Đề thi thử THPT Sinh học lần 1 - Mã đề 171- Năm học 2016-2017

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT Sinh học lần 1 - Mã đề 171- Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT Sinh học lần 1 - Mã đề 171- Năm học 2016-2017
TRƯỜNG THPT THIỆU HÓA
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
 NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn: SINH HỌC
MÃ ĐỀ: 171
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Quá trình dịch mã tổng hợp protein diễn ra ở đâu trong tế bào?
A. Nhân. 	B. Riboxom. 	C. Mạng lưới nội chất. 	D. Ty thể.
Câu 2. Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực là
A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể.
B. đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
C. đều có sự tham gia của ADN pôlimeraza.
D. đều diễn ra trên cả hai mạch của gen.
Câu 3: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
A. AaBb. 	B. Aabb. 	C. AABb. 	D. aabb.
Câu 4. Một gen có 6800 nucleotit. Số lượng chu kỳ xoắn của gen theo mô hình Watson – Cric là
A. 340.	B. 338.	C. 680.	D. 200.
Câu 5. Giả sử một đơn vị tái bản của sinh vật nhân chuẩn có 30 phân đoạn okaraki, sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi cho một đợt tái bản của chính đơn vị tái bản đó?
A. 30.	B. 31.	C. 32.	D. 60.
Câu 6. Mã di truyền mang tính đặc hiệu, tức là
A. mã di truyền được đọc liên tục, không gối kề lên nhau.
B. nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin.
C. mỗi bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
D. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
Câu 7. Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo ra là
A. 2. 	B. 4. 	C. 6. 	D. 8.
Câu 8. Ở người, bệnh máu khó đông do một alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Một người phụ nữ bình thường có chồng bị bệnh này, họ sinh ra một người con trai bị bệnh máu khó đông. Theo lí thuyết, người con trai này nhận alen gây bệnh từ ai?
A. Bố. 	B. Mẹ. 	C. Bà nội. 	D. Ông nội.
Câu 9. Nội dung chủ yếu của các nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN là:
A. Hai bazơ cùng loại không liên kết với nhau.
B. Một bazơ lớn (A,G) được bù với một bazơ bé (T,X) và ngược lại.
C. Số nucleotit loại A=T, G=X.
D. A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydro..
Câu 10. Quá trình tổng hợp ARN diễn ra vào thời điểm nào của chu kỳ tế bào?
A. Kỳ đầu.	B. Kỳ giữa.	C. Kỳ sau.	D. Kỳ trung gian.
Câu 11. Dạng đột biến cấu trúc NST ít gây hậu quả nghiêm trọng nhất là
A. đột biến đảo đoạn.	B. đột biến lặp đoạn.
C. đột biến mất đoạn.	D. đột biến chuyển đoạn.
Câu 12. Đối với di truyền học, sự kiện đáng quan tâm nhất trong quá trình phân bào là :
A. Sự hình thành trung tử và thoi vô sắc.	B. Sự tan rã của màng nhân.
C. Sự nhân đôi, sự phân li và tổ hợp của NST.	D. Sự nhân đôi các cơ quan tử và sự phân chia nhân.
Câu 13. Kiểu gen Y khi giảm phân đã xảy ra rối loạn trong phân ly của cặp NST giới tính ở lần phân bào I. Theo lý thuyết, số loại giao tử có thể hình thành là?
A. 2.	B. 4.	C. 6.	D. 8.
Câu 14. Trường hợp cơ thể lai mang bộ NST của 2 loài ở dạng lưỡng bội, di truyền học gọi là
A. Thể đa bội cân.	B. Thể song nhị bội.	
C. Thể lưỡng nhị bội.	D. Thể đơn bội.
Câu 15. Nội dung chủ yếu của quy luật di truyền phân li độc lập là
A. Nếu P thuần chủng khác nhau về nhiều cặp tính trạng thì F2 có sự phân tính.
B. Ở F2 mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỉ lệ kiểu hình 3 :1.
C. Sự phân li của các cặp gen độc lập nhau dẫn tới sự di truyền riêng rẽ mỗi tính trạng.
D. Không có sự hòa trộn nhau về các nhân tô di truyền quy định các tính trạng.
Câu 16. Cơ sở tế bào học của trao đổi đoạn NST là:
