Bộ câu hỏi về Vi sinh vật và virut (Có đáp án)

doc 14 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1930Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ câu hỏi về Vi sinh vật và virut (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ câu hỏi về Vi sinh vật và virut (Có đáp án)
VSV VÀ VI RÚT
Câu 1.a) Hoạt động chính của nấm men trong môi trường có O2 và trong môi trường không có O2?
b) Làm nước sirô quả trong bình nhựa kín, sau một thời gian thì bình sẽ căng phồng. Hãy giải thích hiện tượng trên?
Hoạt động chính của nấm men:
- Trong môi trường không có O2 thực hiện quá trình lên men tạo rượu etylic...........
- Trong môi trường có O2 thực hiện hô hấp hiếu khí ........................
Giải thích: 	- Nấm men sẽ lên men đường thành rượu êtilic và CO2.......................
- Khí CO2 được tạo ra không thể thoát ra khỏi bình kín nên làm cho bình căng phồng lên.................
Câu 2 . Để 1 sinh vật nào đó là 1 sinh vật sống thì cần phải có các điều kiện nào?
* Điều kiện:
- Phải có cấu trúc tế bào......- Có các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của sự sống: 
+ TĐC và NL theo phương thức đồng hóa và dị hóa
+ Sinh trưởng và phát triển 
+ Sinh sản 
 + Cảm ứng 
 + Di truyền và biến dị................
Câu 3 a. Phân biệt các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Nước dưa là môi trường gì? Giải thích?
b. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường không liên tục thì thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào là hiệu quả nhất? Giải thích?
a. * Phân biệt môi trường nuôi cấy:
- Môi trường tự nhiên: chưa biết rõ thành phần và hàm lượng các chất.
- Môi trường tổng hợp: đã biết rõ thành phân và hàm lượng các chất.
- Môi trường bán tổng hợp: là môi trường tự nhiên có bổ sung thêm một số chất biết rõ hàm lượng.....................
* Nước dưa là môi trường tự nhiên. Vì chưa biết rõ thành phần và hàm lượng các chất trong đó.....................
b. - Thu hoạch sinh khối vào cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng là tốt nhất...........................
- Vì: Lúc này quần thể VK có sinh khối lớn nhất, ít chất thải nhất, thời gian nuôi cấy không kéo dài và không tốn thêm thức ăn
Câu 4: c.Trong môi trường nuôi cấy không liên tục diễn ra pha tiềm phát là pha thích nghi của vi khuẩn với môi trường sống. Hãy cho biết, bằng cách nào vi khuẩn thích nghi được với môi trường? 
d. So sánh quá trình lên men rượu từ đường và lên men lactic?
a) Vi khuẩn thích nghi với môi trường bằng cách:
- Hình thành enzim cảm ứng để phân giải các chất.
- Đồng thời tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim để chuẩn bị cho phân bào.
c) Giống nhau. 
- Đều có tác dụng của vi sinh vật
- Nguyên liệu phân giải là đường đơn C6H12O6
- Đều qua giai đoạn đường phân
- Cùng điều kiện kị khí
Khác nhau. 
Đặc điểm so sánh
Lên men rượu rừ đường
Lên men lactic
-Tác nhân
-Sản phẩm
-Thời gian
- Phản ứng
- Mùi
Nấm men
Rượu etilic
Lâu
C6H12O6 à 2 C2H5OH + 2CO2 + Q
Có mùi rượu
Vi khuẩn lactic
Axit lactic
Nhanh
C6H12O6 à 2CH3CHOHCOOH + Q
Có mùi chua
Câu 5: Một học sinh phân lập được 3 loài vi khuẩn (kí hiệu là A, B, C) và tiến hành nuôi 3 loài này trong 4 môi trường có đủ chất hữu cơ cần thiết nhưng thay đổi về khí O2 và chất KNO3. Kết quả thu được như sau:
 Loài vi khuẩn
Môi trường
Loài A
Loài B
Loài C
Có đủ O2 và KNO3
+
+
-
Có KNO3
+
-
+
Có O2
+
+
-
Không có O2 và không có KNO3
-
-
+
 Ghi chú: dấu (+): vi khuẩn phát triển; 	dấu (-): vi khuẩn bị chết.
