Chủ đề 2: Định luật bảo toàn khối lượng-Kim loại tác dụng với muối

pdf 9 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 3020Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề 2: Định luật bảo toàn khối lượng-Kim loại tác dụng với muối", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 2: Định luật bảo toàn khối lượng-Kim loại tác dụng với muối
Tài liệu luyện thi Đại Học 
Chủ đề 2: Định luật bảo toàn khối lượng-kim loại tác dụng với muối 
Gv: Huỳnh Phúc Hải 7 Năm học 2012-2013 
A. ĐỊNH LUẬT : BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG:Tổng khối lượng các chất tham gia phản 
ứng bằng tổng khối lượng các chất tạo thành sau phản ứng. 
Ví dụ: Có phản ứng: A + B  C + D 
Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mA + mB = mC + mD 
Khối lượng muối = khối lượng kim loại(hoặc khối lượng NH4+)+Khối lượng anion gốc axit 
Ví dụ: Ta có muối FeCl3: m 3FeCl = m Fe + m Cl = số mol Fe*56 + Số mol Cl
-*35,5= 
 Hoặc ta có muối: (NH4)2SO4: m 424 )( SONH =m 4NH + m 24SO 
- Chú ý đến các phương trình ion rút gọn: 
2H+ + 2e  H2 
2H+ + CO32-  CO2 + H2O 
HCl  H+ + Cl- 
H2SO4  2H+ + SO42- 
Câu 64: Hòa tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng 
vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng thu được 1,344 lít H2(đktc)và dung dịch chứa m gam 
muối. Gía trị của m là? 
A. 9,52 B. 10,27 C. 8,98 D. 7,25 
(Câu 27-ĐTTS Cao đẳng khối A năm 2007) 
Câu 73 : 1,04 gam hỗn hợp 2 kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng 
dư ta thấy có 0,672 lít Hidro (đkc) thoát ra . Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan 
thu được sẽ là : 
 A- 1,96 gam B- 3,52 gam C- 3,92 gam D- 5,88 
gam 
Câu 80 : Cho 2,81 gam hỗn hợp các oxit Fe3O4, Fe2O3, MgO, CuO tác dụng vừa đủ 
với 300ml dung dịch H2SO4 loãng 0,1M thì khối lượng muối sunfat khan thu được 
là ? 
A. 4,5g B. 3,45g C. 5,21g D. chưa xác định 
Câu 1: Một dung dịch chứa 38,2g hỗn hợp 2 muối sunfat của kim loại kiềm A và kim loại 
kiềm thổ B tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thu được 69,9g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa và cô 
cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan. 
A. 3,07 B. 30,7 C. 7,03 D. 70,3 
Câu 2: Hòa tan 28,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm 
IIAbằng acid HCl thu được 6,72 lít khí(đktc) và dung dịch A. Tổng số gam 2 muối clorua 
trong dung dịch thu được là?? 
A. 3,17 B. 31,7 C. 1.37 D. 7,13 
Câu 3: Cho 6,2g hỗn hợp gồm một số kim loại kiềm vào dung dịch HCl dư được 2,24lít 
H2(đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn? 
A. 1,33 B. 3,13 C. 13,3 D. 3,31 
Câu 4: Cho 16,3g hỗn hợp 2 kim loại Na và X tác dụng hết với HCl loãng, dư thu được 
34,05 gam hỗn hợp muối A khan. Thể tích H2 thu được là? bao nhiêu lít? 
A. 3,36 B. 5,6 C. 8,4 D. 11,2 
Câu 5: Cho x gam hỗn hợp kim loại gồm K, Na, Ba vào nước được 500ml dung dịch X có 
pH=13 và V lít khí (đktc). V có giá trị là? bao nhiêu? 
Tài liệu luyện thi Đại Học 
Chủ đề 2: Định luật bảo toàn khối lượng-kim loại tác dụng với muối 
Gv: Huỳnh Phúc Hải 8 Năm học 2012-2013 
A. 0,56 B. 1,12 C. 2,24 D. 3,36 
Câu 6: Hòa tan hết 1,72g hỗn hợp kim loại gồm Mg, Al, Zn và Fe bằng dung dịch H2SO4 
loãng thu được V lít khí ở (đktc) và 7,48g muối sunfat khan. Giá trị của V là?? 
