Đề kiểm tra kiến thức giáo viên môn Sinh học THCS - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Bắc Giang

doc 29 trang Người đăng dothuong Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra kiến thức giáo viên môn Sinh học THCS - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra kiến thức giáo viên môn Sinh học THCS - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Bắc Giang
Mã đề: 161
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
HỘI ĐỒNG KIỂM TRA KIẾN THỨC 
GIÁO VIÊN NĂM HỌC 2016 - 2017
ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC GIÁO VIÊN
Môn: SINH HỌC THCS
Thời gian làm bài: 150 phút (100 câu trắc nghiệm)
ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Giáo viên không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên giáo viên:.......................................................Ngày sinh: ................... Số báo danh:...............
Trường: .................................................................... Huyện/thành phố: ............................................
Câu 1: Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là.
A. 18,75%	B. 75%	C. 25%	D. 87,5%
Câu 2: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh?
A. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y.	B. Cỏ dại và lúa.
C. Giun đũa và lợn	D. Tầm gửi và cây thân gỗ.
Câu 3: Củ nghệ thuộc loại thân biến dạng là:
A. Rễ củ	B. Thân rễ	C. Thân củ	D. Thân mọng nước
Câu 4: Rễ có rễ cái đâm sâu vào trong đất từ đó mọc ra các rễ con, từ rễ con lại mọc ra các rễ bé hơn là rễ:
A. Rễ thở	B. Rễ móc	C. Rễ cọc	D. Rễ chùm
Câu 5: Lá cây ưa sáng có đặc điểm hình thái như thế nào?
A. Phiến lá rộng, màu xanh sẫm.	B. Phiến lá dày, rộng, màu xanh nhạt.
C. Phiến lá hẹp, dày, màu xanh nhạt.	D. Phiến lá hẹp, mỏng, màu xanh sẫm.
Câu 6: Cây nào sau đây thuộc lớp cây hai lá mầm :
A. Cây dương xỉ	B. Cây rêu	C. Cây cau	D. Cây mít
Câu 7: Giun đất hô hấp bằng:
A. Da	B. Phổi	C. ống khí	D. phổi và da
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải của châu chấu?
A. Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh	B. Hô hấp có hệ thống ống khí
C. Đầu có một đôi râu	D. Cơ thể có 2 phần: đầu ngực và bụng
Câu 9: Để tính độ tuổi của cây, người ta thường căn cứ vào đặc trưng nào?
A. Vòng mạch rây được sinh ra hằng năm.	B. Vòng gỗ được sinh ra hằng năm.
C. Khi tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ hoạt động.	D. Số tế bào nhu mô vỏ sinh ra hằng năm.
Câu 10: Quần xã sinh vật là :
A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
C. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
Câu 11: Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống là:
A. Con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ.	B. Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ.
C. Năng suất thu hoạch luôn tăng lên.	D. Con lai có sức sống kém dần.
Câu 12: Cho các nhận xét sau về quần xã sinh vật, nhận xét nào là đúng khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần xã?
(1) Số lượng các loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị sự biến động, sự ổn định hay suy thoái của quần xã.
(2) Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
(3) Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. 
(4) Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, nơi ở, các loài trong quần xã gắn bó chặt chẽ với nhau bằng các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng.
(5) Trong một ao nuôi cá, nuôi ghép được nhiều loài cá vì chúng ăn các loại thức ăn khác nhau.
A. 1, 2, 3.	B. 1, 2, 3,4, 5	C. 1, 2, 3, 4.	D. 1, 3, 4
Câu 13: Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây:
A. Khống chế sinh học	B. Hội sinh giữa các loài
C. Hỗ trợ giữa các loài	D. Cạnh tranh giữa các loài
Câu 14: Cơ thể của thủy tức có dạng:
A. Hình xoắn	B. Hình tròn	C. Hình trụ dài	D. Hình thoi
Câu 15: Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBbDdEe thực hiện giảm phân, biết quá trình giảm phân bình thường, không có đột biến xảy ra. Số loại giao tử ít nhất và nhiều nhất có thể là:
A. 1 và 8	B. 2 và 16	C. 2 và 6	D. 1 và 16
Câu 16: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?
A. Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.
B. Tập hợp ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.
C. Tập hợp cá trong Hồ Tây.
D. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao.
Câu 17: Đặc điểm không thuộc đặc điểm chung của lớp Chim là:
A. đều biết bay và có khả năng bơi lội
B. phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp; tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt
C. mình có lông vũ bao phủ; chi trước biến đổi thành cánh; có mỏ sừng
D. trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ
Câu 18: Ở cà chua tính trạng quả đỏ (A) trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng (a). Phép lai P: Aax Aa thu được F1 phân li theo tỉ lệ.
A. Đồng tính quả vàng
B. 1 đỏ: 1 vàng.
C. 3 đỏ: 1 vàng
D. Đồng tính quả đỏ
Câu 19: Các loài cá được chia thành mấy lớp chính:
A. Lớp cá sụn và lớp cá xương	B. Lớp cá sụn
C. Lớp cá chép	D. Lớp cá xương
Câu 20: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 20C đến 440C, điểm cực thuận là 280C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 50C đến 420C, điểm cực thuận là 300C. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn dưới thấp hơn.
C. Vùng phân bố cá rô phi rộng hơn cá chép vì có giới hạn dưới cao hơn.
D. Vùng phân bố cá chép hẹp hơn cá rô phi vì có điểm cực thuận thấp hơn.
Câu 21: Cho các nguyên tắc sau:
1. Phải luôn cố gắng rèn luyên da tới mức tối đa.
2. Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.
3. Rèn luyện thích hợp với tình trạng sức khỏe của từng người.
4. Rèn luyện trong nhà tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
5. Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để cơ thể tạo ra vitamin D chống còi xương
Số nguyên tắc phù hợp với rèn luyện da là.
A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 22: Khi thực hiện lai giữa các dòng thuần mang kiểu gen khác nhau thì ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở thế hệ con lai:
A. Thứ 2	B. Thứ 3	C. Mọi thế hệ	D. Thứ 1
Câu 23: Tại sao cônsixin có thể tạo ra thể đa bội?
A. Cônsixin kích thích sự nhân đôi của các nhiễm sắc thể và tạo ra tế bào đa bội.
B. Cônsixin gây đứt một số sợi thoi phân bào làm cho một số cặp nhiễm sắc thể không phân li và tạo ra tế bào đa bội.
C. Cônsixin kích thích sự hợp nhất của 2 tế bào lưỡng bội và tạo ra tế bào đa bội.
D. Cônsixin cản trở sự hình thành thoi phân bào làm cho toàn bộ nhiễm sắc thể không phân li .
Câu 24: Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:
A. Ống đái	B. Bóng đái	C. Thận	D. Ống dẫn nước tiểu
Câu 25: Nhóm các cây nào dưới đây chỉ gồm các cây có hoa.
A. Mít, hành, rau bợ, hồng, lúa	B. Cải, táo, rau muống, dương xỉ, lúa
C. Cải, lúa, mít, rêu, hồng	D. Ngô, táo, bưởi, mít
Câu 26: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Bệnh ung thư máu.	B. Hội chứng Tơcnơ.
C. Hội chứng Đao.	D. Hội chứng Claiphentơ.
Câu 27: Thân cây dài ra do:
A. Sự lớn lên và phân chia tế bào của mô phân sinh bên
B. Chồi ngọn
C. Sự lớn lên và phân chia tế bào của mô phân sinh ngọn
D. Mô phân sinh lóng.
Câu 28: Tim của thỏ được chia thành mấy ngăn?
A. 2 ngăn	B. 1 ngăn	C. 3.ngăn	D. 4 ngăn
Câu 29: Hệ sinh thái được coi là một hệ thống mở vì:
A. số lượng cá thể sinh vật trong mỗi hệ sinh thái thường xuyên biến động.
B. các hệ sinh thái đều bị con người tác động làm biến đổi thường xuyên
C. luôn có sự trao đổi chất và năng lượng giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường.
D. quần xã trong hệ sinh thái có khả năng tự cân bằng, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái.
Câu 30: Trong những nhóm cây sau đây những cây nào là cây một năm?
A. Cây táo, cây mít, cây đậu xanh.
B. Cây su hào, cây vải , cây cà chua , cây dưa chuột.
C. Cây xoài, cây bưởi, cây lạc.
D. Cây lúa, cây ngô, cây hành, cây bí xanh.
Câu 31: Trong các thành tựu sau đây, có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của công nghệ gen?
(1) Tạo giống lúa mộc tuyền 1 chín sớm, cứng cây, chịu chua, chịu phèn, năng suất tăng 15-25%.
(2) Tạo giống lúa chiêm chịu lạnh từ hạt phấn lúa chiêm.
(3) Tạo chủng vi khuẩn E.Coli sản xuất Insulin của người.
(4) Tạo chủng vi khuẩn E.Coli sản xuất somatostatin.
(5) Tạo chủng vi khuẩn sản xuất thuốc kháng sinh có năng suất tăng 200 lần. 
(6) Tạo giống cừu sản xuất Prôtein huyết thanh của người trong sữa. 
(7) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
(8) Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp beta- carôten trong hạt.
A. 5	B. 3	C. 6	D. 7
Câu 32: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình là 3:3:1:1? Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra:
A. Aabb x aaBb	B.  AaBb x Aabb	C. AaBb x aabb	D. AaBb x AaBb.
Câu 33: Loài sâu bọ có cánh giúp cho quá trình thụ phấn ở thực vật nhiều nhất là:
A. Ruồi	B. Ve sầu	C. Ong mật	D. Bọ ngựa
Câu 34: Ở người có một số bệnh tật sau:
1. Bệnh máu khó đông; 2. Bệnh đao; 3 Bệnh Tơcnơ; 4. Bệnh bạch tạng; 5.Tật xương chi ngắn; 6. Tật bàn chân nhiều ngón. Những bệnh, tật nào sau đây do đột biến gen gây nên?
A. 1, 2, 3, 4.	B. 1, 2, 5, 6
C. 1, 4, 5, 6	D. 1, 3, 5, 6.
Câu 35: Tim của thằn lằn được phân thành mấy ngăn.
A. 1 ngăn	B. 4 ngăn	C. 2 ngăn	D. 3.ngăn
Câu 36: Cấu tạo trong của thân non gồm:
A. Mạch rây, mạch gỗ và ruột.	B. Biểu bì, thịt vỏ và ruột
C. Vỏ, mạch rây, mạch gỗ	D. Vỏ và trụ giữa.
Câu 37: Cơ thể nhện được chia làm 2 phần là:
A. Đầu và ngực	B. Đầu và thân	C. Đầu và bụng	D. Đầu- ngực và bụng
Câu 38: Xương dài ra là nhờ sự phân chia tế bào ở:
A. Lớp sụn tăng trưởng	B. Thân xương
C. Mô xương xốp	D. Màng xương
Câu 39: Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là:
A. Độ nhiều	B. Độ tập trung	C. Độ thường gặp	D. Độ đa dạng
Câu 40: Nhiễm sắc thể tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kì nào của quá trình nguyên phân?
A. Kỳ giữa	B. Kỳ đầu
C. Kỳ cuối	D. Kỳ sau
Câu 41: Cho sơ đồ phả hệ sau:
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bình thường là.
A. 1/4	B. 1/6	C. 1/8	D. 1/3.
Câu 42: Ở lợn 2n=38NST. Một nhóm tế bào sinh tinh và sinh trứng khi giảm phân đã lấy từ môi trường nội bào 760NST đơn. Số NST trong các tinh trùng tạo ra nhiều hơn trong các trứng là 1140NST. Số tinh trùng và số trứng tạo thành là
A. 20 tinh trùng, 4 trứng.	B. 64 tinh trùng, 4 trứng.
C. 32 tinh trùng, 2 trứng	D. 16 tinh trùng, 2 trứng
Câu 43: Một phân tử ADN mẹ nhân đôi một số lần đã tạo ra các phân tử ADN con có tổng số mạch đơn từ các nucleotit tự do của môi trường nội bào là 14 mạch đơn. Số lần nhân đôi của phân tử ADN mẹ là:
A. 8.	B. 3.	C. 7.	D. 4.
Câu 44: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại là mối quan hệ?
A. Ký sinh.	B. Cạnh tranh.	C. Hội sinh.	D. Cộng sinh.
Câu 45: Bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen trên Y, alen A quy định không bị bệnh, alen a quy định bị bệnh. Một cặp vợ chồng có kiểu gen XAXa × XAY. Xác suất sinh con trai đầu lòng không bị bệnh là:
A. 3/8.	B. 3/4.	C. 1/4.	D. 1/2.
Câu 46: Chiều dài của một chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường ngắn (không quá 5, 6 mắt xích) vì:
A. Số lượng cá thể của quần thể động vật ăn thịt ở bậc cuối cùng rất nhiều.
B. Chỉ một phần nhỏ năng lượng nhận từ mắt xích phía trước của chuỗi thức ăn được tích lũy trong chất hữu cơ của mắt xích tiếp theo phía sau.
C. Thức ăn nhận từ sinh vật sản xuất nghèo dinh dưỡng và khó tiêu hóa.
D. Trong mùa đông nhiệt độ thấp kéo dài làm tiêu hao nhiều năng lượng của sinh vật.
Câu 47: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
A. Lúa® chuột ® rắn ® diều hâu	B. Lúa® rắn ® chuột ® diều hâu
C. lúa ® chuột® diều hâu ® rắn	D. lúa ® diều hâu ®chuột ® rắn
Câu 48: Một quần thể chim sẻ có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau: 
- Nhóm tuổi trước sinh sản: 53 con/ ha
- Nhóm tuổi sinh sản: 29 con/ ha
- Nhóm tuổi sau sinh sản: 17 con/ ha
Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?
A. Dạng ổn định.	B. Dạng phát triển.
C. Dạng giảm sút.	D. Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.
Câu 49: Cho cá thể có kiểu gen AaBBDdEe tự thụ phấn, thế hệ sau có tỉ lệ kiểu hình A-BBD-E- là:
A. 9/8.	B. 27/64.	C. 3/4.	D. 9/16.
Câu 50: Cho các phát biểu sau:
1. Ở đàn ông, sự phát sinh tinh trùng diễn ra liên tục.
2. Từ tuổi dậy thì trở đi khoảng 300 triệu tinh trùng được sản sinh ra mỗi ngày.
3. Ở người phụ nữ, quá trình sản sinh trứng diễn ra liên tục suốt cuộc đời. 
4. Qúa trình phát sinh trứng diễn ra theo chu kỳ. Chu kỳ này cứ một tháng lặp lại một lần gọi là chu kỳ kinh nguyệt.
Số phát biểu sai:
A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 51: Cho các ý trả lời sau: 
 1. thành tế bào bằng xenlulôzơ 2. Màng tế bào mỏng, mềm cấu tạo bằng prôtêin và lipit 
 3. không có lục lạp 4. có lục lạp 5. có không bào khá lớn 6. có trung thể 
 7. không có trung thể
 Các đặc điểm có ở tế bào thực vật là.
A. 1, 3, 5, 7	B. 1, 3, 4, 5 ,6	C. 2, 3, 4, 5,6	D. 1, 2, 4, 5, 7
Câu 52: Thú móng guốc được chia làm mấy bộ?
A. 2	B. 4	C. 1	D. 3
Câu 53: Ở một loài thực vật, gen A: quả đỏ, gen a: quả vàng, gen B: quả tròn, gen b: quả dài. Hai cặp gen trên cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn. Tỉ lệ kiểu hình ở đời con thu được 25% quả đỏ, dài: 50% quả đỏ, tròn: 25% quả vàng, tròn. Kiểu gen của P là:
A. x 	B. x 	C. x 	D. x 
Câu 54: Một cơ thể có kiểu gen BbCCDd sau một thời gian dài tự thụ phấn, sẽ thu được số dòng thuần là:
A. 4	B. 6	C. 2	D. 8
Câu 55: Chất nào sau đây không được biến đổi về mặt hóa học trong quá trình tiêu hóa?
A. Lipit	B. Gluxit	C. Vitamin	D. Prôtêin
Câu 56: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là.
A. 25.	B. 48	C. 12	D. 24
Câu 57: Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?
A. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn	B. Tiềm năng sinh sản của loài.
C. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn	D. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn
Câu 58: Trong tế bào bộ phận đảm nhiệm chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là:
A. Màng sinh chất	B. Nhân	C. Thành tế bào.	D. Chất tế bào
Câu 59: Ở người bình thường, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:
A. 0,6 s, trong đó tâm nhĩ co 0,1 s, tâm thất co 0,2 s, thời gian dãn chung là 0,6 s
B. 0,8 s, trong đó tâm nhĩ co 0,1 s, tâm thất co 0,3 s, thời gian dãn chung là 0,4 s.
C. 0,1 s, trong đó tâm nhĩ co 0,2 s, tâm thất co 0,3 s, thời gian dãn chung là 0,5 s.
D. 0,12 s, trong đó tâm nhĩ co 0,2 s, tâm thất co 0,4 s, thời gian dãn chung là 0,6 s.
Câu 60: Cấu tạo của thằn lằn bóng khác ếch đồng là:
A. Mắt có mí cử động được.	B. Da khô có vảy sừng bao bọc.
C. Tai có màng nhĩ.	D. Bốn chi đều có ngón.
Câu 61: Việc loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng từ dạng đột biến.
A. Đảo đoạn NST	B. Mất đoạn nhỏ.	C. Lặp đoạn NST	D. Chuyển đoạn NST.
Câu 62: Động vật phong phú và đa dạng nhất ở
A. Vùng nhiệt đới.	B. Vùng Bắc cực.	C. Vùng Nam cực.	D. Vùng ôn đới.
Câu 63: Thú mỏ vịt là động vật:
A. Đẻ con	B. Đẻ trứng	C. Đẻ trứng và đẻ con	D. Đẻ trứng thai
Câu 64: Trong kĩ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được hình thành bởi:
A. Phân tử ADN của tế bào nhận là plasmit
B. Một đoạn ADN của tế bào cho với một đoạn ADN của plasmit
C. Một đoạn mang gen của tế bào cho với ADN của thể truyền
D. Một đoạn ADN mang gen của tế bào cho với ADN tái tổ hợp
Câu 65: Chức năng chung của hai hooc môn glucagon và insulin là:
A. Điều hòa lượng đường huyết trong máu.	B. Điều hòa quá trình trao đổi nước của cơ thể.
C. Điều hòa sự phát triển cơ xương.	D. Điều hòa hoạt động sinh dục.
Câu 66: Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ?
A. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ .
B. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ .
C. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
D. Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ .
Câu 67: Nơi sống của giun kim là.
A. tá tràng người	B. dạ dày người.	C. ruột non người	D. ruột già người
Câu 68: Loài thân mềm nào có tác hại đục thủng thuyền và phá vỡ các công trình bằng gỗ dưới nước:
A. Bạch tuộc	B. Trai sông	C. Mực	D. Hà
Câu 69: Bên ngoài của cơ thể giun đũa có lớp bảo vệ bằng:
A. Đá vôi	B. dịch nhờn	C. Cuticun	D. Kitin
Câu 70: Cắt một đoạn cành sau đó giâm xuống đất ẩm để mọc thành cây mới gọi là.
A. Ghép cây	B. Giâm cành	C. Chiết cành	D. Ghép cành
Câu 71: Nội dung của “ Quy luật phân li độc lập” được phát biểu như sau:
A. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
B. Mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố phân li về một giao tử.
C. Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân ly theo tỉ lệ trung bình 3 trội: 1 lặn.
D. Sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
Câu 72: Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con có 336 cromatít. Hợp tử này là dạng đột biến nào?
A. Thể bốn.	B. Thể ba.	C. Thể không.	D. Thể một.
Câu 73: Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự gen như sau: A B C D E F . G H I K, sau đột biến thành ABCDCD E F . G H I K hậu quả của dạng đột biến này là.
A. Gây chết hoặc giảm sức sống.
B. Tăng sức đề kháng cho cơ thể.
C. Ảnh hưởng đến hoạt động của gen.
D. Tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.
Câu 74: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb x aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ.
A. 9: 3: 3: 1.	B. 1: 1: 1: 1.
C. 1: 1.	D. 3: 1.
Câu 75: Cặp nhiễm sắc thể giới tính con đực là XX, con cái là XY gặp ở loài.
A. Ruồi giấm	B. Chim, bướm	C. Hổ	D. Bọ nhậy
Câu 76: Sự phân li của bộ nhiễm sắc thể 2n trong phân bào ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây có thể tạo nên:
A. Cành tứ bội trên cây lưỡng bội.	B. Cành đa bội lệch
C. thể tứ bội	D. thể bốn nhiễm
Câu 77: Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động vật quá mức là:
A. Động vật mất nơi cư trú .
B. Môi trường bị ô nhiễm .
C. Nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng, mất cân bằng sinh thái .
D. Nhiều loài trở về trạng thái cân bằng .
Câu 78: Run là sự co cơ liên tiếp góp phần:
A. Tăng thoát nhiệt	B. Làm hạ nhiệt	C. Giảm sinh nhiệt	D. Tăng sinh nhiệt
Câu 79: Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh:
A. Tài nguyên rừng.	B. Tài nguyên đất.
C. Tài nguyên khoáng sản.	D. Tài nguyên sinh vật.
Câu 80: Nguồn năng lượng vĩnh cửu là:
A. Năng lượng khí đốt.	B. Năng lượng từ dầu mỏ.
C. Năng lượng nhiệt từ mặt trời.	D. Năng lượng từ than củi.
Câu 81: Hoocmôn nào sau đây được dùng để trị bệnh đái tháo đường ở người?
A. Glucagôn	B. Tirôxin	C. Insulin	D. Ađrênalin
Câu 82: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể tự thụ phấn có tần số các kiểu gen là 0,6AA : 0,4Aa. Biết rằng không có các yếu tố làm thay đổi tần số alen của quần thể, tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây hoa đỏ ở F1 là.
A. 96%.	B. 32%.	C. 90%.	D. 64%.
Câu 83: Phép lai tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất:
A. AaBbDd ´ AaBbDd	B. AaBbDD ´ AABbDd
C. AabbDd ´ AaBbDD	D. AABbDd ´ AaBbDd
Câu 84: Đặc điểm nào không đúng khi nói về sự tiến hóa trong sinh sản ở động vật ?
A. từ đẻ ít trứng tới đẻ nhiều trứng, từ sự phát triển phôi trực tiếp đến phát triển qua biến thái.
B. từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ sự phát

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_kien_thuc_GVTHCS.doc