E = 468 = mdd HCl - 0,2 x 44
Rút ra:
mdd HCl = 228g. Tổng số mol HCl = 0,4 x 2 + 0,2 = 1 mol
C% = 1 x 36,5 x 100/ 228 = 16%
0,5
0,5
0,5
0,5
0,75
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thi_HSG_Hoa_9_Hay.doc