A. 1,344 B. 1,008 C. 1,12 D. 3.36 
Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml acid H2SO4 
0,1M vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan? 
A. 6,81 B. 4,81 C. 3,81 D. 5,81 
Câu 8: Hòa tan hết 10g hỗn hợp muối cacbonat MgCO3, CaCO3, Na2CO3, K2CO3 bằng dung 
dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được x g 
muối khan. Gía trị của x là?? 
A. 12 B. 11,1 C. 11,8 D. 14,2 
Câu 9: Cho 11,5g hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 
2,24 lít CO2(đktc). Khối lượng muối clorua tạo thành là?? 
A. 16,2g B. 12,6g C. 13,2g D. 12,3g 
Câu 10. Thổi một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, FeO, 
Al2O3 nung nóng thu được 2,5 gam chất rắn. Toàn bộ khí thoát ra sục vào nước vôi trong dư 
thấy có 15 gam kết tủa trắng. Khối lượng của hỗn hợp oxit kim loại ban đầu là? 
A. 7,4 gam B. 4,9 gam C. 9,8 gam D. 23 gam 
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dung dịch 
acid H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng cô cạn dung dịch muối thu được bao nhiêu gam 
muối khan? 
A. 6,81g B. 4,81g C. 3,81g D. 5,81g 
(Câu 45-ĐTTS Đại học khối A năm 2007) 
MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO THÊM 
Câu 11. Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau 
phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m gam 
muối clorua. m có giá trị là? 
A. 2,66 B. 22,6 C. 26,6 D. 6,26 
Câu 12. Hòa tan 10,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu 
được7,84 lít khí A (đktc) và 1,54 gam chất rắn B và dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu 
đượcm gam muối, m có giá trị là? : 
A. 33,45 B. 33,25 C. 32,99 D. 35,58 
Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp Mg và Fe trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 
2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được gam muối khan. Khối lượng 
muối khan thu được là? 
A. 1,71 gam B. 17,1 gam C. 3,42 gam D. 34,2 gam 
Câu 14. Trộn 5,4 gam Al với 6,0 gam Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt 
nhôm. Sau phản ứng ta thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là? 
A. 2,24 gam B. 9,40 gam C. 10,20 gam D. 11,40 gam 
Tài liệu luyện thi Đại Học 
Chủ đề 2: Định luật bảo toàn khối lượng-kim loại tác dụng với muối 
Gv: Huỳnh Phúc Hải 9 Năm học 2012-2013 
Câu 15. Cho 0,52 gam hh 2 kim loại Mg và Fe tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, 
dư có 0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khối lượng hh muối sunfat khan thu được là? 
A. 2 gam B. 2,4 gam C. 3,92 gam D. 1,96 gam 
Câu 16. Khử hoàn toàn 32 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2 thấy tạo ra 9 gam H2O. 
Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là? 
A. 12 gam B. 16 gam C. 24 gam D. 26 gam 
B. KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI: 
1. Dạng bài toán: một kim loại tác dụng với dung dịch chứa một muối: 
- Phương pháp: 
Dạng bài tập này thường cho dưới dạng nhúng một lá kim loại vào một dung 
dịch muối, rồi cân xem khối lượng lá kim loại nặng hơn hay nhẹ hơn so với trước 
khi nhúng. 
+ Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là m thì áp dụng như sau: 
Khối lương lá kim loại tăng lên so với trước khi nhúng ta có: 
mkim loại bám vào - mkim loại tan ra = mtăng 
Khối lương lá kim loại giảm so với trước khi nhúng ta có: 
mkim loại tan ra - mkim loại bám vào = mgiảm 
+ Nếu đề bài cho khối lượng lá kim loại tăng hay giảm là x% thì ta áp dụng như sau: 
Khối lương lá kim loại tăng lên x% so với trước khi nhúng ta có: 
m kim loại bám vào - mkim loại tan ra = mbđ* 100
x 
Khối lương lá kim loại giảm xuống x% so với trước khi nhúng ta có: 
mkim loại tan ra - mkim loại bám vào = mbđ* 100
x
Với mbđ ta gọi là khối lượng ban đầu của thanh kim loại hay đề sẽ cho sẵn 
Câu 1: Ngâm 1 lá Zn trong 100ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi phản ứng kết thúc thu được 
bao nhiêu gam Ag? 
