BỘ ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, nitơ được điều chế theo phương trình nào: A. 4NH3 + 3O2 2 N2 + 6H2O B. NH4Cl + NaNO2 NaCl + N2 + H2O C. NH3 + Cl2 N2 + HCl D. NH3 + CuO Cu + N2 + H2 Câu 2: Phát biểu sai là: A. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng phần trăm nguyên tố nitơ trong phân. B. Đạm amoni khó bị chảy rửa khi để trong không khí nhưng đạm nitrat lại rất dễ bị chảy rửa. C. Supephotphat kép có hàm lượng P2O5 cao hơn supephotphat đơn. D. Phân amophot là hỗn hợp của các muối NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. Câu 3: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau Biết mỗi dung dịch X, Y chỉ chứa một chất tan duy nhất. X, Y là A. NH3 và HCl. B. CH3NH2 và HCl. C. (CH3)3N và HCl. D. Benzen và Cl2 Câu 4: Căn cứ vào trị số pH để chia đất thành các dạng: Đất chua (pH 7,5) . Loại phân có thể bón cho đất chua là A. Urê. B. đạm amoni. C. đạm nitrat. D. urê hoặc đạm amoni. Câu 5: Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm được mô tả theo hình sau: Phát biểu sai là: A. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ. B. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn. C. HNO3 sinh ra theo phản ứng: 2NaNO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2HNO3. D. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối Câu 6: Cho khí CO nóng đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 một thời gian thu được 5,2gam hỗn hợp X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,336lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ). Giá trị của m là A. 5,56. B. 5,74. C. 6,52. D. 5,46. Câu 7: Trong phòng thí nghiệm axit photphoric được điều bằng phương trình nào sau đây: A. P + 5HNO3 (l) H3PO4 + 5NO2 + H2O B. Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 3CaSO4 + H3PO4 C. P2O5 + 3 H2O 2H3PO4 D. P + 5HNO3 (đ) H3PO4 + 5NO2 + H2O Câu 8: Khi làm thí nghiệm với P trắng cần có chú ý A. Cầm P trắng bằng tay có đeo găng tay. B. Dùng cặp gắp nhanh mẩu P trắng ra khỏi lọ và ngâm ngay trong chậu đựng đầy nước khi chưa dùng đến. C. Có thể để P trắng ngoài không khí. D. Tránh cho P trắng tiếp xúc với nước. Câu 9: Câu ca dao: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Bỗng nghe sấm dậy phất cờ mà lên” Điều này được giải thích là: A. Phản ứng giữa N2 và O2, sau một số biến đổi chuyển thành phân đạm. B. Trồng lúa chiêm cần nhiều nước, mưa xuống cung cấp nước cho lúa. C. Phản ứng giữa N2 và H2, sau một số biến đổi chuyển thành phân đạm. D. Phản ứng giữa N2 và O3 khi có sấm sét, sau một số biến đổi chuyển thành phân đạm. Câu 10: 1. Công thức của đạm 2 lá A. NH4NO3. B. KNO3. C. (NH4)2CO3. D. (NH4)2SO4. 2. Phân Nitrophotka và phân Amophot có thành phần giống nhau là A. NH4NO3. B. NH4H2PO4. C. (NH4)2HPO4. D. (NH4)2CO3. Câu 11 :Nối cột A với cột B Cột A Cột B a. Phân tử N2 rất bền I. photpho trắng chuyển dần thành photpho đỏ. b. Khi đun nóng đến nhiệt độ 250oCkhông có không khí II. vì có liên kết ba với năng lượng liên kết lớn (E =946KJ/mol). c. Photpho trắng kém bền hơn photpho đỏ III. vì cấu trúc mạng kém bền vững hơn. d. Photpho trắng IV. có cấu trúc polime. e.Tính bazơ của Nitơ gây ra do V. có cấu trúc mạng tinh thể phân tử. f. Photpho đỏ VI. cặp