Bộ đề kiểm tra học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 12

docx 17 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề kiểm tra học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 12
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học: 2012-2013
Môn: Hoá học - Lớp 12
---------š&›----------
Thời gian: 45 phút
 STT:..(HS phải ghi)
 Điểm bài thi: 
Mã đề: 249
Câu 1. Thể tích dung dịch KOH 0,1M cần dung để kết tủa hết ion Fe3+ trong 100 ml dung dịch FeCl3 0,2M là
	A. 100 ml	B. 600 ml	C. 300 ml	D. 200 ml	
 Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
	A. 2,24	B. 3,36	C. 1,12	D. 4,48	
 Câu 4. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
	A. màu vàng sang màu da cam	B. không màu sang màu da cam
	C. không màu sang màu vàng	D. màu da cam sang màu vàng
 Câu 5. Hoà tan 1,84 gam hỗn hợp Fe và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,04 mol khí NO duy nhất (đktc). Số mol Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt bằng
	A. 0,03 và 0,02	B. 0,02 và 0,03	C. 0,01 và 0,01	D. 0,03 và 0,03
 Câu 6. Điện phân dung dịch CuCl2 bằng điện cực trơ trong 1 giờ với cường độ dòng điện 5 ampe. Khối lượng đồng giải phóng ở catot là
	A. 5,9 gam	B. 5,5 gam	C. 7,5 gam	D. 7,9 gam
 Câu 7. Có thể phân biệt ba chất Mg, Al, Al2O3 chỉ bằng một thuốc thử là
	A. dung dịch HCl	B. dung dịch NaOH	C. dung dịch HNO3	D. dung dịch CuSO4
 Câu 8. Cho 10 gam kim loại kiềm thổ tác dụng hết với nước thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại kiềm thổ đó là:
	A. Ba	B. Mg	C. Ca	D. Sr
 Câu 9. Để bảo quản các kim loại kiềm cần
	A. giữ chúng trong lọ có đậy nắp kín	B. ngâm chúng trong rượu nguyên chất
	C. ngâm chúng vào nước 	D. ngâm chúng trong dầu hỏa
 Câu 10. Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
	A. 4,4	B. 3,4	C. 6,4	D. 5,6	
 Câu 11. Khi cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
	A. bọt khí và kết tủa trắng	B. bọt khí bay ra
	C. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần	D. kết tủa trắng
 Câu 12. 100 ml dung dịch A chứa NaOH 0,1M và NaAlO2 0,3M .Thêm từ từ HCl 0,1M vào dung dịch A cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần,lọc kết tủa ,nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 1,02g chất rắn .Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
	A. 0,8 lít 	B. 0,6 lít 	C. 0,7 lít 	D. 0,5 lít 
 Câu 13. Cấu hình của nguyên tử hay ion nào dưới đây được biểu diễn không đúng?
	A. Mn2+ (Z = 25): [Ar] 3d10 4s1	B. Mn2+ (Z = 25): [Ar] 3d3 4s2
	C. Fe3+ (Z = 26): [Ar] 3d5 	D. Cr (Z = 24): [Ar] 3d5 4s1
 Câu 14. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
	A. tính bazơ	B. tính oxi hóa	C. tính oxi hóa và tính khử	D. tính khử
 Câu 15. Chất có thể làm mềm nước có tính cứng toàn phần là
	A. NaCl	B. CaSO4	C. Na2CO3	D. CaCO3
 Câu 16. Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
	A. cho proton	B. bị khử	C. khử	D. nhận proton	
 Câu 17. Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Fe, FeS, FeS2 và S vào dung dịch HNO3 loãng dư, giải phóng 8,064 lít NO ( là sản phẩm khử duy nhất ở đtkc ) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Hòa tan lượng kết tủa Z bằng dung dịch HCl dư, sau phản ứng còn lại 30,29 gam chất rắn không tan. Giá trị của a gam là
	A. 7,92 	B. 9,76 	C. 9,52	D. 8,64 
 Câu 18. Chất nào sau đây là chất khử oxit sắt trong lò cao?