A. 2,16g B. 0,54g C. 1,62g D. 1,08g 
Câu 2: Ngâm một đinh sắt trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy 
đinh sắt ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6gam. 
Nồng độ ban đầu của CuSO4 là bao nhiêu mol/l? 
A. 1M B. 0,5M C. 2M D. 1,5M 
Câu 3: Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 4,16gam CdSO4. Phản ứng xong khối 
lượng lá Zn tăng 2,35%. Khối lượng lá Zn trước khi phản ứng là bao nhiêu? 
A. 60gam B. 40gam C. 80gam D. 100gam 
Câu 4: Ngâm một lá Zn trong dd muối sunfat chứa 4,48gam ion kim loại điện tích 2+. Sau 
phản ứng khối lượng lá Zn tăng thêm 1,88gam. Công thức hóa học của muối sunfat là? 
A. CuSO4 B. FeSO4 C. NiSO4 D. CdSO4 
Câu 5: Nhúng một lá sắt nặng 8gam vào 500 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy 
lá sắt ra cân lại nặng 8,8gam xem thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ mol CuSO4 
trong dung dịch sau phản ứng là? 
A. 2,3M B. 0,27M C. 1,8M D. 1,36M 
Tài liệu luyện thi Đại Học 
Chủ đề 2: Định luật bảo toàn khối lượng-kim loại tác dụng với muối 
Gv: Huỳnh Phúc Hải 10 Năm học 2012-2013 
Câu 6: Nhúng một lá kẽm vào dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy lá Zn ra cân thấy nhẹ 
hơn 0,025g so với trước khi nhúng. Khối lượng Zn đã tan ra và lượng Cu đã bám vào là. 
A. mZn=1,6g;mCu=1,625g B. mZn=1,5g;mCu=2,5g 
C. mZn=2,5g;mCu=1,5gA. D. mZn=1,625g;mCu=1,6g 
Câu 7: Nhúng thanh kim loại M vào 100ml dung dịch FeCl2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn 
toàn khối lượng thanh kim loại giảm 0,45g. Kim loại M là? 
A. Al B. Mg C. Zn D. Cu 
Câu 8: Một thanh kim loại M hóa trị II nhúng vào 1 lít dung dịch FeSO4 có khối lượng tăng 
lên 16g. Nếu nhúng cũng thanh kim loại ấy vào 1 lít dd CuSO4 khối lượng thanh tăng lên 
20g. Biết các phản ứng đều hoàn toàn và sau phản ứng còn dư kim loại M. Hai dung dịch 
FeSO4 và CuSO4 có cùng nồng độ mol. Xác định M. 
A. Zn B. Fe C. Mg D. Ca 
Câu 9: Một thanh kim loại M hóa trị II nhúng vào 1 lít dd CuSO4 0,5M sau khi lấy thanh M 
ra khỏi dd thấy khối lượng tăng 1,6g, nồng độ CuSO4 gỉam còn 0,3M. Xác định M? 
A. Zn B. Fe C. Mg D. Ca 
Câu 10: Hai lá kim loại cùng chất, có khối lượng bằng nhau, có khả năng tạo ra hợp chất hóa 
trị II. Một lá ngâm vào dung dịch Pb(NO3)2 và một lá ngâm vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau 
một thời gian người ta thấy lá kim loại ngâm trong muối Pb(NO3)2 tăng 19%, khối lượng lá 
kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng trong 2 phản ứng trên lượng kim loại bị hòa tan là bằng 
nhau. Xác định tên của lá kim loại đã dùng? 
