Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 - Mã đề 102 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 - Mã đề 102 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 - Mã đề 102 - Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 07 trang)
KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Mã đề thi 102
Câu 1: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, xét hai cặp gen Aa và Bb, trong đó alen A quy định cây thân cao, alen a quy định cây thân thấp, alen B quy định quả đỏ, alen b quy định quả vàng, các gen phân li độc lập. Một quần thể (P) của loài này có tỉ lệ các kiểu gen như sau:
	Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong quần thể, các cá thể tự thụ phấn nghiêm ngặt. Cho các phát biểu sau đây về quần thể nói trên:
	(1) Ở thế hệ F1, trong quần thể xuất hiện 9 kiểu gen.
	(2) Ở thế hệ F1, trong quần thể có 18% cây thân cao, quả vàng. 
	(3) Ở thế hệ F1, trong quần thể có 3,78% số cây mang hai cặp gen dị hợp.
	(4) Ở thế hệ F1, chọn ngẫu nhiên 3 cây, xác suất để trong 3 cây được chọn có 2 cây thân thấp, quả vàng xấp xỉ 8,77%.
Có bao nhiêu phát biểu ở trên không đúng?
A. 1	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 2: Ở người, tính trạng nhóm máu được quy định bởi một gen có 3 alen (IA, IB, IO), nhóm máu A được quy định bởi kiểu gen IAIA và IAIO, nhóm máu B được quy định bởi kiểu gen IBIB và IBIO, nhóm máu AB được quy định bởi kiểu gen IAIB, nhóm máu O được quy định bởi kiểu gen IOIO. Một bệnh di truyền (M) được quy định bởi một gen có hai alen (D, d), gen này liên kết với gen quy định nhóm máu trên một NST thường, khoảng cách giữa chúng là 10cM. Khi quan sát sự di truyền của tính trạng nhóm máu và bệnh M ở một số người thu được phả hệ sau đây: 
	Khi người phụ nữ (2) mang thai lần thứ 3, bác sĩ cho biết thai nhi có nhóm máu AB. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lý thuyết, đứa trẻ được sinh ra có khả năng bị bệnh M là bao nhiêu?
A. 2,5%	B. 10%	C. 11,25%	D. 25%
Câu 3: Kích thước tối đa của quần thể sinh vật là
A. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.
B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. số lượng cá thể nhiều nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
D. khoảng không gian lớn nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.
Câu 4: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa được quy định bởi 4 cặp gen (Aa, Bb, Dd, Ee). Sự tương tác giữa các gen này được biểu thị bằng sơ đồ sau:
	Khi có đồng thời sắc tố đỏ và sắc tố vàng thì hoa sẽ có màu cam. Khi không có sắc tố đỏ và vàng, hoa có màu trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của tính trạng màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho các phát biểu sau:
	(1) Có 4 phép lai giữa cây hoa đỏ dị hợp hai cặp gen với cây hoa vàng dị hợp hai cặp gen không cho ra được cây hoa màu cam.
	(2) Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình hoa màu cam.
	(3) Tính theo lý thuyết, ở đời con của phép lai giữa những cây hoa màu cam dị hợp dị hợp tất cả các cặp gen, cây hoa màu vàng xuất hiện với tỉ lệ 27/256.
	(4) Tính theo lý thuyết, phép lai giữa những cây hoa màu đỏ đồng hợp 2 cặp gen trội với cây hoa màu vàng đồng hợp hai cặp gen trội cho đời con 100% hoa màu cam. 
Có bao nhiêu phát biểu ở trên không đúng?
A. 2	B. 1	C. 3	D. 4
Câu 5: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các phát biểu sau:
	(1) Cơ quan thoái hóa phản ánh sự tiến hóa đồng quy (tiến hóa hội tụ). 
	(2) Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ quan tương tự.
	(3) Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự các nuclêôtit càng có xu hướng khác nhau và ngược lại.
	(4) Tất cả các vi khuẩn và động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.
Những phát biểu đúng là:
A. (2), (3).	B. (1), (2).	C. (2), (4).	D. (1), (4).
Câu 6: Cho các quần thể thực vật có thành phần kiểu gen như sau:
	Quần thể 1: 0,4AA : 0,2Aa : 0,4aa	Quần thể 2: 0,5AA : 0,5aa
	Quần thể 3: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa	Quần thể 4: 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
	Quần thể 5: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa
Nếu cho các quần thể giao phấn ngẫu nhiên thì trong số các quần thể nêu trên, có mấy quần thể khi cân bằng có thành phần kiểu gen giống nhau?