A. Sự phân li và tổ hợp tự do của NST trong giảm phân.
B. Sự trao đổi đoạn giữa các cromatit khác nguồn gốc ở kì đầu giảm phân I.
C. Sự trao đổi đoạn giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc ở kì đầu của giảm phân II.
D. Sự tiếp hợp các NST tương đồng ở kì đầu của giảm phân I.
Câu 17. Gen đột biến trội thường ít gặp vì
A. Gen đột biến trội khi xuất hiện thường gây chết hoặc gây giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản.
B. Đột biến gen trội thường ít xảy ra.
C. Đột biến gen trội không xảy ra.
D. Gen đột biến trội không di truyền lại cho thế hệ sau.
Câu 18. Nguyên nhân gây ra thường biến là
A. Do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường. B. Sự biến đổi trong kiểu gen của cơ thể.
C. Cơ thể phản ứng quá mức với môi trường.	 D. Tương tác qua lại giữa kiểu gen với môi trường.
Câu 19. Loại đột biến nào sau đây không di truyền qua sinh sản hữu tính.
A. Đột biến sôma.	B. Đột biến giao tử.
C. Đột biến trong hợp tử.	D. Đột biến tiền phôi.
Câu 20. Ở ngô, 2n = 20 NST, trong quá trình giảm phân có 5 cặp NST tương đồng, mỗi cặp xảy ra trao đổi chéo một chỗ thì số loại giao tử được tạo ra là :
A. 210.	B. 212.	C. 213.	D. 215.
Câu 21: Dạng đột biến nào dưới đây là rất quý trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt hoặc không hạt.
A. Đột biến gen.	B. Đột biến đa bội.	C. Đột biến dị bội.	D. Thể ba nhiễm.
Câu 22. Tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là
A. Kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc.
B. Gây ra rối loạn phân li của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
C. Kích thích và ion hóa các nguyên tử khi xuyên qua các tổ chức và tế bào sống ảnh hưởng đến ADN, ARN.
D. Làm xuất hiện dạng đột biến đa bội.
Câu 23. Giao phối gần hoặc tự thụ phấn lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống do
A. Các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp.
B. Các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
C. Dẫn đến hiện tượng đột biến gen.
D. Tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
Câu 24. Lai xa được sử dụng đặc biệt phổ biến trong
A. Chọn giống vi sinh vật.	B. Chọn giống cây trồng.
C. Chọn giống vật nuôi.	D. Chọn giống vật nuôi và cây trồng.
Câu 25. Phát biểu nào dưới đây về kỹ thuật di truyền tạo ADN tái tổ hợp là không đúng
A. ADN dùng trong kỹ thuật tái tổ hợp được phân lập từ các nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo.
B. ADN tái tổ hợp tạo ra do kết hợp các đoạn ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài, có thể rất xa nhau trong hệ thống phân loại.
C. Các đoạn ADN được cắt ra từ 2 phân tử ADN cho và nhận sẽ nối lại với nhau nhờ xúc tác của enzim ADN – ligaza.
D. Có hàng trăm loại enzim ADN – retrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt các phân tử ADN thích hợp ở các vị trí đặc hiệu, các enzim này chỉ được phân lập từ tế bào động vật bậc cao.
Câu 26. Quan điểm ngày nay về cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
A. Axit nucleic và hidrat cacbon.	B. Photpholipit và protein.
C. Protein và lipit.	D. Axit nucleic và protein.	
Câu 27. Ở mèo, gen D quy định lông đen, gen d quy định lông hung; 2 gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST giới tính Y và không lấn át nhau. Kiểu gen dị hợp cho màu lông tam thể. Mèo cái tam thể lai với mèo đực đen cho tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ sau là:
A. 1 cái tam thể : 1 cái hung : 1 đực đen : 1 đực hung.	B. 1 cái đen : 1 đực hung.
C. 1 cái đen : 1 cái tam thể : 1 đực đen : 1 đực hung.	D. 1 cái hung : 1 đực đen.
Câu 28. Cho F1 tự thụ phấn, đời F2 có kết quả 656 cây hoa kép, màu vàng : 654 cây hoa đơn, màu vàng : 328 cây hoa kép, màu tím : 109 cây hoa đơn, màu tím. Cả 2 cặp tính trạng được di truyền theo quy luật nào?
A. Ba cặp gen quy định hai cặp tính trạng nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau.
B. Ba cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST tương đồng và liên kết gen không hoàn toàn.
C. Ba cặp gen quy định 2 cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết.
D. Ba cặp gen quy định 2 cặp tính trạng nằm trên 2 cặp NST tương đồng và liên kết gen.
Câu 29. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai (P) x trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e với tần số 40%, cho F1 có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỷ lệ
A. 17,75%.	B. 38,94%.	C. 30,25%.	D. 56,25%
Câu 30. Xét hai cặp alen Aa, Bb. Mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Quá trình di truyền xảy ra liên kết gen. Cho F1 dị hợp tử về hai cặp gen lai phân tích thì ở đời con thu được xuất hiện 2 loại kiểu hình tỉ lệ bằng nhau. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả nêu trên?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 31. Với tần số trao đổi chéo bằng 20%, kiểu gen cho các loại giao tử với tỷ lệ
A. 0,3AB, 0,3ab, 0,2Ab, 0,2aB.	B. 0,1AB, 0,1ab, 0,4Ab, 0,4aB.
C. 0,4AB, 0,4ab, 0,1Ab, 0,1aB.	D. 0,45AB, 0,45ab, 0,05Ab, 0,05aB.
Câu 32. Căn cứ vào tần số hoán vị gen, người ta có thể xác định được điều nào sau đây?
A. Ví trí và khoảng cách tương đối giữa các gen trên cùng một NST.
B. Ví trí và khoảng cách tương đối giữa các gen trên cùng một locut.
C. Vị trí và khoảng cách tuyệt đối giữa các gen trên cùng một NST.
D. Vị trí tương đối và kích thước của các gen trên cùng một NST.
Câu 33. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ giao phấn với cây thân cao, quả đỏ (P), trong tổng số các cây thu được ở F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỷ lệ 1%. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân cao, quả đỏ có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên ở F1 là
A. 1%.	 	B. 66%. 	C. 51%.	D. 59%.
Câu 34. Bệnh mù màu ở người được xác định bởi gen lặn nằm trên NST giới tính X. Một người phụ nữ mang gen bệnh ở thể dị hợp lấy chồng bình thường thì khả năng biểu hiện bệnh của những đứa con họ như thế nào?
A. 100% con trai bị bệnh.	B. 50% con trai bị bệnh.
C. 25% con trai bị bệnh.	D. 12,5% con trai bị bệnh.
Câu 35. Ở một loài thực vật giao phấn có gen A quy định khả năng chịu nặn, alen a quy định khả năng không chịu mặn (hợp tử có kiểu gen aa không nảy mầm trên đất ngập mặn). Một quần thể ban đầu có 50%AA : 50%Aa. Sau 5 thế hệ giao phấn thì tần số alen A và a của quần thể lần lượt là:
A. 0,875 và ,125.	B. 0,11 và 0,89.	
C. 0,125 và 0,875.	D. 0,89 và 0,11. 
Câu 36. Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen IA, IB và IO quy định. Trong quần thể cân bằng di truyền có 36% số người mang nhóm máu O, 45% số người mang nhóm A. Vợ có nhóm máu A lấy chồng có nhóm máu B không có quan hệ họ hàng với nhau. Xác suất để họ sinh con máu O:
A. 11,11%                  B. 16,24%                   C. 18,46%                   D. 21,54%
Câu 37. Hóa thạch là
A. Sinh vật hóa đá.
B. Xác sinh vật trong hang đá.
C. Di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.
D. Xác của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.
Câu 38. Nếu thế hệ F1 tứ bội là: Aaaa x Aaaa, trong trường hợp giảm phân, thụ tinh bình thường thì tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ F2 sẽ là
A. 1aaaa : 8AAAA : 8Aaaa : 18AAaa 
B. 1AAAA : 8AAAa : 18AAaa : 8Aaaa: 1aaaa.
C. 1aaaa : 2AAaa : 8AAa : 8Aaaa: 1AAAA.
D. 1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa.
Câu 39. Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5. Biết các gen đều nằm trên các cặp NST thường khác nhau và không cùng nhóm liên kết. Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen và dị hợp tất cả các gen lần lượt trong quần thể là:
A. 60 và 90.	     	  B. 120 và 180.            	C. 60 và 180.              	 D. 30 và 60.
Câu 40. Ở người, bệnh phênylkêtô niệu do đột biến gen lặn nằm trên NST thường. Bố và mẹ bình thường sinh đứa con gái đầu lòng bị bệnh phênylkêtô niệu. Xác suất để họ sinh đứa con tiếp theo là trai không bị bệnh trên là
A. .	                       B. .	                   C. .	                        D. .

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_THPT_quoc_gia_2017.doc