A. Zn B. Fe C. Mg D. Cd 
MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO THÊM 
Câu 11: Ngâm 1 lá Zn trong 100ml dung dịch AgNO3 0,1M. Khi phản ứng kết thúc khối 
lượng lá Zn tăng thêm bao nhiêu gam? 
A. 0,65g B. 1,51g C. 0,755g D. 1,3g 
Câu 12: Ngâm một lá sắt trong dung dịch CuSO4. Khi khối lượng lấ sắt tăng thêm 1,2 gam 
thì khối lượng Cu bám trên sắt là? 
A. 9,5g B. 8,6g C. 9,6g D. 9,1g 
Câu 13: Nhúng thanh kim loại R chưa biết hóa trị vào dung dịch chứa 0,03 mol CuSO4 phản 
ứng xong lấy thanh R ra thấy khối lượng tăng 1,38gam. R là? 
A. Mg B. Al C. Fe D. Zn 
Câu 14: Ngâm một lá Zn trong dung dịch có hòa tan 8,32g CdSO4(Cd=112) phản ứng xong 
khối lượng Zn tăng 2,35%. Hãy xác định khối lượng Zn trước phản ứng? 
A. 50g B. 60g C. 70g D. 80g 
Câu 15: Nhúng 1 thanh kim loại M hóa trị II vào 0,5lít dung dịch CuSO4 0,2M. Sau phản 
ứng khối lượng thanh M tăng 0,4g và nồng độ CuSO4 còn 0,1M 
A. Zn B. Fe C. Mg D. Ca 
Câu 16: Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10gam trong 250gam dung dịch AgNO3 
4%. Khi lấy vật ra khỏi dung dịch thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. Khối 
lựợng của vật sau phản ứng là bao nhiêu gam? 
A. 27gam B. 10,76gam C. 11,08gam D. 17gam 
Câu 17: Nhúng 2 thanh kim loại R (hóa trị II) có khối lương như nhau vào dung dịch 
Cu(NO3)2 và Pb(NO3)2 khi số mol R đã phản ứng ở mỗi dung dịch là như nhau thì khối 
lượng thanh I giảm 0,2%, khối lượng thanh II tăng 28,4%. Tìm R, gỉa sử toàn bộ lượng Cu 
và Pb sinh ra bám hết vào các thanh R. 
Tài liệu luyện thi Đại Học 
Chủ đề 2: Định luật bảo toàn khối lượng-kim loại tác dụng với muối 
Gv: Huỳnh Phúc Hải 11 Năm học 2012-2013 
A. Zn B. Fe C. Mg D. Ca 
Câu 18: Hai lá kim loại cùng chất có khối lượng bằng nhau hóa trị II, một được nhúng vào 
dung dịch Cd(NO3)2 và một được nhúng vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian người ta 
lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch nhận thấy khối lượng lá kim loại nhúng vào Cd(NO3)2 
tăng 0,47%. Còn lá kia tăng 1,42%. Biết lượng kim loại tham gia 2 phản ứng là bằng nhau. 
Xác định tên của lá kim loại đã dùng? 
A. Zn B. Fe C. Mg D. Ca 
Câu 19. Ngâm một thanh Zn vào 100ml dung dịch AgNO3 0,1M đến khi AgNO3 tác dụng 
hết, thì khối lượng thanh Zn sau phản ứng so với thanh Zn ban đầu là: 
A. giảm 0,755 gam B. tăng 1,88 gam C. tăng 0,755 gam D. tăng 7,55 gam 
2. Dạng bài toán: Kim loại tác dụng với dung dịch chứa các muối: 
 Phương pháp: 
Ở đây cần lưu ý đến thứ tự các phản ứng: Các ion kim loại trong các dung dịch 
muối lần lượt bị khử theo thứ tự giảm dần tính oxi hóa. Nghĩa là kim loại sẽ tác 
dụng với ion kim loại có tính oxi hóa mạnh trước. 
Ví dụ: Cho Mg phản ứng với dung dịch chứa đồng thời FeSO4 a mol và CuSO4 b 
mol thì ion Cu2+ sẽ bị khử trước và bài toán dạng này thường giải theo 3 trường hợp 
sau: 
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1) 
Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe (2) 
TH 1: Chỉ xảy ra pứ(1). Nghĩa là pứ(1) xảy ra vừa đủ lúc đó dd sau phản ứng 
gồm: MgSO4, FeSO4 chưa phản ứng và chất rắn chỉ có Cu. 
TH 2: Xảy ra cả 2 pứ(1) và (2) vừa đủ. Nghĩa là dd thu được chỉ có MgSO4 và 
chất rắn gồm Cu và Fe. 
TH 3: Pứ(1) xảy ra hết và pứ(2) xảy ra một phần và thường sau phản ứng FeSO4 
sẽ còn dư (a-x) mol với x là số mol FeSO4 tham gia phản ứng (2). 
Lúc đó dd sau phản ứng gồm: MgSO4, FeSO4dư và chất rắn gồm Cu và Fe. 
Bài toán thường xảy ra ở trường hợp 3 nhiều hơn nên khi giải ta thử trường hợp 
3 trước, nhưng đôi lúc trường hợp này có thể đề bài cho Mg dư. Khi giải trường 
hợp 3 phải thử lại số mol FeSO4 = a-x > 0 mới đúng. 
Câu 1: Cho 4,8g Mg vào dung dịch chứa 0,02 mol Ag+, 0,15mol Cu2+. Khối lượng chất rắn 
thu được là? 
A. 11,76 B. 8,56 C. 7,28 D. 12,72 
Câu 2. Cho 2,24g Fe vào 200ml dung dịch Cu(NO3)2 0.1M và AgNO3 0,1M. Khuấy đều cho 
đến phản ứng hoàn toàn. Khối lượng chất rắn thu được là? 
A. 4,08g B. 1,232g C. 8,04g D. 12,32g 
Câu 3: Cho 0,2 mol Fe vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,2 mol AgNO3. 
Khi phản ứng hoàn toàn, số mol Fe(NO3)3 trong dung dịch bằng : 
A. 0,3 mol B. 0,5 mol C. 0,2 mol D. 0,0 mol 
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam bột Mg vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol Cu(NO3)2 và 
0,1 mol AgNO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được bằng : 
A. 6,4 gam. B. 10,8 gam. C. 14,0 gam. D. 17,2 gam. 
Câu 5: Cho m (g) bột Fe vào 100ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 4M. Sau khi 
kết thúc phản ứng thu được dung dịch 3 muối ( trong đó có một muối của Fe) và 32,4 g chất 
rắn. Khối lượng m (g) bột Fe là? 
Tài liệu luyện thi Đại Học 
Chủ đề 2: Định luật bảo toàn khối lượng-kim loại tác dụng với muối 
Gv: Huỳnh Phúc Hải 12 Năm học 2012-2013 
A.11,2 B.16,8 C.8,4 D.5,6 
BÀI TẬP THAM KHẢO THÊM 
Câu 6: Cho m(g) kim loại Fe vào 1lít dung dịch chứa AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,1M. Sau 
phản ứng người ta thu được 15,28g rắn và dung dịch B. Xác định m(g)? 
A. 2,87g B. 28,7g C. 0,287g D. 17,2 gam 
Câu 7: Cho 5,2g bột Zn vào 500ml dung dịch A gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 rồi lắc mạnh cho 
đến phản ứng hoàn toàn thu được 8,92g rắn B và dung dịch C. Cho NaOH dư vào dung dịch 
C được 4,41g kết tủa. Biết B không tác dụng được HCl. Nồng đọ mol các chất trong dung 
dịch muối là? 