A. 4	B. 1	C. 3	D. 2
Câu 7: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái không gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của sinh vật.
B. Trong giới hạn sinh thái có khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu đối với hoạt động sống của sinh vật.
C. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
D. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng.
Câu 8: Cho hình vẽ sau mô tả về một giai đoạn của quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực: 
Biết rằng enzim số (1) là enzim đi vào mạch khuôn ADN sau khi đoạn ARN mồi đã được tổng hợp xong, (1) là enzim nào sau đây?
A. Enzim tháo xoắn	B. ADN pôlimeraza	C. ARN pôlimeraza	D. ADN ligaza
Câu 9: Cho những ví dụ sau:
	(1) Vây ngực của cá voi và cánh dơi. 	(2) Cánh chim và cánh dơi. 
	(3) Cánh dơi và cánh côn trùng.	(4) Mang cá và mang tôm.	
	(5) Chi trước của thú và tay người.
Những ví dụ về cơ quan tương đồng là
A. (1), (2) và (4).	B. (1), (2) và (5).	C. (2), (4) và (5).	D. (1), (3) và (5).
Câu 10: Ở một loài thực vật ba cặp gen Aa, Bb và Dd quy định ba cặp tính trạng và trội lặn hoàn toàn. Trong đó, alen A và B bị đột biến thành alen a và b, alen d đột biến thành alen D. Cho các cá thể có kiểu gen (AB/ab)Dd giao phấn với nhau, quá trình giảm phân tạo giao tử đực và cái xảy ra hoán vị gen với tần số 20%. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả các cá thể, tính theo lý thuyết, tỉ lệ thể đột biến ở đời con là bao nhiêu?
A. 4%	B. 83,5%	C. 50,5%	D. 16,5%
Câu 11: Thời gian để hoàn thành một vòng đời của một loài sâu biến thiên ở 300C là 20 ngày đêm còn ở 260C là 24 ngày đêm. Theo lí thuyết, nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của loài sâu này là
A. 50C.	B. 100C.	C. 40C.	D. 60C.
Câu 12: Cho các bước trong quy trình chuyển gen tạo ra giống cừu chuyển gen sản sinh prôtêin của người trong sữa như sau:
	(1) Tạo thể truyền chứa gen người và chuyển vào tế bào xôma của cừu.
	(2) Chọn lọc và nhân dòng tế bào có gen cần chuyển.
	(3) Nuôi cấy tế bào xôma của cừu trong môi trường nhân tạo.
	(4) Lấy nhân tế bào có gen cần chuyển rồi cấy vào tế bào trứng đã bị mất nhân tạo ra tế bào chuyển nhân.
	(5) Chuyển phôi được phát triển từ tế bào chuyển nhân vào tử cung của cừu cái để phôi phát triển thành bào thai.
Các bước trong quy trình được tiến hành theo thứ tự đúng là:
A. (4) à (2) à (1) à (3) à (5)	B. (1) à (3) à (2) à (4) à (5)
C. (3) à (1) à (2) à (4) à (5)	D. (2) à (1) à (3) à (5) à (4)
Câu 13: Khi quan sát cấu trúc của một NST (NST M) ở 4 loài có quan hệ họ hàng gần nhau, người ta thu được kết quả như sau:
	NST M của loài 1: ABCDEFGH	NST M của loài 2: ADCBEFGH
	NST M của loài 3: ACBEFDGH	NST M của loài 4: ADCBGH
Sau khi phân tích, người ta xác định được một trong 4 loài nói trên đã tiến hóa tạo ra 3 loài còn lại bằng đột biến cấu trúc NST. Biết rằng từ loài ban đầu tạo ra mỗi loài chỉ bằng một hình thức đột biến. Loài ban đầu là loài nào sau đây?
A. Loài 1	B. Loài 4	C. Loài 3	D. Loài 2
Câu 14: Ở một loài động vật bậc cao, một tế bào sinh tinh giảm phân cho ra 4 tinh trùng. Có 3 tế bào sinh tinh của một cơ thể thuộc loài này có kiểu gen AaBb giảm phân tạo giao tử. Không có đột biến xảy ra, tính theo lý thuyết, nếu 3 tế bào này giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì tỷ lệ các loại giao tử là
A. 1/8 : 1/8 :3/8 : 3/8.	B. 1/5 : 1/5 : 1/5 : 2/5.	C. 1/4 : 1/4 : 1/4 : 1/4.	D. 1/6 : 1/6 : 1/3 : 1/3.
Câu 15: Cho các hiện tượng sau đây: 
(1) Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. 