	A. Al	B. H2	C. Na	D. CO
 Câu 19. Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 gam. Nồng độ mol ban đầu của dung dịch CuSO4 là
	A. 1M	B. 2M	C. 1,5M	D. 0,5M	
 Câu 20. Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch NaOH 0,06M. pH của dung dịch tạo thành là
	A. 2,7	B. 1,6	C. 2,4	D. 1,9	
 Câu 21. Cho 6 lít hỗn hợp CO2 và N2 (đktc) đi qua dung dịch KOH tạo ra 2,07 gam K2CO3 và 6 gam KHCO3. Thành phần % thể tích CO2 trong hỗn hợp là
	A. 50%	B. 42%	C. 28%	D. 56%	
 Câu 22. Hòa tan 6 gam hợp kim Cu - Ag trong dung dịch HNO3 tạo ra được 14,68 gam hỗn hợp muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Thành phần % khối lượng của hợp kim là
	A. 60% Cu và 40% Ag	B. 64% Cu và 36% Ag	C. 36% Cu và 64% Ag	D. 50% Cu và 50% Ag	
 Câu 23. Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào dưới đây tạo thành muối sắt (III)
	A. dung dịch HNO3 loãng, dư	B. dung dịch CuSO4	
	C. dung dịch HCl	D. dung dịch H2SO4 loãng
 Câu 24. Khử hoàn toàn 16 gam bột oxit sắt bằng CO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng khối lượng khí tăng thêm 4,8 gam. Công thức của oxit sắt là
	A. Fe3O4	B. FeO	C. Fe2O3	D. FeO2	
 Câu 25. Cách nào sau đây được sử dụng để điều chế Mg kim loại?
	A. Điện phân nóng chảy MgCl2	B. Dùng H2 khử MgO ở nhiệt độ cao
	C. Cho Na tác dụng với dung dịch MgSO4	D. Điện phân dd Mg(NO3)2
 Câu 26. Hòa tan hết m gam hỗn hợp Al và Fe trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thoát ra 0,4 mol khí, còn trong lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 0,3 mol khí. Giá trị của m là
	A. 11,00	B. 12,28	C. 13,70	D. 19,50
 Câu 27. Có những đồ vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các đồ vậ này đều bị sây sát đến lớp sắt thì vật bị gỉ chậm nhất là
	A. sắt tráng kẽm	B. sắt tráng niken	C. sắt tráng thiếc	D. sắt tráng đồng
 Câu 28. Nung nóng 47 gam hỗn hợp gồm Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2 cho đến khi khối lượng không thay đổi thì thoát ra 6,72 lít khí CO2 (đktc). Thành phần % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu là
	A. 21% và 79%	B. 68,94% và 31,06%	C. 42% và 58%	D. 61,06% và 38,94%	
 Câu 29. Dùng m gam Al để khử hết 1,6 gam Fe2O3 (phản ứng nhiệt nhôm). Cho sản phẩm sau phản ứng tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 0,672 lít khí (đktc). Giá trị của m là
	A. 0,810	B. 1,755	C. 1,080	D. 0,540	
 Câu 30. Có các kim loại: Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự
	A. Ag, Cu, Au, Al, Fe	B. Au, Ag, Cu, Fe, Al	C. Al, Fe, Cu, Ag, Cu	D. Ag, Cu, Fe, Al, Au	
---------HẾT---------
Học sinh không được sử dụng tài liệu
Cho: H=1, C=12, N=14, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, P=31, S=32, Cl=35,5
K=39, Ca=40, Cr=52, Fe=56, Cu=64, Br=80, Ag=108, Ba=137
SỞ GD & ĐT YÊN BÁI
TRƯỜNG THPT TRẠM TẤU
THI HỌC KÌ II
MÔN: HÓA 12
Thời gian làm bài: 60 phút
Mã đề thi 132
Cho biết nguyên tử khối (theo u) của các nguyên tố : H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Al = 27; Cl=35,5; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108
Họ, tên :...........................................................,Lớp.......
Số báo danh:.....................................................
Câu 1: Để phản ứng hoàn toàn với 100ml dung dịch CuSO4 1M, cần vừa đủ m gam Fe. Giá trị của m là
A. 11,2.	B. 5,6.	C. 2,8.	D. 8,4.
Câu 2: Cho phương trình hoá học: a Al + b Fe3O4 →cFe + dAl2O3. (a, b, c, d là các số nguyên, tối giản). Tổng các hệ số a, b, c, d là
A. 26.	B. 24.	C. 27.	D. 25
Câu 3: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 4: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:
A. NaCl, H2SO4.	B. Na2SO4, KOH.	C. NaOH, HCl.	D. KCl, NaNO3.
Câu 5: Trung hoà V ml dung dịch NaOH 1M bằng 100ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 100.	B. 300.	C. 200.	D. 400.
Câu 6: Khử hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được 33,6 gam chất rắn. Dẫn hỗn hợp khí sau phản ứng vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 80gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 34,88.	B. 36,16.	C. 46,4.	D. 59,2.
Câu 7: Hoà tan 22,4 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO ( sản phẩm duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 8,96.	B. 2,24.	C. 4,48.	D. 3,36.
Câu 8: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ.	B. tính khử.	C. tính axit.	D. tính oxi hóa.
Câu 9: Cho dãy các chất: FeCl2, CuSO4, BaCl2, KNO3. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 1.	B. 4.	C. 2.	D. 3.
Câu 10: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 ?
A. Zn, Cu, Mg	B. Al, Fe, CuO	C. Fe, Ni, Sn	D. Hg, Na, Ca
Câu 11: Cho 4,6 gam kim loại kiềm M tác dụng với lượng nước (dư) sinh ra 2,24 lít H2 (đktc). Kim loại M là
A. Na.	B. K.	C. Li.	D. Cs.
Câu 12: Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là
A. Ag.	B. Au.	C. Cu.	D. Al.
Câu 13: Cho các kim loại: Na, Mg, Fe, Al; kim loại có tính khử mạnh nhất là
A. Al.	B. Na.	C. Mg.	D. Fe.
Câu 14: Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa như sau : Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là
A. Fe và dung dịch CuCl2	B. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2
C. Cu và dung dịch FeCl3	D. Fe và dung dịch FeCl3
Câu 15: Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính chủ yếu là do chất nào sau đây?
A. Khí cacbonic.	B. Khí clo.	C. Khí cacbon oxit.	D. Khí hidroclorua.
Câu 16: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. Na2SO4.	B. HCl.	C. H2S.	D. Ba(OH)2.
Câu 17: Cho sắt lần lượt vào các dung dịch: FeCl3, AlCl3, CuCl2, Pb(NO3)2, HCl, H2SO4 đặc nóng (dư). Số trường hợp phản ứng sinh ra muối sắt (II) là
A. 6	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 18: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
A. Fe và Au.	B. Fe và Ag.	C. Al và Ag.	D. Al và Fe.
Câu 19: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. Cu + AgNO3.	B. Fe + Cu(NO3)2.	C. Ag + Cu(NO3)2.	D. Zn + Fe(NO3)2.
Câu 20: Cho sơ đồ chuyển hoá: Fe FeCl3 Fe(OH)3. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Cl2, NaOH.	B. NaCl, Cu(OH)2.	C. HCl, Al(OH)3.	D. HCl, NaOH
Câu 21: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa nâu đỏ.
B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.
C. có kết tủa keo trắng.
D. dung dịch vẫn trong suốt.
Câu 22: Trong công nghiệp, kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của kim loại đó
A. Na.	B. Cu.	C. Fe.	D. Ag.
Câu 23: Tất cả các kim loại Fe, Zn, Cu, Ag đều tác dụng được với dung dịch
A. HCl.	B. KOH.	C. H2SO4 loãng.	D. HNO3 loãng.
Câu 24: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II là
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1.
Câu 25: Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình e của Fe là
A. [Ar ] 3d7 4s1.	B. [Ar ] 3d6 4s2.	C. [Ar ] 4s23d6.	D. [Ar ] 4s13d7.
Câu 26: Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là
A. RO2.	B. R2O.	C. R2O3.	D. RO.
Câu 27: Cấu hình electron của cation R3+ có phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là
A. N.	B. Mg.	C. Al.	D. S.
Câu 28: .Câu 4: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là (Cho Al = 27)
A. 4,48 lít.	B. 2,24 lít.	C. 6,72 lít.	D. 3,36 lít.
Câu 29: Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 thì xuất hiện
A. kết tủa màu nâu đỏ.
B. kết tủa màu trắng hơi xanh, sau đó chuyển dẩn sang màu nâu đỏ.
C. kết tủa màu trắng hơi xanh.
D. kết tủa màu xanh lam.
Câu 30: Chất có nhiều trong khói thuốc lá gây hại cho sức khoẻ con người là
A. heroin.	B. nicotin.	C. cafein.	D. cocain.
Câu 31: Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa
A. 1 chất.	B. 2 chất.	C. 3 chất.	D. 4 chất.
Câu 32: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. NaOH.	B. HCl.	C. H2SO4.	D. NaNO3.
Câu 33: Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. H2SO4.	B. HCl.	C. NaNO3.	D. NaOH.
Câu 34: Sục 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Số gam kết tủa thu được là
A. 25gam.	B. 12gam.	C. 10gam.	D. 40gam
Câu 35: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:
A. Be, Na, Ca.	B. Na, Ba, K.	C. Na, Cr, K.	D. Na, Fe, K.
Câu 36: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?
A. Sắt.	B. Đồng.	C. Vonfam.	D. Kẽm.
Câu 37: Cho dãy các ion Ca2+, Al3+, Fe2+, Fe3+. Ion trong dãy có số electron độc thân lớn nhất là
A. Al3+.	B. Ca2+.	C. Fe2+.	D. Fe3+.
Câu 38: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. Fe, Cu.	B. Ag, Mg.	C. Mg, Ag.	D. Cu, Fe.
Câu 39: Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là
A. 12.	B. 8.	C. 14.	D. 16.
Câu 40: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.	B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.	D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 
 Tổ Hóa
ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT 
MÔN: HÓA LỚP 12
Thời gian làm bài: 45phút; 
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 134
Họ, tên thí sinh:..................................................................... .............................
( Cho biết: H = 1; C = 12; O =16; S=32; Cl = 35,5; Al = 27; Fe = 56; Zn = 65; Ca = 40; Na = 23, 
Cr = 52, Br = 80, Mg = 24; N=14, Cu= 64, K= 39)
Câu 1: Hỗn hợp chất rắn X ở dạng bột gồm Fe, Cu, Ag, Al, dung dịch được dùng tách Ag ra khỏi hỗn hợp X, sao cho khối lượng Ag không đổi là
A. AgNO3.	B. Fe(NO3)2.	C. Fe(NO3)3.	D. HNO3 loãng.
Câu 2: Phản ứng nào sau đây thu được muối sắt (II)?
A. Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.	 B. Fe, FeO tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, đun nóng, dư.
C. Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng, dư. D. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư.
Câu 3: Cho các phát biểu sau: 
(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon. 
(b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm. 
(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước. 
(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ. 
(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm. 
Số phát biểu đúng là :
A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 4: Nguyên tắc luyện thép từ gang là:
A. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, trong gang để thu được thép.
B. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn, trong gang để thu được thép.
C. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.
D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.
Câu 5: Kim loại không phản ứng được với axit HNO3 đặc, nguội là
A. Ag.	B. Cu.	C. Mg.	D. Cr.
Câu 6: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?
A. Fe và Al.	B. Fe và Cr.	C. Mn và Cr.	D. Al và Cr.
Câu 7: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo. 	 (2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư). (4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) ?
A. 1	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 8: Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất.
A. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)3.	C. Fe(NO3)3 và AgNO3.	D. Fe(NO3)2, AgNO3.
Câu 9: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Fe + dung dịch FeCl3.	B. Fe + dung dịch HCl.
C. Cu + dung dịch FeCl3.	D. Cu + dung dịch FeCl2.
Câu 10: Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính là?
A. CrO.	B. CaO.	C. Cr2O3.	D. MgO.
Câu 11: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là
A. FeSO4.	B. Fe(OH)3.	C. Fe2O3.	D. Fe2(SO4)3.
Câu 12: Cho sơ đồ chuyển hoá: FeFeCl3Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là
A. HCl, Al(OH)3.	B. NaCl, Cu(OH)2.	C. HCl, NaOH.	D. Cl2, NaOH.
Câu 13: Cấu hình electron nào sau đây là của Fe?
A. [Ar]3d64s2.	B. [Ar]3d74s1.	C. [Ar] 4s23d6.	D. [Ar]3d8.
Câu 14: Khi so sánh trong cùng một điều kiện thì Cr là kim loại có tính khử mạnh hơn
A. Fe.	B. Na.	C. Ca.	D. K.
Câu 15: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?
A. Cr.	B. Ni.	C. Sn.	D. Zn.
Câu 16: Quặng hematit có chứa thành phần chính là:
A. Fe2O3.	B. FeCO3.	C. FeS2.	D. Fe3O4.
Câu 17: Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu, K2Cr2O7, KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là
A. 8.	B. 5.	C. 7.	D. 6.
Câu 18: Hợp chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử?