A. AgNO3 =0,02M và Cu(NO3)2=0,01M B. AgNO3=0,2M và Cu(NO3)2=0,1M 
C. AgNO3 =0,01M và Cu(NO3)2=0,02M D. AgNO3 =0,1M và Cu(NO3)2=0,2M 
Câu 8: Cho m gam Mg vào 100 ml dung dịch chứa CuSO4 0,1M và FeSO4 0,1M. Sau khi 
phản ứng kết thúc, ta thu được dung dịch A (chứa 2 ion kim loại). Sau khi thêm NaOH dư 
vào dung dịch A được kết tủa B. Nung B ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 
chất rắn C nặng 1,2 g. Giá trị của m là: 
 A. 0,48 g. B. 0,24 g. C. 0,36 g. D. 0,12 g 
3. Hỗn hợp kim loại tác dụng với dung dịch 1 muối: 
 Phương pháp: 
Cách giải giống với dạng 2: Kim loại có tính khử mạnh bị oxi hóa trước rồi đến 
kim loại có tính khử yếu hơn. 
Ví dụ: Cho hỗn hợp Mg (a mol) và Fe (b mol) tác dụng với dung dịch CuSO4 thì 
Mg sẽ phản ứng trước khi nào Mg hết mà CuSO4 vẫn còn thì phản ứng tiếp với Fe. 
Bài toán này cũng có 3 trường hợp có thể xảy ra theo thứ tự như sau: 
Mg + CuSO4 → MgSO4+ Cu (1) 
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2) 
TH 1: Chỉ xảy ra phản ứng (1). Lúc đó dung dịch chỉ có MgSO4 và chất rắn gồm 
Cu, Fe còn nguyên và có thể có Mg còn dư. 
TH 2: Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2) vừa đủ. Lúc đó dung dịch gồm MgSO4 và 
FeSO4 và chất rắn chỉ có Cu 
TH 3: Phản ứng (1) xảy ra hết và phản ứng (2) xảy ra một phần và thường sau 
phản ứng Fe sẽ còn dư (b-x) mol với x là số mol Fe tham gia phản ứng (2). Cũng có 
thể sau phản ứng CuSO4 dư. 
Bài toán thường xảy ra ở trường hợp 3 nhiều hơn nên khi giải ta thử trường hợp 
3 trước, nhưng đôi lúc có thể xảy ra ở các trường hợp khác. Khi giải trường hợp 3 
phải thử lại số mol Fedư (b-x) > 0 thì mới đúng. 
Câu 1: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7gam Al và 5,6gam Fe vào 550ml dung dịch AgNO3 1M. 
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Gía trị của m là (biết thứ tự 
trong dãy thế điện hóa Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag) 
A. 59,4 B. 64,8 C. 32,4 D. 54 
 (Câu 44-Mã đề 263-Đề TSĐH-khối A năm 2008) 
Câu 2: Cho 1,12gam bột Fe và 0,24 g bột Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4, khuấy 
nhẹ cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Khối lượng kim loại có trong bình sau phản ứng là 
1,88g. Nồng độ mol/l dung dịch CuSO4 trước phản ứng là? 
A. 0,1M B. 0,15M C. 0,2M D. 0,3M 
Tài liệu luyện thi Đại Học 
Chủ đề 2: Định luật bảo toàn khối lượng-kim loại tác dụng với muối 
Gv: Huỳnh Phúc Hải 13 Năm học 2012-2013 
Câu 3: Cho 8,3gam hh Fe, Al vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,21M phản ứng hoàn toàn thu 
được 15,68gam hh rắn B gồm 2 kim loại. % theo khối lượng của Al trong hỗn hợp là? 
A. 32,53% B. 53,32% C. 50% D. 35,3% 
Câu 4: Cho hỗn hợp rắn A gồm 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu tác dụng với 300 ml dung dịch 
AgNO3 2M khi phản ứng hoàn toàn khối lượng chất rắn thu được là: 
 A. 32,4 gam B. 43,2 gam C. 54,0 gam D. 64,8 gam 
Câu 5: Cho hỗn hợp X gồm 0,054mol Pb và 0,034 mol Al vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi 
phản ứng xảy ra hoàn toàn được 11,01 gam rắn Y. Y gồm? 
A. Chỉ có Cu B. Al, Pb, Cu, C. Pb, Cu D. Al, Cu 
Câu 6: Cho 0,02mol Mg, 0,02mol Fe và 0,015 mol Cu vào 500 ml dd AgNO3 0,17M . 