 (2) Trong quần thể của loài bọ ngựa (Mantis reigiosa) có các cá thể có màu lục, nâu hoặc vàng, ngụy trang tốt trong lá cây, cành cây hoặc cỏ khô. 
 (3) Loài cáo Bắc cực (Alopex lagopus) sống ở xứ lạnh vào mùa đông có lông màu trắng, còn mùa hè thì có lông màu vàng hoặc xám. 
(4) Giống hoa liên hình (Primula sinensis) có kiểu gen AA khi trồng ở 200C ra hoa màu đỏ nhưng khi trồng ở 350C lại nở hoa màu trắng. 
 (5) Lá của cây vạn niên thanh (Dieffenbachia maculata) thường có rất nhiều đốm hoặc vệt màu trắng xuất hiện trên mặt lá xanh. 
Có bao nhiêu hiện tượng nêu trên là thường biến (sự mềm dẻo kiểu hình)?
A. 2	B. 3	C. 1	D. 4
Câu 16: Loài lúa mì (Triticum aestivum) có bộ nhiễm sắc thể 6n = 42 được hình thành bằng cơ chế
A. lai xa kèm đa bội hóa.	B. cách li địa lí.
C. cách li tập tính.	D. cách li sinh thái.
Câu 17: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
A. Nhiệt độ môi trường.	B. Độ ẩm không khí.
C. Ánh sáng.	D. Quan hệ cộng sinh.
Câu 18: Ở một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 12 NST. Khi quan sát bộ NST trong tế bào ở một số cá thể của loài này thu được kết quả như sau:
Các cá thể nào là thể một nhiễm đơn?
A. Cá thể 2 và cá thể 4.	B. Cá thể 1, cá thể 3 và cá thể 4.
C. Cá thể 1 và cá thể 3.	D. Cá thể 1 và cá thể 4.
Câu 19: Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá là
A. biến dị cá thể.	B. thường biến.
C. đột biến gen.	D. đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 20: Trên một NST của sinh vật nhân thực dài 27540 ăngstrong, phân tử ADN cấu tạo NST nói trên có 6 gen theo thứ tự I, II, III, IV, V, VI, các gen hơn kém nhau 1020 ăngstrong về chiều dài, trong đó gen I ngắn nhất. Trên phân tử ADN số nuclêôtit loại A chiếm 30% tổng số nuclêôtit. Khi xảy ra đột biến lặp đoạn, có một gen trong số các gen nói trên được lặp thêm một lần, đột biến không làm thay đổi tỉ lệ % của các loại nuclêôtit trên phân tử ADN, sau đột biến phân tử ADN chứa 3840 nuclêôtit loại G. Cấu trúc của NST sau đột biến có thứ tự các gen như thế nào?
A. I – II – III – IV – V – VI – VI	B. I – II – III – IV – V – V – VII
C. I – II – III – IV – IV – V – VI	D. I – II – III – III – IV – V – VI
Câu 21: Ở một loài động vật giao phối, tính trạng hình dạng cánh được quy định bởi một gen có hai alen. Khi cho lai giữa con cái cánh chẻ với con đực cánh chẻ (P) đời con (F1) thu được 305 con cái cánh chẻ, 299 con đực cánh chẻ, 301 con đực cánh bình thường. Biết rằng không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của tính trạng hình dạng cánh không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho các phát biểu sau đây về phép lai nói trên:
	(1) Kiểu hình cánh chẻ trội hoàn toàn so với cánh bình thường. 
	(2) Gen quy định hình dạng cánh liên kết trên NST giới tính.
	(3) Tính trạng hình dạng cánh chịu sự chi phối của một gen đa hiệu.
	(4) Con cái cánh chẻ ở thế hệ P mang kiểu gen đồng hợp.
	(5) Trong các alen của gen nói trên, có alen trội ở tính trạng này nhưng lặn ở tính trạng khác.
Có bao nhiêu phát biểu ở trên đúng?