a.Dựa vào kết quả thí nghiệm, hãy cho biết kiểu hô hấp của 3 loài vi khuẩn nói trên.
b.Khi môi trường có đủ chất hữu cơ và chỉ có KNO3, loài vi khuẩn A sẽ thực hiện quá trình chuyển hóa năng lượng có trong chất hữu cơ thành năng lượng ATP bằng cách nào?
c.Giả sử trong 3 loài trên có một loài xuất hiện từ giai đoạn trái đất nguyên thủy thì đó là loài nào? Vì sao?
a) -Loài A: Kị khí không bắt buộc (hiếu khí không bắt buộc) 
-Loài B: Hiếu khí bắt buộc. 
- Loài C: Kị khí bắt buộc. 
b) Khi môi trường chỉ có KNO3 thì loài A sẽ thực hiện hô hấp kị khí và chất nhận điện tử cuối cùng là NO (phản nitrat) 
c) Loài C là vi khuẩn xuất hiện từ giai đoạn trái đất nguyên thủy. Vì loài này hô hấp kị khí (trái đất nguyên thủy chưa có O2).
Câu 6: Hãy nêu chức năng của màng sinh chất, thành tế bào, vỏ nhầy, nội bào tử ở vi khuẩn?
- Chức năng màng sinh chất: 
+ Hàng rào thấm chọn lọc; + Ranh giới cơ học của TB;
+ Vận chuyển chất dinh dưỡng và chất thải; + Nơi diễn ra các quá trình trao đối chất;
+ Tiếp nhận tín hiệu từ môi trường. 
- Thành TB: 
+ Tạo hình TB; + Tránh cho TB khỏi bị tan trong môi trường loãng; 
+ Tham gia vào sự phân bào. 
- Vỏ nhầy: 
+ Đề kháng sự thực bào; + Đề kháng sự khô hạn (do trong vỏ nhầy có nhiều nước);
+ Bám vào giá thể giúp vào sự di chuyển của vi khuẫn. 
- Nội bào tử: Là dạng đề kháng, giúp vi khuẩn sống sót qua các điều kiện khắc nghiệt. 
Nấm men (không có O2)
Câu 7. Cho sơ đồ sau:
Vi khuẩn lactic (không có O2)
	A. Glucôzơ 	 	 X + CO2 + năng lượng.
	B. Glucôzơ 	 	 Y + năng lượng.
a.Tên gọi của hai quá trình trên là gì? Xác định tên của chất X, Y.
b.Tại sao số lượng ATP được tạo ra từ hai quá trình trên lại rất ít?
c.Xác định chất nhận điện tử cuối cùng của hai quá trình trên.
d.Nếu có oxi (O2) thì các quá trình trên có diễn ra hay không? Vì sao? 
a. A là quá trình lên men rượu, B là quá trình lên men lactic.
b. Hai quá trình trên tạo ra rất ít ATP vì phần lớn năng lượng đang có trong sản phẩm lên men (rượu, axit lactic).
c. Ở lên men rượu, chất nhận điện tử cuối cùng là anđehit axetic, ở lên men lactic, chất nhận điện tử cuối cùng là axit piruvic
d. Nếu có O2 thì không xảy ra lên men vì nấm men là sinh vật kị khí không bắt buộc nên có O2 thì nó sẽ thực hiện hô hấp để sinh nhiều năng lượng cung cấp cho các hoạt động. Vi khuẩn lactic là sinh vật kị khí bắt buộc nên khi có O2 thì quá trình sinh trưởng sẽ bị ức chế.
Câu 8. Nêu kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng, nguồn cacbon, kiểu hô hấp của vi khuẩn nitrat hóa. Vai trò của vi khuẩn này đối với cây trồng.
- Kiểu dinh dưỡng là hoá tự dưỡng. 
- Nguồn năng lượng: Hóa năng (ôxy hoá NH3+→ NO2- → NO3- + năng lượng). 
- Nguồn cacbon: CO2. Kiểu hô hấp: hiếu khí 
- Vai trò đối với cây trồng: Nitrat là nguồn nitơ dễ hấp thu và là nguồn cung cấp nitơ chủ yếu cho cây trồng.
Câu 9a.Sự sinh trưởng ở vi sinh vật khác với sự sinh trưởng của cơ thể đa bào như thế nào?
b.Hãy giải thích vì sao vi khuẩn có cấu trúc đơn giản nhưng lại có tốc độ sinh trưởng và sinh sản rất cao.
 a- Sự sinh trưởng ở cơ thể đa bào là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước của tế bào làm cơ thể lớn lên.Mỗi vi sinh vật là một cơ thể đơn bào với kích thước bé, do đó sự sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật.	 
b.Vì:Vi khuẩn có hệ enzim nằm trên màng sinh chất hoặc trong tế bào chất, enzim này có hoạt tính mạnh nên vi khuẩn có khả năng đồng hóa mạnh và nhanh.	 
Vi khuẩn có tỉ lệ S/V lớn nên khả năng trao đổi chất mạnh.
Vi khuẩn dễ phát sinh biến dị nên khả năng thích nghi cao.	
à Tốc độ sinh trưởng rất nhanh à tốc độ sinh sản nhanh
Câu 10.Hãy nêu kiểu phân giải, chất nhận điện tử cuối cùng và sản phẩm khử của vi khuẩn lam, vi khuẩn sinh mê tan, vi khuẩn sunfat, nấm men rượu và vi khuẩn lactic đồng hình.
Vi sinh vật
Kiểu phân giải
Chất nhận điện tử
Sản phẩm khử
Vi khuẩn lam
Hô hấp hiếu khí
 O2
H2O
Vi khuẩn sinh mê tan
Hô hấp kị khí
CO32-
CH4
Vi khuẩn khử sunfat
Hô hấp kị khí
SO42-
H2S
Nấm men rượi
Vi khuẩn lăctic đồng hình
Lên men
Chất hữu cơ, ví dụ:
Axêtan đêhit
Axit piruvic
Êtanol
Axit lăctic
Câu 11.Franken và Corat (1957) đã sử dụng virut khảm thuốc lá (TMV) trong thí nghiệm để chứng minh điều gì? Nêu những khác biệt cơ bản về cấu tạo giữa virut này với virut cúm A.
+ Franken và Corat (1957) đã sử dụng mô hình ở virut khảm thuốc lá (TMV) để chứng minh axit nucleic là vật chất di truyền. 
+ So sánh 
Virut khảm thuốc lá
Virut cúm A
Hệ gen là ARN 1 mạch (+)
Hệ gen là ARN 1 mạch (-), có 8 phân đoạn
Protein vỏ (nucleocapside) có cấu trúc xoắn, hình que ngắn
Protein vỏ cũng có cấu trúc xoắn, nhưng không có hình dạng nhất định, phụ thuộc vào quá trình nảy chồi và tách ra từ màng tế bào chủ.
Vỏ capsid ở dạng trần
Vỏ bọc ngoài với nhiều gai protein
Câu 12. a.Vì sao nói quang hợp ở vi khuẩn lam tiến hóa hơn quang hợp ở vi khuẩn lưu huỳnh?
a. QH ở VK lam tiến hóa hơn VK lưu huỳnh do:
- Thải ôxi → thúc đẩy tiến hóa của SV hiếu khí khác
- Nguồn H+; e-: H2O - phổ biến và rất dồi dào trong tự nhiên so với S, H2S
- Sắc tố quang hợp là Chl (không phải khuẩn diệp lục) nên hấp thu ánh sáng hiệu quả hơn 
- Bước đầu xuất hiện sự chuyên hóa về chức năng do đã xuất hiện các tylacôid.
b. Để phân giải một phân tử glucozơ tế bào cần bao nhiêu phân tử NAD + và FAD?
b. Để phân giải một phân tử glucozơ 
- Trong điều kiện có O2, O2 là chất nhận điện tử cuối cùng trên màng trong của ti thể và kết hợp với H+tạo thành H2O; glucozơ sẽ được phân giải hoàn toàn thành H2O và CO2. Lượng NAD + và FAD cần để tạo chất NADH và FADH2 là:
+ Giai đoạn đường phân: 	2NAD+
+Giai đoạn Decacboxy tạo axetyl coA: 	2NAD+
+ Trong chu trình Crep : 	6NAD+ và 2FAD
	Tổng cộng cần 	10 NAD+ và 2 FAD 	
- Khi không có O2: con đường dẫn truyền Hydro và điện tử bị ức chế, sẽ không có NAD+ để tái sử dụng do đó 2NADH tạo ra trong đường phân sẽ nhường 2H+ để tạo thành axit lactic hoặc rượu etylic (sự lên men); do đó quá trình này chỉ cần 2NAD+ để sử dụng tuần hoàn. 
Câu 13. Nêu 3 sự kiện chỉ xảy ra trong quá trình phân bào giảm phân mà không xảy ra trong phân bào nguyên phân? Giải thích tại sao 3 sự kiện đó lại dẫn đến sự đa dạng di truyền.
– Sự trao đổi chéo các cromatit ở kì đầu của giảm phân 1 tạo các NST có sự tổ hợp mới của các alen. 
- Kì sau của giảm phân I có sự phân li độc lập của các NST có nguồn gốc từ mẹ và bố trong cặp tương đồng ngẫu nhiên về hai cực tế bào tạo sự tổ hợp khác nhau của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ. 
- Kì sau của giảm phân II có sự phân li của các NST chị em trong cặp tương đồng ngẫu nhiên về các tế bào con. 
Câu 14.a.Các vi khuẩn cố định đạm có những đặc điểm cấu tạo nào đặc biệt giúp chúng thực hiện được việc cố định nitơ khí quyển? 
b.Ở vi sinh vật có 2 dạng quang hợp: Quang hợp thải O2 và quang hợp không thải O2. Nêu tên 1 số vi sinh vật thuộc 2 dạng này? Trong 2 dạng này, dạng nào tiến hóa hơn, vì sao?
a.- Có hệ enzim Nitrogenaza xúc tác cho phản ứng khử N2 thành NH3.
- Có những cấu trúc đặc biệt để tạo ra và duy trì môi trường kị khí cho hoạt động của hệ enzim Nitrogenaza (hình thành tế bào màng dày ở vi khuẩn lam, hình thành LegHb có ái lực cao với O2 ở vi khuẩn nốt sần).
b. - Quang hợp thải O2: tảo lam, vi khuẩn lam
- Quang hợp không thải O2: Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục
- Dạng quang hợp thải O2 tiến hóa hơn do: 
Câu 15.Phagơ SP01 là loại phagơ độc đối với vi khuẩn Baccillus subtilis.
 - Phagơ độc và phagơ ôn hòa là gì? Trình bày chu trình gây tan của SP01 đối với Bac. subtilis?
 - Một dịch huyền phù Bac. subtilis trong môi trường được đường hóa 2mol/l. Tiếp tục bổ sung lizôzim vào dịch nuôi cấy của vi khuẩn này. Các vi khuẩn có bị nhiễm bởi phagơ SP01 không? Vì sao?
- Bacteriophagơ là virut nhiễm vào vi khuẩn, có tính đặc trưng đối với vi khuẩn, cài xen vật chất di truyền vào NST của vi khuẩn.
- Bacteriophagơ độc là loại virut sau khi nhiễm vào vi khuẩn thì gây ra chu trình tan bằng cách nhân nhanh thành các phagơ trong tế bào và làm tan tế bào.
- Chu trình diễn ra theo 5 giai đoạn: hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích.
- Lizôzim trong môi trường sẽ làm tan tế bào vi khuẩn, nhưng vì môi trường có đường (đẳng trương) nên vi khuẩn sau khi mất thành sẽ biến thành tế bào trần. Các tế bào này không có thụ thể để cố định các phagơ, do đó không thể là đích tấn công của các SP01.
Câu 16.1 a. Hoàn thành các phương trình sau
C6H12O6 Vi khuẩn êtilic ? + ? + Q
C6H12O6 Vi khuẩn lactic ? + Q
b. Hai nhóm vi khuẩn trên thực hiện kiểu chuyển hóa dinh dưỡng nào? Phân biệt kiểu chuyển hóa đó với các kiểu chuyển hóa còn lại của vi sinh vật.
2. Phân biệt cấu trúc viroit và prion
 a. Hoàn thành phương trình :
Vi khuẩn etilic
C6H12O6	 2 C2H5OH	+ 	2CO2	+ Q	Vi khuẩn lactic
C6H12O6	 2 CH3CHOHCOOH	 	+ Q	
2 nhóm vi khuẩn trên chuyển hóa dinh dưỡng theo kiểu lên men 
Phân biệt các kiểu chuyển hóa dinh dưỡng 
Kiểu chuyển hóa dinh dưỡng
Chất nhận electron cuối cùng
1. Lên men
Là các phân tử hữu cơ . (0,25 điểm )
2. Hô hấp hiếu khí 
Là O2 . (0,25 điểm )
3. Hô hấp kị khí .
Là 1 chất vô cơ như (0,25 điểm )
	2. - Viroit là những phân tử ARN vòng, mạch đơn, ở dạng trần. 
	 - Prion là những phân tử prôtêin và không chứa một loại axit nuclêic nào hoặc nếu có thì cũng quá ngắn để mã hóa bất kì prôtêin nào mà prion có. 
Câu 17.Có nhận xét gì về quá trình nhân đôi ở vk ?Từ đó, hãy cho biết tính hợp lí của hình thức phân bào này.
- Sự phân bào theo kiểu phân đôi diễn ra đơn giản: 
	+ Có sự sinh trưởng của tế bào 
	+ Có sự nhân đôi ADN 
	+ Có sự hình thành vách ngăn chia đôi tế bào mẹ thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con đều chứa một ADN 
	+ Không có thoi phân bào
- Tính hợp lí: cơ thể đơn bào có kích thước nhỏ và cấu trúc đơn giản nên vi khuẩn dễ bị tác động của vô số tác nhân trong môi trường có thể gây chết . Vì vậy hình thức phân đôi làm cho tốc độ sinh sản và số lượng vi khuẩn tăng lên rất nhanh vừa bù đắp lại lượng vi khuẩn bị chết 
vừa thích ứng với sự thay đổi của môi trường 
Câu 18. Phân tích những sự kiện diễn biến có tính chất chu kì trong vòng đời tế bào
 - Màng nhân và thoi phân bào:
	+ Kì đầu: màng nhân tiêu biến dần đồng thời thoi phân bào dần hình thành 
	+ Kì cuối: màng nhân được tái hiện và thoi phân bào lại tiêu biến 
	- Nhiễm sắc thể:
	+ Duỗi xoắn → đóng xoắn → duỗi xoắn 
	+ Trạng thái đơn → trạng thái kép → trạng thái đơn 
Câu 19. Các câu sau đúng hay sai. Nếu sai hãy chỉnh lại cho đúng.
a. Nguyên nhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có khả năng sinh trưởng trên những loại đất có nồng độ muối cao là do thế nước của đất quá thấp.
b. Ribôxôm 70s chỉ có ở tế bào vi khuẩn.
c. Vi khuẩn bị các tế bào bạch cầu thực bào và tiêu huỷ trong lizôxôm.
d. Tế bào vi khuẩn có thể bị phá vỡ khi đưa vào dung dịch quá nhược trương.
e. Tinh bột và xenlulozơ là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào thực vật.
a. Đúng. Thế nước của đất quá thấp --> cây mất nước chứ không hút được nước--> chết.
b. Sai. Ribôxôm 70S còn có ở ty thể, lục lạp của tế bào nhân thực.
c. Sai. Vì vi khuẩn không chui vào lizôxôm mà chỉ nhờ enzim tiêu hoá trong lizôxôm phân huỷ.
d. Sai. Tế bào vi khuẩn có thành tế bào sinh ra một áp suất trương nước( sức căng trương nước) giữ cho tế bào có hình dạng kích thước ổn định không bị phá vỡ.
e. Sai. Tinh bột là nguồn nguyên liệu dự trữ cho tế bào thực vật, Xenlulzơ là thành phần cấu trúc thành tế bào thực vật.
Câu 20 : Cho sơ đồ chuyển hoá sau:
Q ( hoá năng) + CO2
HNO2
NH3
chất hữu cơ
 a. Cho biết tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hoá trên.
	b. Hình thức dinh dưỡng và kiểu hô hấp của VSV này? Giải thích?
	c. Viết phương trình phản ứng chuyển hoá trong sơ đồ trên.
a. Tên VSV tham gia sơ đồ chuyển hoá trên: Nitrosomonas, Nitrobacter.
b. Hình thức dinh dưỡng và hô hấp:
- Hoá tự dưỡng vì nhóm VSV này tổng hợp chất hữu cơ nhờ nguồn năng lượng thu được từ các quá trình oxihoa các chất,nguồn cacbon từ CO2 
- Hiếu khí bắt buộc vì nếu không có O2 thì không thể oxihoa các chất và không có năng lượng cho hoạt động sống.
c. Phương trình phản ứng:
- Vi khuẩn nitric hoá ( Nitrosomonas)
2NH3 + 3O2 → 2HNO2 + 2H2O + Q
CO2 + 4H + Q′ (6%) → 1/6C6H12O6 + H2O
- Các vi khuẩn nitrat hóa ( Nitrobacter)
2HNO2 + O2 → 2HNO3 + Q
CO2 + 4H + Q′ (7%) → 1/6C6H12O6 + H2O
Câu 21: .1. Tại sao nước ở một số sông biển có màu đen ?
2. Trong thực tế ta nên dùng vi khuẩn nào để xử lí môi trường ô nhiễm khí H2S ?
3. Loài vi khuẩn nào là sinh vật đầu tiên trên trái đất ? Chúng sinh trưởng bằng cách nào ?
1. Đáy sông, biển có môi trường kị khí => một số vi sinh vật kị khí phân giải chất hữu cơ trong nước, vận chuyển H+ và êlectron đến SO4 2- (hô hấp sunphat) tạo thành H2S 
 8H + 2H+ + SO42- => H2S + 4 H2O 
 H2S có ái lực cao với nhiều kim loại trong đó có sắt : H2S + Fe2+ => FeS (màu đen) +....
2. Để xử lí môi trường ô nhiễm khí H2S người ta dùng vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục : 2 vi khuẩn này quang hợp sử dụng H2S là chất cho êlectron tích luỹ S trong tế bào.
 2H2S + CO2 => (CH2O)n + 2S + H2O 
.3. Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục là những sinh vật đầu tiên trên trái đất, chúng sống ở đáy ao hồ nên tránh được tác hại của tia cực tím khi Trái đất chưa có lớp ôzôn, sử dụng H2S là chất cho êlectron để quang hợp. 
 Vi khuẩn này quang hợp nên không cần nguồn hợp chất hữu cơ có sẵn. 
 Vi khuẩn này kị khí nên có thể sống trong điều kiện Trái đất chưa có ôxi phân tử. 
Câu 22. a. Sau khi phân lập vi sinh vật trong môi trường đất, làm thế nào để xếp các chủng vi khuẩn khác nhau vào nhóm vi khuẩn Gram âm hay Gram dương? Hãy phân biệt cấu trúc thành tế bào của hai nhóm vi khuẩn nói trên về thành phần axit amin, glicopeptit (murein) và axit teichoic.
a. Phân biệt vi khuẩn Gram âm Gram dương ta dùng phương pháp nhuộm Gram.
Nếu soi kính thấy màu tím là vi khuẩn Gr dương còn màu hồng là vi khuẩn Gram âm.
Chỉ tiêu so sánh
Gram dương
Gram âm
Axit amin
3-4 loại
17-18
Murein
Nhiều (dày)
Ít (mỏng)
Axit teichoic
Nhiều
Không có
b. Ở những con bò sau khi chữa bệnh bằng penicilin mà vắt sữa ngay thì trong sữa còn tồn dư kháng sinh. Loại sữa này có thể dùng làm sữa chua được không? Vì sao?
b. Không làm được, vì:
penicilin ức chế tổng hợp thành peptido glican của vi khuẩn lactic cho nên vi khuẩn lactic không sinh trưởng phát triển được nên không lên men được
Câu 23. Hãy nêu: a. Các cách gây hại của vi khuẩn lên vật chủ.
a. - Cạnh tranh chất dinh dưỡng
 - Tiết độc tố
 - Phá hủy tế bào chủ
b. Các cơ chế tác động của chất kháng sinh lên vi khuẩn.
b. - Tác động lên thành tế bào
 - Tác động vào màng sinh chất
 - Ức chế sự tự sao, phiên mã và dịch mã
c. Các cách tác động của kháng thể đặc hiệu lên kháng nguyên gây bệnh. Đối với những kháng nguyên đã nhiễm vào tế bào bình thường thì Tc (Tđộc) xử lí như thế nào?
c. - Trung hòa các vi khuẩn, vi rut gây bệnh 
- Ngưng kết các tế bào vi khuẩn, virut khác lại với nhau (dính bết vào nhau)
- Kết tủa các kháng nguyên dạng hòa tan. Từ đó tạo điều kiện cho đại thực bào tiêu diệt.
Đối với những kháng nguyên đã nhiễm vào tế bào thì Tc sẽ đến trực tiếp tế bào đó tạo lỗ thủng trên màng làm cho tế bào nhiễm vỡ tung ra và giải phóng kháng nguyên.
 Câu 24. Hãy trình bày các điểm chung của vi sinh vật.?
 1.Kích thước nhỏ bé:
 Vi sinh vật thường được đo kích thứoc bằng đơn vị µm (1 µm =1/103mm hay 1/106 m).Virut được đo kích thước bằng đơn vị nn(1nn=1/106mm hay 1/10 9 m)
 Kích thước vi sinh vật càng nhỏ thì tổng diện tích bề mặt của các vi sinh vật trong 1 đơn vị thể tích càng lớn.Chẳng hạn,đường kính của 1 cầu khuẩn (Coccus) chỉ có 1 mm ,nhưng nếu xếp đầy chúng thành một khối lập phương có thể tích là 1 cm3 thì chúng có diện tích bề mặt rộng tới 6 cm2.
 2.Hấp thụ nhiều,chuyển hóa nhanh
 Tuy vi sinh vật có kích thước rất nhỏ nhưng chúng lại có năng lực hấp thụ và chuyển hóa vượt xa các sinh vật khác. Chẳng hạn,1 vi khuẩn lactic (Lactobacillus ) trong 1 giờ có thể phân giải được latôzơ lớn hơn 100-10.000 lần so với khối lượng của chúng.Tốc độ tổng hợp prôtêin của nấm men cao gấp 1000 lần so với đậu tương và sấp 10.000 lần so với trâu,bò.
3.Sinh trưởng nhanh,phát triển mạnh
 Chẳng hạn,1 trực khuẩn đại tràng ( Escherchia coli ) trong điều kiện thích hợp chỉ sau 12-20 phút lại phân cắt 1 lần. Nếu lấy thời gian thế hệ là 20 phút thì mỗi giờ phân cắt 3 lần,sau 24 giờ phân cắt72 lần và tạo ra 4.722.366×1017 tế bào, tương đương với 4722 tấn.Tất nhiên,trong tự nhiên không có được các điều kiện tối ưu như vậy ( vì thiếu thức ăn, thiếu ôxi, dư thừa các sản phẩm chuyển hóa vật chất có hại).Trong nồi lên men,với các điều kiện nuôi cấy thích hợp, sau 24 giờ,từ 1 tế bào có thể tạo ra khoảng 108-109 tế bào.
 Thời gian thế hệ của nấm men dài hơn,ví dụ với men rượu (Saccharomyc

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_VSV.doc