Khuấy đều để pứ xảy ra hoàn toàn thu được dd X và (m)g chất rắn Y. Giá trị của m là: 
A. 10,62 g B. 9,8 g C. 8,1 g D. 7,28 g 
Câu 7: Hòa tan một hh bột kim loại có chứa 5,6 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dd 
AgNO3 2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được bằng : 
A. 21,6 gam B. 43,2 gam C. 54,0 gam D. 64,8 gam 
Câu 8: Cho 2,8g bột Fe và 2,7g bột Al vào dung dịch có 0,175mol Ag2SO4. Khi phản ứng 
xong thu được x gam hỗn hợp 2 kim loại. Vậy x là: 
A. 39,2g B. 5,6g C. 32,4g D. Kết quả khác 
BÀI TẬP THAM KHẢO THÊM 
Cho 1 hỗn hợp gồm 3,6g Mg và 6,4g Cu tác dụng với 500ml dung dịch AgNO3 chưa 
rõ nồng độ. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn được 46,4g rắn B và dung dịch C. Sử 
dụng làm câu 9, câu 10: 
Câu 9: Nồng độ mol AgNO3 ban đầu là? 
A. 0,8M B. 0,2m C. 0.3M D. 0,4M 
Câu 10: Nồng độ mol các chất trong dung dịch C theo thứ tự lần lượt là? 
A. 0,1M và 0,3M B. 0,03M và 0,01M C. 0,01M và 0,03M D. 0,3M và 0,1M 
Cho 1,36 g hỗn hợp Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO4 chưa rõ nồng độ. Sau khi 
các phản ứng xảy ra hoàn toàn được rắn A nặng 1,84g và dung dịch B. Cho NaOH dư vào 
dung dịch B rồi lấy kết tủa nung ngoài không khí cho đến khối lương không đổi được 1,2g 
hỗn hợp oxit. Trả lời câu 11 và câu 12? 
Câu 11: khối lượng mỗi kim loại ban đầu là? 
A. mMg=0,24g và mFe=1,12g B. mMg=0,12g và mFe=1,24g 
C. mMg=2,4g và mFe=1,2g D. mMg=0,242g và mFe=1,122g 
Câu 12: Nồng độ mol dung dịch CuSO4 ? 
A. 0,02M B. 0,03M C. 0,04M D. 0,05M 
 Cho 10,72 g hh Fe và Cu tác dụng với 500ml dd AgNO3. Sau phản ứng thu được dd A 
và 35,84g rắn B. Cho dd A tác dụng với NaOH dư. Lọc kết tủa rữa sạch rồi nung trong 
không khí đến khối lượng không đổi được 12,8g chất rắn. Trả lời câu 13, câu 14? 
Câu 13: Thành phần % theo khối lượng hỗn hợp ban đầu là? 
A. %Fe= 50% và %Cu=50% B. %Fe= 52,5% và %Cu=47,5% 
C. %Fe= 54% và %Cu=56% D. %Fe= 52,2% và %Cu=47,8% 
Câu 14: Nồng độ mol dung dịch AgNO3 là? 
Tài liệu luyện thi Đại Học 
Chủ đề 2: Định luật bảo toàn khối lượng-kim loại tác dụng với muối 
Gv: Huỳnh Phúc Hải 14 Năm học 2012-2013 
A. 0,14M B. 0,44M C. 0,64M D. 0,84M 
Câu 15: Cho 0,411g hỗn hợp Al và Fe tác dụng với 250ml dung dịch AgNO3 0,12 M. Sau 
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn được rắn A nặng 3,324g và dung dịch B. Cho NaOH dư 
vào dung dịch B được kết tủa trắng xanh hóa nâu ngoài không khí. Khối lượng kim loại 
trong hỗn hợp ban đầu là? 
A. mAl =0,234g,mFe=0,168g B. mAl =0,168g,mFe=0,234g 
C. mAl =0,4g,mFe=0,011g D. mAl =0,011g,mFe=0,4g 
3. Hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp muối: 
Đối với bài tập này ta nên áp dụng định luật bảo toàn electron để giải. 
VD: Cho hỗn 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchuyen_de_kim_loai.pdf