A. 2	B. 3	C. 4	D. 1
Câu 22: Ở một loài động vật giao phối, hai cặp gen Aa và Bb nằm trên các NST thường khác nhau. Trong phép lai: (♂) AaBb x (♀) Aabb, quá trình giảm phân ở cơ thể đực có 30% số tế bào mang cặp NST chứa cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, cặp NST mang cặp gen Bb giảm phân bình thường. Quá trình giảm phân bên cơ thể cái diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể mang đột biến số lượng NST ở đời con của phép lai trên, số cá thể mang đột biến thể một nhiễm chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 35%	B. 30%	C. 15%	D. 50%
Câu 23: Cá thể nào sau đây được gọi là sinh vật chuyển gen?
A. Giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao.
B. Cừu Đôly mang đặc điểm di truyền của cừu cho nhân.
C. Cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.
D. Cừu mang gen tạo prôtêin của người trong sữa.
Câu 24: Ruồi cái giấm F1 có kiểu hình thân xám, cánh dài trong thí nghiệm của Moocgan giảm phân cho ra các loại giao tử với tỉ lệ nào sau đây?
A. 41,5% Ab; 41,5% aB; 8,5% AB; 8,5% ab	B. 25% AB; 25% ab; 25% Ab; 25% aB
C. 41,5% AB; 41,5% ab; 8,5% Ab; 8,5% Ab	D. 50% AB; 50% ab
Câu 25: Cho hình vẽ sau:
Trong quá trình phân bào, NST liên kết với thoi phân bào tại vị trí nào ở trên?
A. 3.	B. 1.	C. 4.	D. 2.
Câu 26: Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây được dùng để tạo ra các dòng côn trùng làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền?
A. Đảo đoạn nhỏ.	B. Mất đoạn nhỏ.	C. Chuyển đoạn nhỏ.	D. Lặp đoạn nhỏ.
Câu 27: Trong quần thể động vật, kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
B. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau.
Câu 28: Cho các điều kiện sau:
	(1) Quần thể có kích thước lớn
	(2) Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau
	(3) Các cá thể trong quần thể phải tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần
	(4) Quần thể phải được cách li với các quần thể của loài khác
	(5) Không có chọn lọc tự nhiên
Để quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền không cần có những điều kiện nào nêu trên?
A. (3), (4).	B. (4), (5).	C. (2), (3).	D. (1), (2).
Câu 29: Đột biến gen thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa. Giải thích nào sau đây là đúng?
	(1) Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi trường khác.
	(2) Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác. 
 	(3) Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
	(4) Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tồn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại.
A. (1) và (2).	B. (1) và (3).	C. (2) và (3).	D. (2) và (4).
Câu 30: Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở
A. quần thể giao phối.	B. loài sinh sản sinh dưỡng.
C. quần thể giao phối bị tiến hành tự phối bắt buộc.	D. loài sinh sản hữu tính.
Câu 31: Các bước cần tiến hành trong quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là
A. Tạo dòng thuần chủng à Chọn lọc cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn à Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.	
B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến à Chọn lọc cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn à Tạo dòng thuần chủng.	
C. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến à Tạo dòng thuần chủng à Chọn lọc cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn.	
D. Chọn lọc cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn à Tạo dòng thuần chủng à Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
Câu 32: Phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng, tuyệt diệt nhiều động vật biển xuất hiện vào
A. kỉ Cambri.	B. kỉ Pecmi.	C. kỉ Cacbon (Than đá).	D. kỉ Đêvôn.
Câu 33: Bảng sau đây mô tả một số hoạt động của NST trong tế bào lưỡng bội của một loài động vật:
Cột A
Cột B
1. Hai đoạn của hai crômatit thuộc hai cặp NST tương đồng khác nhau đổi chỗ cho nhau.
2. Một đoạn của một crômatit thuộc cặp NST này gắn vào một cromatit thuộc cặp NST tương đồng khác.
3. Hai crômatit khác nhau trong cặp NST tương đồng bện xoắn vào nhau.
4. Hai đoạn của hai crômatit khác nguồn gốc thuộc cùng một cặp NST đổi chỗ cho nhau.
a. Tiếp hợp.
b. Chuyển đoạn tương hỗ.
c. Trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen.
d. Chuyển đoạn không tương hỗ.
Phương án tổ hợp ghép đôi nào sau đây đúng?
