CÂU HỎI ÔN THI LÝ THUYẾT GVDG MÔN TOÁN CÂU 1: Hướng đổi mới PPDH toán hiện nay ở trường THCS là: + Tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. + Khơi dậy và phát triển năng lực tự học. + Hình thành cho học sinh tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo. + Nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. + Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. + Tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập của học sinh. CÂU 2:Những đặc trưng cơ bản của PPDH đổi mới trong môn toán bậc THCS : 1. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh. + Dạy học toán thực chất là dạy hoạt động toán học, +HS - chủ thể của hoạt động học cần phải được cuốn hút vào những hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, +HS tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức có sẵn. - GV tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động: +củng cố kiến thức cũ, tìm tòi phát hiện kiến thức mới, + luyện tập vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau, rèn luyện kỹ năng, hình thành thói quen vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn và vào việc học tập các môn học khác. 2. Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. GV truyền thụ cho HS những tri thức về phương pháp (quy tắc, quy trình, tìm đoán..) để HS biết cách học, 3. Dạy học thông qua tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác 4. Dạy học thông qua kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS CÂU 3: Các bước của quy trình biên soạn đề kiểm tra theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo là: Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm, đáp án và thang điểm Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra CÂU 4:Những yêu cầu quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học ? + Phát huy tính tích cực, hứng thú trong học tập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên + Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của giáo viên và học sinh + Tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một cách hợp lý. + Giáo viên sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, trong sáng, sinh động. + Dạy học sát đối tượng + Chú ý đến kiến thức thực tế và liên hệ thực tế theo từng bộ môn. CÂU 5: Hãy nêu một số cách thông dụng để tạo tình huống gợi vấn đề. Dự đoán nhờ nhận xét trực quan, thực hành hoặc hoạt động thực tiễn. Lật ngược vấn đề Xem xét tương tự Khái quát hóa Tư duy hàm Khai thác kiến thức cũ đặt vấn đề dẫn đến kiến thức mới Nêu một bài toán mà việc giải quyết cho phép dẫn đến kiến thức mới Tìm sai lầm trong lời giải và sửa chữa sai lầm đó CÂU 6:dạy học môn Toán THCS nhằm giúp học sinh đạt được các kỹ năng cơ bản sau: - Thực hiện được các phép tính đơn giản trên số thực. - Vẽ được đồ thị hàm số bậc nhất; hàm số y = ax2. - Giải thành thạo phương trình ( bậc nhất, bậc hai, quy về bậc hai), bất phương trình bậc nhất một ẩn, hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. - Vẽ hình; vẽ biểu đồ; đo đạc; tính độ dài, góc, diện tích, thể tích. - Thu thập và xử lí số liệu thống kê đơn giản. - Uớc lượng kết quả đo đạc và tính toán. - Sử dụng các công cụ đo, vẽ, tính toán. - Suy luận và chứng minh. - Giải toán và vận dụng kiến thức toán học trong học tập và đời sống CÂU 7: Anh (Chị) hãy nêu những ứng dụng, vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin và chức năng của máy vi tính trong dạy học Toán ở THCS. + Ứng dụng: - Dùng trong phần mềm toán học. - Các phần mềm toán học trợ giúp. - Phần mềm trong các khâu hoạt động..... + Chức năng: - Hiển thị lên màn hình các thông tin. - Hoạt động khám phá giải quyết vấn đề. - Trực quan hoá, minh hoạ, kiểm nghiệm - Đo sự lưu trữ các biểu đồ.... * Vai trò của việc ứng dụng CNTT trong dạy học toán. - Hình thành kiến thức toán học. - Rèn kỷ năng thực hành. - Rèn luyện và phát triển tư duy. - Hình thành phẩm chất, đạo đức, tác phong của người lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.... CÂU 8: a) Anh (chị) hãy nêu những con đường tiếp cận khái niệm toán học thường dùng trong dạy học toán THCS. b) Theo anh (chị) để tiếp cận khái niệm hàm số thì sẽ tiếp cận theo con đường nào? Nêu quy trình tiếp cận khái niệm hàm số. Có 2 con đường thường dùng trong dạy học toán THCS: - Con đường suy diễn; - Con đường qui nạp. (Ngoài ra còn con đường kiến thiết nhưng ít dùng). Để tiếp cận khái niệm hàm số ta tiếp cận theo con đường qui nạp. Qui trình như sau: i) Giáo viên nêu lại một số kiến thức mà học sinh đã được học ở lớp dưới để học sinh xem xét, ví dụ: + Quãng đường đi trong chuyển động đều tỉ lệ thuận với thời gian + Thời gian hoàn thành một khối lượng công việc tỉ lệ nghịch với năng suất thực hiện công việc đó. ii) Giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích, so sánh các ví dụ trên để thấy được rằng ở mỗi trường hợp đều có một đại lượng nhận giá trị và một đại lượng nữa có giá trị tương ứng thuộc tập hợp số thứ hai. Nêu bật được đặc điểm chung sau: Với mỗi phần tử x thuộc tập hợp số A đều tương ứng một phần tử xác định y thuộc tập hợp số B. iii) Trên cơ sở nhận xét đạt được ở ii), giáo viên gợi ý để học sinh phát biểu khái niệm hàm số. CÂU 9: Những ưu điểm của PPDH DỰA TRÊN GQVĐ 1. Thuộc nhóm phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm 2. Gắn nội dung môn học với thực tiễn 3. Kích thích hứng thú học tập của học sinh 4. Rèn luyện khả năng tự định hướng, tự học cho học sinh 5. Phát triển tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định 6. Thúc đẩy làm việc hợp tác, phát triển kỹ năng sống CÂU 10 Anh (chị) hãy nêu các mức độ cần đạt được về kiến thức trong dạy học môn toán. Mỗi mức độ lấy một ví dụ minh hoạ Nhận biết: Là học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, Ví dụ: Chỉ ra đâu là một phương trình bậc hai Thông hiểu: Là học sinh hiểu các khái niệm cơ bản. Ví dụ: Cho được ví dụ về phân số. Vận dụng: - Vận dụng ở cấp độ thấp là học sinh có thể hiểu được khái niệm ở một cấp độ cao hơn “ thông hiểu Ví dụ: Dùng công thức nghiệm để giải phương trình bậc hai. - Vận dụng ở cấp độ cao có thể hiểu là học sinh có thể sử dụng các khái niệm về môn học, chủ đề để giải quyết các vấn đề mớiVí dụ: Biện luận nghiệm của phương trình có tham số CÂU 11 Theo anh (chị) thế nào là một tình huống gợi vấn đề (hay tình huống có vấn đề) trong dạy học Toán? Lấy một ví dụ minh hoạ. + Tình huống gợi vấn đề, hay tình huống có vấn đề là một tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lý luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc nhờ một thuật giải mà phải trải qua một quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có. + Ví dụ: Sau khi học định lý tổng ba góc trong của một tam giác bất kỳ bằng 1800, GV có thể đặt cho HS câu hỏi: “Tổng các góc trong của một tứ giác có phải là một hằng số không” CÂU 12: Những ưu điểm và nhược điểm của PP dạy học hợp tác theo nhóm Ưu điểm của dạy học hợp tác theo nhóm: Mọi học sinh đều được làm việc, không khí học tập trong lớp thân thiện. Hiệu quả làm việc của HS cao, nhiều HS được dịp thể hiện khả năng cá nhân và tinh thần giúp đỡ nhau. HS không chỉ học tập kiến thức kĩ năng mà còn thu nhận được kết quả về cách làm việc hợp tác cùng nhau. Điều này góp phần thực hiện một trong bốn mục tiêu về học tập của thế kỷ XXI là học cách làm việc cùng nhau. Hạn chế của dạy học hợp tác theo nhóm: Hiệu quả học tập phụ thuộc hoạt động của các thành viên, nếu có HS trong nhóm bất hợp tác thì hiệu quả thấp. Khả năng bao quát của GV là khó khăn, nhất là khi số học sinh trong lớp, trong nhóm còn đông. Xác định nhiệm vụ mỗi nhóm và mỗi cá nhân trong nhóm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yêu cầu chung của chương trình và đặc điểm cụ thể của HS. Đó là việc không dễ dàng. Những dạng thuận lợi cho việc triển khai hoạt động dạy học hợp tác theo nhóm: Các bài tập rèn luyện kỹ năng tính toán. Một số bài tập dạng trắc nghiệm. Một số hoạt động thực hành trong lớp như dùng máy tính, đo góc... Một số hoạt động thực hành ngoài trời. CÂU 13: Yêu cầu, trình tự, các con đường tiếp cận khi dạy học khái niệm toán học Yêu cầu của dạy khái niệm toán học: - Nắm vững các đặc điểm đặc trưng cho một khái niệm. - Biết nhận dạng và thể hiện khái niệm - Biết phát biểu rõ ràng chính xácđịnh nghĩa khái niệm. - Biết vận dụng khái niệm trong những tình huống cụ thể trong hoạt động giải toán và ứng dụng vào thực tiễn. - Biết phân loại kn, nắm được mối quan hệ của một khái niệm với một khái niệm khác trong cùng một hệ thống. Các hoạt động trình tự trong quá trình dạy học khái niệm - HĐ1: Tiếp cận khái niệm - HĐ2: Định nghĩa khái niệm - HĐ3: Cũng cố khái niệm Các con đường tiếp cận khái niệm: - Con đường suy diễn; - Con đường quy nạp; - Con đường kiến thiết; CÂU 14 dạy học bài tập toán có các chức năng: - chức năng dạy học, -chức năng giáo dục, -chức năng phát triển - chức năng kiểm tra CÂU 15 Việc dạy định lý toán học có thể thực hiện theo hai con đường: con đường suy diễn và con đường có khâu suy đoán. Anh (chị) hãy vẽ sơ đồ minh họa hai con đường này bằng một sơ đồ. Con ®êng cã kh©u suy ®o¸n Con ®êng suy diÔn Gîi ®éng c¬ vµ ph¸t biÓu vÊn ®Ò Dù ®o¸n vµ ph¸t biÓu ®Þnh lý Suy diÔn dÉn tíi ®Þnh lý Chøng minh ®Þnh lý Ph¸t biÓu ®Þnh lý VËn dông ®Þnh lý ®Ó gi¶i quyÕt vÊn ®Ò Cñng cè ®Þnh lý CÂU 16: Anh chị hãy cho biết việc soạn giáo án theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học môn toán cần có những thay đổi như thế nào? * Trong viÖc so¹n gi¸o ¸n theo tinh thÇn ®æi míi PPDH m«n To¸n, cÇn cã nh÷ng thay ®æi quan träng sau: + Thay đổi cách xác định mục tiêu bài học theo hướng chỉ rõ mức độ HS phải đạt được sau bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ đủ để làm căn cứ đánh giá kết quả bài học, chú ý tới mục tiêu xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là tự học. + Thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang thiết kế hoạt động của trò, tăng cường tổ chức các công tác độc lập hoặc làm việc theo nhóm nhỏ bằng phiếu học tập, tăng cường giao tiếp thầy trò, mở rộng giao tiếp thầy trò. + Nâng cao chất lượng các câu hỏi trong giáo án, giảm số câu hỏi tái hiện kiến thức, tăng các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực, độc lập, sáng tạo. Chú trọng nhận xét, sửa chữa các câu trả lời của học sinh. Hệ thống câu hỏi phải được chọn lọc phục vụ cho việc thực hiện PPDH mới ( chẳng hạn các câu hỏi tạo tình huống có vấn đề, câu hỏi giúp học sinh phát hiện kiến thức mới, câu hỏi tạo điều kiện cho học sinh giải quyết vấn đề, câu hỏi giúp đào sâu khai thác kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tiễn...) CÂU 17 Tiến trình giải bài tập toán gồm các bước sau: Giải BTT là thực hiện một loạt các hoạt động liên tục và khá phức tạp vì BTT là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm , quan hệ toán học... Vì vậy để giải được BTT đòi hỏi học sinh nắm chắc các khái niệm, định lý, quy tắc... các kiến thức trong mối quan hệ toán học của chương trình đã học. CÂU 18: Nêu những yêu cầu đối với giáo viên trong việc bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học ? - Bám sát chuẩn KT, KN để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, dạy không quá tải và không lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. - Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương. - Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của HS; giúp HS phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. - Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương CÂU 19: Hãy nêu ưu điểm, nhược điểm của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. * Ưu điểm: (Đối với học sinh) - So sánh với các phương pháp truyền thống thì PPDH này tạo điều kiện tốt hơn để đưa HS vào vị trí trung tâm nhằm hình thành và phát triển ở HS năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Giúp HS tích cực, tự giác, chủ động, hứng thú trong học tập → làm cho HS năng động, sáng tạo → hình thành năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Góp phần hình thành ở các em nếp nghĩ, làm việc sáng tạo, độc lập, sự nhanh nhạy và linh hoạt. Về lâu dài, hoạt động học tập sẽ hình thành ở HS những năng lực khác nhau, trong đó, có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Gợi nhu cầu nhận thức cho người học, kích thích sự ham mê khám phá của học sinh, đồng thời tạo điều kiện tạo cho học sinh niềm tin có thể giải quyết được vấn đề nếu các em nổ lực hoạt động. HS tập trung, chú ý hơn vào bài học, các em hăng say kiến tạo tri thức mới, lĩnh hội một cách chủ động, không bị áp đặt miÔn cưỡng. Do đó học sinh nhớ bài sâu và lâu hơn. * Thuận lợi: (Đối với giáo viên) - GV chủ động đưa ra tình huống dạy học, lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học kết hợp với các phương pháp khác (vấn đáp, trực quan), có thể thay đổi trật tự nội dung bài dạy. - Tất cả HS trong lớp đều phải tích cực hoạt động, tập trung tối đa để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện thuận lợi cho GV bao quát lớp tốt hơn. - GV không phụ thuộc hoàn toàn vào SGK và sách hướng dẫn để truyền đạt kiến thức một cách cứng nhắc, khô khan. Bên cạnh một số ưu điểm và thuận lợi trên thì phương pháp này còn tồn tại có một số nhược điểm, khó khăn như sau: 2. Nhược điểm, khó khăn - GV phải đầu tư nhiều công sức để nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị bài dạy, đồ dùng dạy học. - GV phải đưa ra tình huống dạy học phù hợp ( nội dung dạy học, mục tiêu dạy học, thời gian ): nội dung tích hợp vừa phải, thời điểm đưa ra câu hỏi phải đúng lúc, lựa chọn câu hỏi mang tính tổng quát và câu hỏi mang tính gợi mở sao cho phù hợp. - GV không linh hoạt, chủ động trong từng tình huống cụ thể, GV khó kiểm soát được lớp học, và bị động trước những tình huống mà học sinh nêu ra dẫn đến tình trạng “ cháy giáo án”. - GV phải có khả năng điều khiển, tổ chức, dự kiến các tình huống có thể xảy ra, dự kiến được thời gian. CÂU 20: Trình tự dạy học định lí bao gồm các hoạt động sau: -HĐ1: Tạo động cơ học tập định lí. -HĐ2: Phát hiện định lí. -HĐ3: Phát biểu định lí. -HĐ4: Chứng minh định lí. -HĐ5: Củng cố định lí. -HĐ6: Bước đầu vận dụng định lí trong giải bài tập đơn giản. -HĐ7: Vận dụng định lí trong bài tập tổng hợp Vận dụng vào dạy học định lí “Tổng ba góc của một tam giác”: -HĐ1: Cho 2 tam giác có hình dạng khác nhau, yêu cầu HS đo các góc trong mỗi tam giác và tính tổng ba góc trong mỗi tam giác đó. -HĐ2: Từ kết quả của phép đo, các em phát hiện định lí. -HĐ3: Yêu cầu HS phát biểu đầy đủ định lí. -HĐ4: Hướng dẫn chứng minh định lí. -HĐ5: Vận dụng và củng cố. CÂU 21: 1. Nêu những yêu cầu đối với giáo viên trong việc bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng đổi mới phương pháp dạy học ? - Bám sát chuẩn KT, KN để thiết kế bài giảng, với mục tiêu là đạt được những yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng, dạy không quá tải và không lệ thuộc hoàn toàn vào SGK. Việc khai thác sâu kiến thức, kĩ năng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS. - Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương. - Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho HS được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá, phát hiện, đề xuất và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của HS; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập của HS; giúp HS phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân. - Thiết kế và hướng dẫn HS thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị dạy học; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn HS có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng của cấp học, môn học; nội dung, tính chất của bài học; đặc điểm và trình độ HS; thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của trường, địa phương CÂU 22: Các bước cơ bản thiết lập ma trận đề kiểm tra: B1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra; B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương. B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra; B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột; B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. CÂU 23: Những tiêu chí cơ bản nhất trong việc đánh giá một tiết dạy thực hiện tốt yêu cầu về phương pháp dạy- học theo hướng tích cực a.Về tổ chức dạy học của giáo viên: -Thể hiện rõ nét vai trò tổ chức, hướng dẫn, hợp tác với HS trong mọi hoạt động học -Đa dạng hoá nhiều hình thức tổ chức dạy học: cá nhân-nhóm-lớp; có tổ chức nhóm lớn (3-5 học sinh), nhóm đôi. -Giáo viên quản lý, tổ chức hoạt động nhóm có hiệu quả. -Giáo viên phản hồi, đánh giá, khuyến khích khen ngợi học sinh sau khi các em trao đổi, chia sẻ; đưa ra các kết luận sau mỗi hoạt động gọn, rõ đầy đủ các thông tin cần thiết. -Huy động sự tham gia của tất cả học sinh vào tiết học, không có học sinh ngoài lề tiết học. -Giáo viên tạo cơ hội cho học sinh chia sẻ kinh nghiệm, tự sửa lỗi, trình bày sản phẩm trong tiết học. -Giáo viên không quản lý lớp bằng hình thức đe doạ. -Giáo viên liên hệ thực tế cuộc sống với bài học. -Giáo viên có sử dụng các câu hỏi mở. -Giáo viên sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học có hiệu quả. b.Học tập của học sinh - HS học tập tự tin, hứng thú, tự giác, hợp tác với thầy cô giáo, bạn bè để tham gia giờ học - HS được học tập theo nhiều hình thức: cá nhân, nhóm, lớp; - HS phối hợp với nhau trong các hoạt động nhóm để chia sẻ, trao đổi, làm việc hiệu quả. - Hơn 80% hoặc tất cả HS tích cực tham gia trong mọi hoạt động học. - Học sinh có đủ đồ dùng học tập và sử dụng chúng có hiệu quả. c. Môi trường học tập - Có đủ đồ dùng, thiết bị dạy học - Lớp học sạch sẽ, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; thân thiện, có sản phẩm của học sinh. - Bàn ghế phù hợp với đối tượng học sinh, được bố trí phù hợp với nội dung, phương pháp tổ chức, tăng cường kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm có hiệu quả. - Tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh trưng bày sản phẩm trong tiết học. - Đáp ứng yêu cầu trang trí lớp học theo yêu cầu của Bộ GD CÂU 24: Thế nào là dạy học hợp tác theo nhóm? Nêu nội dung các bước của quá trình dạy học hợp tác theo nhóm. Phân tích ưu điểm và hạn chế của việc dạy học hợp tác theo nhóm. Ưu điểm của dạy học hợp tác theo nhóm: Mọi học sinh đều được làm việc, không khí học tập trong lớp thân thiện. Hiệu quả làm việc của HS cao, nhiều HS được dịp thể hiện khả năng cá nhân và tinh thần giúp đỡ nhau. HS không chỉ học tập kiến thức kĩ năng mà còn thu nhận được kết quả về cách làm việc hợp tác cùng nhau. Điề
Tài liệu đính kèm: