Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học lần 3 - Trường THPT Trưng Vương

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học lần 3 - Trường THPT Trưng Vương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học lần 3 - Trường THPT Trưng Vương
Đề thi THPTQG_lần 3_trường THPT Trưng Vương_Hưng Yên
Môn: sinh học
Câu 1: Restrictaza và ligaza thm gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen?
	A. Tạo điều kiện cho gen được ghép biểu hiện.
	B. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plamis ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
	C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
	D. Tách ADN của nhiễm sắc thể tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào vi khuẩn.
Câu 2: Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là:
	A. 1/4	B. 1/8	C. 1/2	D. 1/6
Câu 3: Ở phép laiP: ♀AaBbDd x ♂AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến dạng một nhiễm?
	A. 16	B. 8	C. 12	D. 2
Câu 4: Ở một loài thực vật, alne A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho hai cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 gồm 56,35% cây hoa trắng và 43,75% cây ho đỏ. Biết rằng không cảy ra đột biến, trong tổng số cây hoa đỏ thu được ở F2, số cây hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ:
	A. 1/7	B. 3/7	C. 7/16	D. 6/7
Câu 5: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, Cho hai cây có kiểu hình khác nhau giao phấn với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, trong tổng số cây hoa đỏ thu được ở F2, sô cây hoa đỏ dị hợp chiếm tỉ lệ:
	A. 3/7	B. 6/7	C. 1/7	D. 7/16
Câu 6: Men đen đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình để:
	A. kiểm tra các cá thể mang kiểu hình trội mang cặp nhân tố di truyền đồng hợp tử hay dị hợp tử.
	B. xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
	C. xác định tính trang nào là trội, tính trạng nào là lặn.
	D. xác định các cá thể thuần chủng.
Câu 11: Trong quá trình phiên mã, ARN polimeraza sẽ tương tác với vùng nào để làm gen cấu trúc tháo xoắn?
	A. Vùng mã hóa	B. Vùng vận hành	C. Vùng kết thúc	D. Vùng khởi động
Câu 12: Ở một loài thực vật ,A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng.Theo định luật Hacdi-Vanbec, có mấy quần thể sau đây đang cân bằng về mặt di truyền?
(1) P: 100% AA	(2) P:100%Aa	(3) P:0,57AA:0,06Aa:0,37aa
(4) 0,25AA:0,50Aa:0,25aa	(5)P:0,40AA:0,40Aa:0,20aa
	A. 3	B. 4	C. 2	D. 5
Câu 13: Dạng cách ly quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách li:
	A. sinh sản	B. tập tính	C. địa lý	D. sinh thái
Câu 14: Khi một gen quy định một tính trajgn, các gen trội lặn hoàn toàn, các gen phân li độc lập, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3:3:1:1?
	A. AaBbDd x aabbdd	B. AaBbDd x AaBbdd
	C. aaBbDd x AaBbdd	D. AabbDD x AaBbdd
Câu 15: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì:
	A. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
	B. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp
	C. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.
	D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
Câu 16: Thể song nhị bội khác với thể tứ bội ở điểm nào sau đây?
	A. Thể tứ bội bất thụ còn thế song nhị bội hữu thụ.
	B. Thể tứ bội hữu thụ còn thế song nhi bội bất thụ.
	C. Thể tứ bội hữu thụ còn thể song nhị bội bất thụ.
	D. thế tứ bội có sức sông cao, năng suất cao còn thể song nhị bội có sức sống và năng suất thấp hơn.
Câu 17: Ở cà chua A-quả đỏ trội hoàn toàn, a-quả vàng. Cho cây cà chua quả đỏ giao phấn với nhau được F1 phân tích theo tỉ lệ 35 đỏ: 1 vàng. Kiểu gen của các cây bố mẹ là:
	A. Aaa x Aa	B. AAaa x AAa	C. Aa x Aa	D. Aaaa x AAaa
Câu 18: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
1. bệnh mù màu
2. hội chứng Claiphento
3. Bệnh ung thư máu
4. Hội chứng Đao
5. Bệnh pheninketo niệu
6. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
Có bao nhiêu bệnh, tật và hội chứng di truyền là thể đột biến lệch bội:
	A. 4	B. 3	C. 5	D. 2
Câu 19: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là
	A. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.
	B. sự phân li của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân.
	C. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.
	D. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.
Câu 20: Khi nói về đột biến gen, các phát biểu nào sau đây là đúng?
(1) Đột biến thay thế một cặp nucleotit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra là các alen mới là phong phú vốn gen của quần thể,
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nucleotit.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
	A. (2),(4),(5)	B. (1),(3),(5)	C. (1),(2),(3)	D. (3),(4),(5)
Câu 21: Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hidro bị đột biến thành alen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai.Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nucleotit loại adenin và 1617 nucleotit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A là:
	A. mất một cặp G-X	B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
	C. mất một cặp A-T	D. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T
Câu 22: Theo Đacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là:
	A. đấu tranh sinh tồn.
	B. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.
	C. đột biến là nguyên nhân quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.
	D. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
Câu 23: Phương pháp gây đột biến nhân tạo được sử dụng phổ biến đối với:
	A. thực vật và vi sinh vật	B. động vật và vi sinh vật
	C. động vật bậc thấp	D. động vật và thực vật
Câu 24: Tiến hóa lớn là quá trình:
	A. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
	B. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài.
	C. hình thành loài mới.
	D. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 30: Ở sinh vật lưỡng bội, các alen trội bị tác động của chọn lọc tự nhiên nhanh hơn các alen lặn vì:
	A. alen trội dù ở trạng thái đồng hợp hay dị hợp đêu biểu hiện ra kiểu hình.
	B. các alen lặn ít ở trạng thái dị hợp.
	C. các alen lặn có tần số đáng kể.
	D. alen trội phổ biến ở thể đồng hợp.
Câu 31: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli, khi môi trường có chất cảm ứng lactozo thì diễn ra các sự kiện nào?
(1) Gen điều hòa tổng hợp protein ức chế, protein ức chế gắn vào vùng vận hành
(2) Chất cảm ứng kết hợp với chất ức chế, protein ức chế gắn vào vùng vận hành
(3) Các gen cấu trúc không thực hiện phiên mã được.
(4) ARN polimeraza liên kết với khởi động, các gen cấu trúc hoạt động thưc hiện phiên mã tạo mARN và mARN tiến hành dịch mã tổng hợp protein.
Phương án đúng là:
	A. (1) và (3)	B. (1) và (4)	C. (2) và (4)	D. (2) và (3)
Câu 32: Ở gà, một tế bào của cơ thể có kiểu gen AaX BY giảm phân bình thường sinh ra giao tử . Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
1. Sinh ra hai loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
2. Sinh ra bốn loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
3. Loại giao tử a Y chiếm tỉ lệ 25%
4. Sinh ra giao tử mang NST Y với tỉ lệ 50%
5. Nếu sinh ra giao tử mang gen aXB chiếm tỉ lệ 100%
	A. 4	B. 2	C. 3	D. 1
Câu 33: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: UUU-Phe; XXG - Pro; XAU-His; GXX-Ala; AAG-Lys; UAX-Tyr; GAA:Glu. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn E.Coli có trình tự các nucleotit là 3'XTT XGG TTX AAA ATG 5'. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polipeptit có 5 axit amin thì trình tự của 5 axit amin đó là:
	A. Tyr - Lys - Phe - Ala – Glu	B. Glu - Ala - Lys - Phe – Tys
	C. Glu - Ala - Phe - Lys - Tyr	D. His - Glu - Phe - Pro - Lys
Câu 34: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit có cùng nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng có thể:
	A. gây đột biến lặp đoạn và mất đoạn.
	B. gây đột biến chuyển đoạn và mất đoạn.
	C. gây đột biến chuyển đoạn và mất đoạn và lặp đoạn.
	D. không xảy ra hiện tượng đột biến
Câu 35: Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tư thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2 cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lý thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), tỉ lệ cây cao dị hợp là:
	A. 0,05	B. 0,1	C. 0,8	D. 0,2
Câu 36: Ưu thế lai cao nhất ở F1 và giảm dần ở đời sau là do:
	A. Tỉ lệ đồng hợp tử tăng lên, tỉ lệ dị hợp tử giảm dần,gen lặn có hại được biểu hiện.
	B. Tỉ lệ đồng hợp tử giảm dần, gen lặn có hại được biểu hiện.
	C. Tỉ lệ dị hợp tử tăng lên, gen lặn có hại được biểu hiện.
	D. Tỉ lệ đồng hợp tử giảm dần, tỉ lệ dị hợp tử tăng lên, gen lặn có hại được biểu hiện.
Câu 37: Cho một sô hiện tượng như sau:
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(2) Các cây khác loài có cấu tạo khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển
(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
	A. (2) và (3)	B. (1) và (4)	C. (1) và (3)	D. (2) và (4)
Câu 38: Trong tế bào, mARN có vai trò gì?
	A. Truyền thông tin di truyền từ ADN đến protein.
	B. Gắn với các tARN tương ứng để thực hiện quá trình dịch mã.
	C. Tổ hợp với protein để tạo nên riboxom.
	D. Vận chuyển axit amin đến riboxom.
Câu 39: Nội dung nào sau dưới đây là không đúng:
	A. Ở người, tỉ lệ nam cao hơn một ít so với nữ giai đoạn sơ sinh nhưng ở độ tuổi già tỉ lệ cụ bà cao hơn cụ ông.
	B. Người nam mang cặp NST giới tính XY sẽ cho 2 loại giao tử X và Y với tỉ lệ xấp xỉ nến sự thụ tinh sẽ cho 2 loại tổ hợp XX và XY với tỉ lệ bằng nhau.
	C. Ở người, việc sinh trai hay gái chủ yếu do giao tử của người mẹ quyết định.
	D. Ở người, bộ NST (2n=46) với 44 NST thường và 2 NST giới tính. Người nữ mang cặp NST giới tính XX, người nam là XY
Câu 40: Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tốc tiến hóa cơ bản nhất vì:
	A. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
	B. diễn ra vối nhiều hình thức khác nhau.
	C. tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể gốc.
	D. nó định hướng quá trình tích lũy biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
Đáp án
1-B
2-D
3-C
4-A
5-B
6-A
7-B
8-D
9-C
10-D
11-D
12-C
13-A
14-D
15-C
16-D
17-B
18-D
19-C
20-A
21-B
22-A
23-A
24-D
25-B
26-A
27-A
28-C
29-C
30-A
31-C
32-D
33-B
34-A
35-C
36-A
37-C
38-A
39-C
40-D
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Câu 2: Đáp án D
Cặp vợ chồng I1, I2 bình thường sinh con có cả trai và gái bị bệnh → tính trạng bị bệnh do gen lặn nằm trên NST giới tính quy định.
Cặp vợ chồng ở thế hệ 2 bình thường sinh con gái bị bệnh → cặp vợ chồng này đều phải có kiểu gen dị hợp: Aa
Người chồng ở thế hệ 3 có kiểu gen: 1/3AA : 2/3Aa → giảm phân cho 2/3A : 1/3a
Ngườ vợ ở thế hệ thứ 3 bị bệnh luôn cho giao tử a
Vậy xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng ở thế hệ thứ 3 là: 1/3.1 = 1/3
Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là: 1/3 . 1/2 = 1/6
Câu 3: Đáp án C
Aa x Aa, trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường thì cơ thể đực sẽ cho các giao tử A, a, Aa, O
Cơ thể cái cho giao tử A, a.
Số kiểu gen đột biến dạng một nhiễm có thể tạo ra là: 2 (OA, Oa)
Bb x Bb → cho 3 kiểu gen
Dd x dd → cho 2 kiểu gen
Vậy Theo lý thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa số loại kiểu gen đột biến dạng một nhiễm là: 2.3.2 = 12 kiểu gen
Câu 4: Đáp án A
F2 thu được tỉ lệ: 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ = 7 đỏ : 9 trắng.
Cây hoa trắng (aa) chiếm tỉ lệ 9/16 = 3/4a . 3/4a
→ F1 cho giao tử 1/4A : 3/4a → F1: 1/2Aa : 1/2aa → F1: (1/4A: 3/4a) x (1/4A: 3/4a)
→ F2: Hoa đỏ: 1/7AA : 6/7Aa
→ Số cây hoa đỏ thuần chủng là 1/7 
Câu 5: Đáp án B
F2 thu được tỉ lệ: 56,25% cây hoa trắng và 43,75% cây hoa đỏ = 7 đỏ : 9 trắng.
Cây hoa trắng (aa) chiếm tỉ lệ 9/16 = 3/4a . 3/4a
→ F1 cho giao tử 1/4A : 3/4a → F1: 1/2Aa : 1/2aa → F1: (1/4A: 3/4a) x (1/4A: 3/4a)
→ F2: Hoa đỏ: 1/7AA : 6/7Aa
→ Số cây hoa đỏ dị hợp là 6/7
Câu 6: Đáp án A
Câu 7: Đáp án B
Câu 33: Đáp án B
Mạch gốc của gen: 3'XTT XGG TTX AAA ATG 5'
mARN: 5'GAA GXX AAG UUU UAX 3'
Chuỗi polipeptit: Glu - Ala - Lys - Phe - Tys
Câu 34: Đáp án A
Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 chromatide có cùng nguồn gốc trong cặp NST kép tương đồng có thể dẫn đến đột biến lặp đoạn ( bên nhận) và đột biến mất đoạn ( bên cho).
Câu 35: Đáp án C
P: Gọi cấu trúc ban đầu của quần thể là xAA : yAa : 0,75aa, x + y = 0,25
Khi P tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ thì tỉ lệ cây thân thấp = 0,75 + (1-(1/2)^2/2).y = 0,825 → y = 0,2
Vì x + y = 0,25 → x = 0,25 - 0,2 = 0,05 
Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây dị hợp chiếm tỉ lệ: 0,2 : 0,25 = 80%
Câu 36: Đáp án A
Câu 37: Đáp án C
Cách li sau hợp tử là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ. Ví dụ: cá thể của 2 loài thân thuộc có thể giao phối với nhau tạo ra con lai nhưng con lai không có sức sống hoặc tạo ra con lai có sức sống nhưng do sự khác biệt về số lượng, hình thái NST... nên con lai giảm phân không bình thường, tạo ra giao tử bị mất cân bằng gen dẫn đến giảm khả năng sinh sản, thậm chí bất thụ.
Trong các ví dụ trên:
(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản đây là trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ → 1 đúng.
(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác là trở ngại ngăn cẩn sự giao phối, đây là dạng cách li trước hợp tử.
(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển đây là trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai → 3 đúng
(4) Các loại ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau → đây là trở ngại ngăn cẩn sự giao phối, đây là dạng cách li trước hợp tử.
Câu 38: Đáp án A
mARN được phiên mã từ ADN, nó lại được sử dụng làm khuôn để tổng hợp protein quy định tính trạng.
Câu 39: Đáp án C
Trong các phát biểu trên, phát biểu C sai vì Người nam mang cặp NST giới tính XY sẽ cho 2 loại giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau, kết hợp với giao tử X của mẹ trong thụ tinh, từ đó quyết định việc sinh bé trai hay gái
Câu 40: Đáp án D 

Tài liệu đính kèm:

  • docdethithptqgmonsinhlan3truongthpttrungvuonghungyenfilewordcoloigiai.doc