A. 1-d; 2-b; 3-c; 4-a.	B. 1-c; 2-b; 3-a; 4-d.	C. 1-c; 2-d; 3-b; 4-a.	D. 1-b; 2-d; 3-a; 4-c.
Câu 34: Trong các tập hợp sinh vật sau đây, có bao nhiêu tập hợp là quần thể sinh vật?
	(1) Tập hợp cá trong Hồ Tây.	(2) Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao.
	(3) Tập hợp các cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.	(4) Tập hợp cá rô phi đơn tính trong hồ.
A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Câu 35: Ở một loài động vật, xét cặp alen Aa quy định tính trạng màu sắc lông nằm trên NST thường. Ở giới đực, tần số alen A là 0,4; tần số alen a là 0,6. Ở giới cái, tần số alen A là 0,6; tần số alen a là 0,4. Biết rằng không xảy ra đột biến, cho các con đực trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với các con cái. Theo lý thuyết, đến khi quần thể đạt trạng thái cân bằng về thành phần kiểu gen thì tỉ lệ kiểu gen Aa là bao nhiêu?
A. 50%	B. 48%	C. 36%	D. 24%
Câu 36: Cho các bệnh và hội chứng bệnh di truyền trên cơ thể người như sau:
	(1) Bệnh phêninkêto niệu	(2) Bệnh bạch cầu ác tính
	(3) Hội chứng Đao	(4) Bệnh hồng cầu hình liềm 
	(5) Hội chứng siêu nữ
Có bao nhiêu bệnh hay hội chứng bệnh nêu trên là do các đột biến NST gây ra?
A. 2	B. 5	C. 3	D. 4
Câu 37: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì?
	(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.
	(2) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hằng năm.
	(3) Số lượng sâu hại lúa bị giảm mạnh khi người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học
(4) Cứ 10 - 12 năm, số lượng cá cơm ở vùng biển Pêru bị giảm do có dòng nước nóng chảy qua làm cá chết hàng loạt
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 1.
Câu 38: Ở một loài động vật giao phối, alen A quy định lông hung nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với alen a quy định lông nâu. Cho giao phối ngẫu nhiên giữa những con đực lông nâu với các con cái lông hung (P), đời con F1 thu được 150 con, trong đó có 24 con lông nâu, số cá thể còn lại có kiểu hình lông hung. Không xảy ra đột biến, tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen của nhóm cá thể cái ở đời P là
A. 68%AA : 32%Aa	B. 68%Aa : 32%aa	C. 84%AA : 16%aa	D. 84%AA : 16%Aa
Câu 39: Cho các phát biểu sau đây về các hiện tượng di truyền trên cơ thể sinh vật nhân thực:
	(1) Khi xét hai gen liên kết trên một cặp NST thường thì mỗi cặp alen của mỗi gen vẫn tuân theo quy luật phân li. 
	(2) Để các cặp gen nghiệm đúng quy luật phân li độc lập hay liên kết gen cần phải có những điều kiện nhất định.
	(3) Trong các hiện tượng di truyền phân li độc lập, liên kết gen hoàn toàn và hoán vị gen thì phân li độc lập là hiện tượng phổ biến nhất.
	(4) Sự tương tác giữa các alen của một gen không thể làm xuất hiện kiểu hình mới trên cơ thể sinh vật.
	(5) Một tính trạng có thể được quy định bởi một gen hoặc hai gen hoặc được quy định bởi một gen mà gen đó còn quy định những tính trạng khác.
Có bao nhiêu phát biểu ở trên không đúng?
A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 40: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa chỉ có hai kiểu hình là hoa đỏ và hoa trắng. Tính trạng này được quy định bởi các cặp gen (Aa, Bb, Dd) tương tác bổ sung (bổ trợ), trong đó kiểu gen có đủ các loại alen trội cho kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen thiếu một loại alen trội hoặc không có alen trội nào cho kiểu hình hoa trắng. Đem một cây X của loài này thực hiện các phép lai sau:
	- Phép lai 1: Cây X tự thụ phấn, thu được 75% hoa đỏ và 25% hoa trắng
	- Phép lai 2: Cây X lai phân tích, thu được 50% hoa đỏ và 50% hoa trắng
	- Phép lai 3: Cây X lai với cây có kiểu gen đồng hợp trội, thu được 100% hoa đỏ
Kiểu gen của cây X là:
A. AaBbDD	B. AaBBDD	C. AAbbDD	D. AabbDD
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE 102.doc