A. Fe2(SO4)3.	B. FeO	C. Fe(OH)3	D. Fe2O3
Câu 19: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. không màu sang màu vàng.	B. màu vàng sang màu da cam.
C. không màu sang màu da cam.	D. màu da cam sang màu vàng.
Câu 20: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là
A. Na2CrO4, NaClO3, H2O.	B. Na[Cr(OH)4], NaCl, NaClO, H2O.
C. Na2CrO4, NaCl, H2O.	D. Na2Cr2O7, NaCl, H2O.
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của FexOy trong X là
A. 39,34%.	B. 65,57%.	C. 26,23%.	D. 73,77%.
Câu 22: Cho dãy biến đổi sau: Cr X Y Z T
 X, Y, Z, T lần lượt là
A. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO4.	B. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO7.
C. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO4.	D. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO7.
Câu 23: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, FeCO3 lần lượt phản ứng với H2SO4 loãng, dư. Số phản ứng hóa học xảy ra thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 6.	B. 2.	C. 1.	D. 5
Câu 24: Để oxi hóa hoàn toàn 0,01 mol CrCl3 thành K2CrO4 bằng Cl2 khi có mặt KOH, lượng tối thiểu Cl2 và KOH tương ứng là
A. 0,015 mol và 0,04 mol.	B. 0,015 mol và 0,08 mol.
C. 0,03 mol và 0,08 mol.	D. 0,03 mol và 0,04 mol.
Câu 25: Cho 45,0 gam hỗn hợp bột Fe và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 1,0M, khuấy đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy thoát ra 4,48 lít khí (đktc) và 5,0 gam kim loại không tan. Giá trị của V là
A. 0,6.	B. 1,2.	C. 0,4.	D. 1,4.
Câu 26: Hoà tan hoàn toàn 8,4 gam Fe cần V ml dung dịch HNO3 0,5M thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị nhỏ nhất của V là
A. 1200.	B. 400.	C. 800.	D. 600.
Câu 27: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3; 	(2) H2S vào dung dịch CuSO4; 
(3) HI vào dung dịch FeCl3; 	(4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3; 
(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2; 	(6) CuS vào dung dịch HCl. 
Số cặp chất phản ứng được với nhau là:
A. 4	B. 5	C. 3	D. 2
Câu 28: Hòa tan 1,12 gam Fe bằng 300 ml dung dịch HCl 0,2 M , thu được dung dịch X và khí H2. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 10,23	B. 8,61	C. 7,36	D. 9,15
Câu 29: Muốn điều chế 3,36 lít khí clo (đkc) thì khối luợng K2Cr2O7 tối thiểu cần dùng để tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52)
A. 29,4 gam	B. 14,7 gam.	C. 27,4 gam.	D. 26,4 gam
Câu 30: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 320 ml dung dịch KHSO4 1M. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 59,04 gam muối trung hòa và 896 ml NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc). Y phản ứng vừa đủ với 0,44 mol NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 63.	B. 18.	C. 73.	D. 20.
----------- HẾT ----------
Câu 1: Cấu hình electron nào sau đây được viết đúng?
A. Fe: [Ar] 3d5.	B. Fe: [Ar] 3d44s2
C. Fe: [Ar] 3d74s1.	D. Fe: [Ar] 3d5.
Câu 2: Cho dãy các chất :Al2O3, Al, AlCl3, Al(NO3)3, Al(OH)3. Số chất trong dãy đều tác dụng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là : 
A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 2.
Câu 3: Khử hoàn toàn 100g một oxit sắt bằng CO thu được 77,778g Fe. Công thức của oxit sắt là:
A. FeO	B. FeO3	C. Fe2O3	D. Fe3O4
Câu 4: Cho phản ứng : aAl + b HNO3 cAl(NO3)3 + d NO2 + e H2O 
Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên, đơn giản nhất. Tổng (a+b) bằng :
A. 4	B. 7.	C. 6	D. 5
Câu 5: Dãy kim loại không phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nguội là :
A. Al,Fe,Zn .	B. Fe, Cr, Ag.	C. Al,Fe,Cr	D. Al,Fe,Cu
Câu 6: Sự xâm thực của nước mưa đối với đá vôi và tạo thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi là do phản ứng hóa học nào sau đây?
A. CaO + CO2 CaCO3. 
B. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2.
C. CaCO3 CaO + H2O.
D. C

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ky_2_mon_hoa_hoc_lop_12.docx