electron độc thân trên nguyên tử Nitơ. g. Phân tử photpho rất bền A. a-II; b-I; c-III; d-V; e-VI; f-IV. C. a-II; b-I; c-III; d-V; e-IV; f-VI. B. a-II; b-I; c-III; d-IV; e-V; f-VI. D. a-III; b-II; c-IV; d-V; e-VI; f-I. Câu12: Không nên bón phân đạm cùng với vôi (vôi để khử chua) vì A. Vôi tác dụng với phân đạm giải phóng NH3 làm mất đi một lượng nitơ của phân đạm. B. Vôi tác dụng với phân đạm giải phóng PH3 làm mất đi một lượng photpho của phân đạm. C. Vôi tác dụng với phân đạm giải phóng N2 làm mất đi một lượng nitơ của phân đạm. D. Vôi tác dụng với phân đạm giải phóng NO2 làm mất đi một lượng nitơ của phân đạm. Câu 13: Cho vài mảnh đồng tác dụng với dung dịch HNO3, thể tích khí NO thu được biểu diễn trên đồ thị sau: Em hãy cho biết: 1. Phản ứng xảy ra chậm nhất, nhanh nhất tương ứng trong khoảng thời gian là A. 0- 5 giây; 15- 20 giây. B. 25-30 giây; 10-15 giây. C. 25-30 giây; 15-20 giây. D. 30-35 giây; 25-30 giây. 2. Khi phản ứng kết thúc thể tích NO thu được là A. 80 cm3 . B. 85cm3. C. 90cm3. D. 95cm3. Câu 14: Nhiệt phân dãy các muối nào sau đây đều có khí màu nâu đỏ thoát ra A. KNO3, AgNO3, NH4NO3. B. Zn(NO3)2, Cu(NO3)3, NH4NO3. C. Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Pb(NO3)2. D. Zn(NO3)2, Hg(NO3)2, NH4NO2. Câu 15: Cho hỗn hợp khí gồm NO2 và N2O4 có tỉ lệ số mol là 1:1 vào 2 ống nghiệm nối với nhau như hình vẽ Đóng khóa K và ngâm ống 1 vào cốc nước đá. Màu của hỗn hợp khí trong ống 1 và ống 2 là A. Ống 1 có màu nhạt hơn. B. Ống 1 có màu đậm hơn. C. Cả 2 ống đều không có màu. D. Cả 2 ống đều có màu nâu. Câu 16: Cho tan hoàn toàn 58 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu, Ag trong dung dịch HNO3 2M thu được 0,15 mol; 0,05 mol N2O và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B, khối lượng muối khan thu được là A. 120,4 gam. B. 89,8 gam. C.116,7 gam. D. 110,7 gam. Câu 17: Một học sinh sơ ý làm mất nhãn của 4 lọ hóa chất chứa các dung dich sau NH3, (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. Em nghĩ cách giúp bạn ấy dùng hóa chất để phân biệt các lọ trên bằng cách chọn hóa chất A. Quỳ tím. B. Dung dịch Ba(OH)2. C. Dung dịch AgNO3. D. Quỳ tím và dung dịch Ba(OH)2. Câu 18: Tiến hành thí nghiệm theo hình vẽ sau: Với A là các chất khí sau đây: NH3, SO2, CO2, HCl. Chất lỏng B là nước có vài giọt phenolphthalein 1. Nước phun vào bình có màu hồng. Vậy A là A. NH3. B. SO2. C. CO2. D. HCl. 2. Nếu nước phun vào trong bình không màu thì A là A. ba khí còn lại (trừ khí HCl). B. ba khí còn lại (trừ khí SO2). C. ba khí còn lại (trừ khí CO2). D. ba khí còn lại (trừ khí NH3). Câu 19: Một loại phân bón supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihidrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa Photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân này là A. 48,52%. B. 42,25%. C. 39,76%. D. 45,75%. Câu 20: Cho 100ml dung dịch A chứa Na2SO4 0,1M và Na2SO3 0,2 M tác dụng vừađủ với100ml dung dịch X chứa Ba(NO3)2 và Pb(NO3)2 0,05 M tạo kết tủa. Nồng độ mol của Ba(NO3)2 và khối lượng của các kết tủa lần lượt là A. 0,25M và 6,62g. B. 0,25M và 66,2g. C. 0,15M và 6,62g. D. 0,15M và 66,2g. Đáp án 1B 2B 3A 4D 5D 6A 7D 8B 9A 10A, C 11A 12A 13B, C 14C 15A 16D 17B 18A, D 19B 20A
Tài liệu đính kèm: