Đề luyện thi THPT quốc gia Sinh học - Nguyễn Thanh Bình

pdf 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 507Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT quốc gia Sinh học - Nguyễn Thanh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề luyện thi THPT quốc gia Sinh học - Nguyễn Thanh Bình
 Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - I: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành 
Công) 
Đề số 01 
 Hocmai – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 1 - 
Mức độ nhận biết 
Câu 1. Theo nguyên tắc bổ sung, sự bắt cặp nào dưới đây xuất hiện trong cấu trúc bình thường của phân 
tử ADN. 
A. A liên kết với T bằng 3 liên kết hydro B. T liên kết với X bằng 2 liên kết hydro 
C. G liên kết với X bằng 3 liên kết hydro D. X liên kết với A bằng 2 liên kết hydro 
Câu 2. Khẳng định nào dưới đây khi nói về hoạt động của enzim ADN polymerase trong quá trình nhân 
đôi của phân tử ADN là chính xác? 
A. Các enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng 
hợp từng mạch một, hết mạch này đến mạch khác. 
B. Enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng hợp cả 
2 mạch cùng một lúc. 
C. Các enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5’ đến 3’ và tổng 
hợp một mạch liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki. 
D. Các enzym ADN polymerase chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3’ đến 5’ và tổng 
hợp cả 2 mạch mới cùng một lúc. 
Câu 3. Trong cơ chế điều hòa biểu hiện gen ở E.coli, trình tự khởi động nằm trong cấu trúc của operon có 
vai trò rất quan trọng trong sự biểu hiện của operon, trình tự khởi động là: 
A. Vùng chứa bộ ba quy định axit amin mở đầu của chuỗi polypeptide. 
B. Trình tự nằm trước gen cấu trúc và là vị trí tương tác với protein ức chế. 
C. Trình tự nằm ở đầu 5’ của mạch mang mã gốc và chứa tín hiệu mã hóa cho axit amin đầu tiên. 
D. Trình tự nằm trước vùng vận hành, đây vị trí tương tác của enzym ARN polymerase. 
Câu 4. Lai 2 dòng thuần chủng hoa đỏ và hoa trắng, người ta thu được đồng loạt các cây hoa đỏ. Để kết 
luận hoa đỏ là trội hoàn toàn so với hoa trắng phải có thêm một số điều kiện khác nữa. Điều kiện nào chỉ 
ra dưới đây sẽ KHÔNG sử dụng được để giải quyết vấn đề này? 
A. Các gen tác động qua lại cùng quy định màu hoa. 
B. Tính trạng màu sắc hoa do một gen quy định. 
C. Nếu F1 tự thụ phấn cho F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. 
D. Nếu lai phân tích F1 thu được tỉ lệ kiểu hình 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. 
Câu 5. Bằng chứng chứng tỏ sinh giới có nguồn gốc chung 
A. Bằng chứng tế bào học về bộ NST B. Bằng chứng về hiện tượng lại giống 
C. Bằng chứng phôi sinh học D. Tính phổ biến của mã di truyền. 
Câu 6. Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình: 
A. Giữ lại các kiểu gen thích nghi với điều kiện môi trường sống. 
B. Tích lũy những biến dị trong đời cá thể phù hợp với điều kiện ngoại cảnh. 
C. Song song đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. 
D. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật. 
Câu 7. Loài lúa mì trồng hiện nay được hình thành trên cơ sở 
A. Sự cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ dần tích lũy các biến dị theo chiều hướng 
khác nhau. 
B. Kết quả của quá trình lai xa khác loài giữa các loài lúa mì trồng với nhau. 
C. Kết quả của tự đa bội 2n thành 4n của loài lúa mì trồng để tạo thành lúa mì đa bội. 
D. Kết quả của quá trình lai xa và đa bội hoá nhiều lần giữa lúa mì và một số loài lúa mì hoang dại 
Câu 8. Sự kiện nổi bật nhất về địa chất, khí hậu và sinh vật điển hình ở đại Trung sinh là 
A. khí hậu khô, đại lục chiếm ưu thế, cây hạt trần và bò sát ngự trị. 
B. khí hậu nóng và ẩm, cây có mạch và động vật di cư lên cạn. 
C. khí hậu khô và lạnh, cây có hoa ngự trị, phân hóa thú, chim và côn trùng. 
D. khí hậu khô và lạnh, phát sinh nhóm linh trưởng và xuất hiện loài người. 
ĐỀ SỐ 01 
Giáo viên: NGUYỄN THÀNH CÔNG 
 Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - I: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành 
Công) 
Đề số 01 
 Hocmai – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 2 - 
Câu 9. Đối với các loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tối ưu cho quá trình quang hợp của chúng 
nằm trong khoảng: 
A. 20
0
C – 300C B. 100C – 200C C. 300C – 400C D. 350C – 450C 
Câu 10. Sinh vật chỉ có thể đưa năng lượng từ chu trình dinh dưỡng ra môi trường vô sinh mà không thể 
đưa năng lượng từ môi trường vào quần xã: 
A. Thực vật phù du B. Tảo lục C. Vi khuẩn lam D. Động vật phù du 
Câu 11. Trong tự nhiên, nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật dẫn đến sự diễn thế 
sinh thái là 
A. Hoạt động khai thác tài nguyên của con người tác động vào cấu trúc nội tại của các quần xã. 
B. Sự thay đổi của khí hậu như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng làm biến đổi thành phần của quần xã. 
C. Sự thay đổi của môi trường là yếu tố khởi động và sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã 
D. Hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế dẫn tới sự biến đổi môi trường sống và làm biến đổi cấu 
trúc của quần xã. 
Câu 12. Trong hệ sinh thái nước mặn, trong số các vùng nước chỉ ra dưới đây vùng nào có năng suất sinh 
học cao nhất? 
A. Thềm lục địa (độ sâu nhỏ hơn 200m) B. Vùng khơi 
C. Vùng biển có độ sâu 200-400m D. Đáy đại dương 
Câu 13. Trong số các chu trình sinh địa hóa trên trái đất, chu trình cacbon và chu trình phospho có điểm 
khác biệt căn bản thể hiện ở: 
A. Tỷ lệ phospho thoát khỏi chu trình ít hơn so với cacbon 
B. phospho thoát khỏi chu trình nhiều do lắng đọng thành trầm tích. 
C. phospho vận động nhanh và ít thiếu hụt cục bộ hơn 
D. Phospho được đưa vào chu trình sinh địa hóa ở nấm và động vật chứ không phải thực vật như 
cacbon. 
Mức độ thông hiểu 
Câu 14. Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể 
sinh vật? 
A. Đột biến gen B. Đột biến dị đa bội. 
C. Đột biến lặp đoạn NST D. Đột biến lệch bội. 
Câu 15. Trong các thực nghiệm nghiên cứu các đột biến ở cơ thể sinh vật, dạng đột biến mất đoạn có ý 
nghĩa quan trọng trong việc: 
A. Xác định vị trí của gen trên NST và nghiên cứu hoạt động của các gen nằm trên đoạn NST đó. 
B. Nghiên cứu xác định vị trí của các gen trên NST đồng thời loại bỏ một số gen có hại trong quá trình 
tạo giống. 
C. Tạo giống vật nuôi, cây trồng và giống vi sinh vật mới nhờ tái sắp xếp lại các gen trên NST. 
D. Xác định vị trí của gen trên NST và tạo giống vi sinh vật mới có năng suất sinh khối cao. 
Câu 16. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? 
A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra 
thể ba. 
B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên gấp bội. 
C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật. 
D. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính. 
Câu 17. Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì cách viết kiểu gen 
nào dưới đây là KHÔNG đúng? 
 A. 
ab
AB
 B. 
Ab
Ab
 C. 
Aa
bb
 D. 
ab
Ab
Câu 18. Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính 
X; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau 
đây cho đời con có tất cả các ruồi đực đều mắt đỏ? 
 Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - I: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành 
Công) 
Đề số 01 
 Hocmai – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 3 - 
A. X
a
X
a
 × XAY. B. XAXA × XaY. C. XAXa × XaY. D. XAXa × XAY. 
Câu 19. Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự 
 A. Cân bằng giữa các cá thể thích nghi trong vốn gen của quần thể. 
 B. Mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối. 
 C. Ôn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. 
 D. Cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể tự phối qua một thời gian dài. 
Câu 20. Một người có 48 NST trong tế bào, gồm 45 NST thường, NST 21 gồm ba chiếc giống nhau, NST 
giới tính gồm ba chiếc trong đó có hai chiếc giống nhau. Kết luận nào sau đây đúng? 
A. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng 3X. 
B. Người này là nam vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphentơ. 
C. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claiphentơ. 
D. Người này là nam vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng 3X. 
Câu 21. Trong phương pháp chọn giống sử dụng ưu thế lai, các con lai F1 có ưu thế lai được sử dụng vào 
mục đích: 
A. Làm giống để truyền các đặc điểm tốt mà nó có cho thế hệ sau vì qua mỗi thế hệ các gen tốt sẽ dần 
được tích lũy. 
B. Sử dụng con lai F1 cho lai tạo với các cá thể khác để tạo ra con giống mới phối hợp được các đặc 
điểm ưu thế của nhiều giống. 
C. Sử dụng con lai này để sinh sản ra thế hệ sau làm giống thương phẩm vì qua mỗi thế hệ lai, các đặc 
điểm ưu thế được tích lũy. 
D. Sử dụng trực tiếp F1 vào mục đích thương mại mà không sử dụng làm giống vì qua mỗi thế hệ ưu 
thế lai sẽ giảm dần. 
Câu 22. Học thuyết tiến hóa hiện đại coi đột biến là một trong những nhân tố tiến hóa, trong đó vai trò 
của đột biến thể hiện ở: 
A. Gây ra những biến dị di truyền ở các đặc tính hình thái, sinh lý, hóa sinh, tập tính sinh học, gây ra 
những sai khác nhỏ hoặc những biến đổi lớn lên cơ thể sinh vật. 
B. Quá trình đột biến làm biến đổi những tính trạng vốn có trên cơ thể sinh vật, những điểm khác biệt 
này sẽ được nhân lên để tạo thành loài mới trong quá trình tiến hóa nhỏ. 
C. Tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa, làm cho mỗi tính trạng của loài có phổ biến 
dị phong phú. 
D. Quá trình biến dị tạo nên sự đa hình cần thiết của một quần thể, giúp quần thể tham gia vào quá 
trình tiến hóa như một đơn vị cơ sở. 
Câu 23. Khi nói về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật, khẳng định nào sau 
đây là KHÔNG chính xác? 
A. Quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật có tốc độ phụ thuộc vào khả năng 
sinh sản, khả năng phát sinh và tích lũy các biến dị của loài cùng với nó là áp lực chọn lọc. 
B. Cùng với sự phân hóa về môi trường sống, chọn lọc tự nhiên đóng vai trò như một nhân tố sáng tạo 
ra các alen thích nghi. 
C. Khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường không phải là hoàn hảo. Để có được một đặc điểm 
thích nghi nào đó thì sinh vật phải trả giá ở các mức độ khác nhau. 
D. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính chất tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích 
nghi nhưng trong môi trường khác nó có thể là đặc điểm bất lợi. 
Câu 24. Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +20C đến 440C. Cá rô phi có giới 
hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: +5,60C đến +420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết 
nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng? 
A. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn. 
B. Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn. 
C. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn. 
D. Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn. 
Câu 25. Nghiên cứu các quần thể khi kích thước quần thể biến động cho thấy các xu hướng biến động: 
(1) Số lượng cá thể ít, nội phối tăng, thoái hóa di truyền. 
 Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - I: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành 
Công) 
Đề số 01 
 Hocmai – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 4 - 
(2) Số lượng loài trong quần xã tăng làm tăng cạnh tranh khác loài và làm giảm số lượng cá thể của 
quần thể. 
(3) Sự hỗ trợ cùng loài giảm đi, khả năng chống chịu với điều kiện môi trường trở nên hạn chế. 
(4) Cơ hội gặp nhau giữa các cá thể thành thục sinh dục bị giảm, tỷ lệ sinh giảm. 
(5) Môi trường suy giảm nguồn sống, không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể. 
Kích thước quần thể giảm đến mức tối thiểu thường dẫn đến các xu hướng: 
A. (1); (2); (3) B. (1); (2); (3) ; (4) C. (1); (3); (4) D. (1); (3); (4) ; (5) 
Câu 26. Trong cùng một môi trường sống, nếu các cá thể sinh vật đến từ các loài gần nhau và sử dụng 
chung nguồn sống thì: 
A. Làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài. 
B. Làm tăng tốc độ phân ly ổ sinh thái. 
C. Làm phong phú nguồn sống của môi trường. 
D. Làm các cá thể khác nhau của các loài khác nhau bị tiêu diệt. 
Câu 27. Giải pháp khắc phục và làm tăng cường chất lượng cuộc sống của con người trong xã hội một 
cách bền vững và lâu dài: 
(1) Điều chỉnh sự gia tăng dân số phù hợp với điều kiện tự nhiên. 
(2) Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên phục vụ con người 
(3) Tái chế, xử lý rác thải và tăng cường sử dụng năng lượng sạch. 
(4) Bảo vệ tài nguyên tái sinh và sử dụng hợp lý tài nguyên không tái sinh. 
Số lượng các giải pháp đúng: 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Mức độ vận dụng 
Câu 28. Trong tế bào ruồi giấm, một gen cấu trúc điển hình có chứa 3600 nucleotit sẽ có thể chứa đủ 
thông tin di truyền để mã hóa cho một chuỗi polypeptit có: 
A. Đúng 1200 axit amin. B. Đúng 599 axit amin. 
C. Đúng 600 axit amin. D. Không tới 599 axit amin. 
Câu 29. Ở một loài thực vật 2n = 24, các khảo sát cho thấy có sự xuất hiện nhiều dạng lệch bội khác nhau 
trong quần thể tự nhiên của lòai. Về mặt lý thuyết, trong quần thể này sẽ có tối đa bao nhiêu dạng đột biến 
mà trong tế bào của thể đột biến có 1 NST chỉ có 1 chiếc, 1 NST khác có 3 chiếc. 
A. 132 B. 66 C. 552 D. 276 
Câu 30. Biết rằng tính trạng nhóm máu ở người là do một locus 3 alen quy định với tương quan trội lặn 
như sau: IA = IB >IO. Một cặp vợ chồng mới cưới muốn rằng đứa con của họ sinh ra sẽ có nhóm máu O. 
Trường hợp nào dưới đây không thể sinh ra con nhóm máu O (loại trừ phát sinh đột biến) 
A. Vợ máu A dị hợp, chồng máu B dị hợp và ngược lại. 
B. Cả hai vợ chồng đều có nhóm máu B dị hợp. 
C. Vợ nhóm máu AB, chồng nhóm máu B hoặc ngược lại. 
D. Vợ nhóm máu O, chồng nhóm máu A dị hợp hoặc ngược lại. 
Câu 31. Khi cho lai giữa hai thứ hoa màu đỏ với thứ hoa màu vàng thu được F
1
 toàn hoa màu lục. Cho F
1
tự thụ phấn được F
2
 có: 165 cây hoa màu lục : 60 cây hoa màu đỏ : 54 cây hoa màu vàng : 18 cây hoa màu 
trắng. Cho các cây hoa màu trắng ở F2 giao phấn ngược trở lại với F1, theo lý thuyết, kết quả thu được là: 
A. 1 lục: 1 đỏ:1 vàng: 1 trắng. B. 3 lục: 1 trắng 
C. 100% lục D. 9 lục: 3 đỏ: 3 vàng: 1 trắng 
Câu 32. Khi lai 2 cơ thể ruồi giấm dị hợp thân xám, cánh dài với nhau, thu được kiểu hình thân đen, cánh 
cụt tỉ lệ 1%, (biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng thân xám, cánh dài là trội hoàn toàn so 
với thân đen, cánh cụt). Tần số hoán vị gen là 
A. 4%. B. 4% hoặc 20%. C. 2%. D. 4% hoặc 2%. 
Câu 33. Tiến hành các thí nghiệm lai trên cây hoa loa kèn cho thấy: 
Phép lai 1: P1 hoa loa kèn mầm vàng x hoa loa kèn mầm xanh → F1 100% vàng. 
Phép lai 2: P2 hoa loa kèn mầm xanh x hoa loa kèn mầm vàng → F1 100% xanh. 
 Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - I: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành 
Công) 
Đề số 01 
 Hocmai – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 5 - 
Cho các nhận định dưới đây: 
(1) Tính trạng màu sắc mầm ở cây hoa loa kèn do một locus 2 alen nằm trong nhân tế bào chi phối. 
(2) Nếu lấy hạt phấn cây F1 ở phép lai 1 đem thụ phấn cho cây F1 ở phép lai 2, đời con sẽ phân ly theo tỷ 
lệ 3 vàng: 1 xanh. 
(3) Tính trạng nghiên cứu không bị mất đi ngay cả khi nhân của tế bào được thay thế bằng một nhân khác. 
(4). Phép lai 1 cho thấy tính trạng mầm vàng là trội so với mầm xanh, nhưng ngược lại ở phép lai 2 cho 
thấy tính trạng mầm xanh trội so với mầm vàng. Từ 2 phép lai cho thấy hai tính trạng trội không hoàn 
toàn. 
Số nhận định đúng về phép lai: 
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 
Câu 34. Ở một loài thực vật, nghiên cứu sự di truyền của 4 cặp tính trạng do 4 cặp gen chi phối. Khi khảo 
sát một cơ thể chứa các cặp gen dị hợp, quá trình giảm phân bình thường đã tạo ra giao tử AE BD với tỷ lệ 
17,5%. Từ các thông tin trên, hãy chỉ ra loại giao tử và tỷ lệ giao tử nào sau đây có thể được tạo ra cùng 
với loại giao tử kể trên: 
A. Loại giao tử Ae BD với tỷ lệ 7,5% B. Loại giao tử aE bd với tỷ lệ 17,5% 
C. Loại giao tử ae BD với tỷ lệ 7,5% D. Loại giao tử AE Bd với tỷ lệ 17,5% 
Câu 35. Cho 1 cây hoa lai với 2 cây hoa khác cùng loài. 
 -Với cây thứ nhất, thế hệ lai thu được tỉ lệ : 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng 
 -Lai với cây thứ 2, thế hệ lai có tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa hồng: 1 cây hoa trắng. 
Kiểu gen của cây P, cây thứ nhất và cây thứ 2 lần lượt là: 
A. P: AaBb; cây 1: AABB; cây 2: AaBb B. P: Aa; cây 1: Aa, cây 2 aa, trội lặn KHT 
C. P: AaBb; cây 1: aaBb; cây 2: AaBb D. P: AaBb; cây 1: aabb; cây 2: AaBb 
Câu 36. Một quần thể thực vật, xét một gen có hai alen, alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Thế hệ xuất 
phát (P) của quần thể này có tỉ lệ các kiểu gen là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Cho biết quần thể không chịu 
tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Qua tự thụ phấn, theo lí thuyết ở thế hệ nào của quần thể thì số cá 
thể có kiểu hình trội chiếm tỉ lệ 47,5%? 
A. Thế hệ F3. B. Thế hệ F2. C. Thế hệ F4. D. Thế hệ F5. 
Câu 37. Ở người, xét 4 gen: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường, các gen 2 và 3 mỗi gen đều có 2 
alen nằm trên NST X (không có alen trên Y). Gen thứ 4 có 3 alen nằm trên NST giới tính Y (không có 
alen trên X). Theo lý thuyết số kiểu gen tối đa về các locus trên trong quần thể người là: 
A. 115 B. 142 C. 312 D. 132 
Câu 38. Ở người, bệnh rối loạn chuyển hóa phenylketonuria do một locus đơn gen chi phối. Các nghiên 
cứu di truyền ở một gia đình theo phả hệ dưới đây. Cho các phát biểu sau đây: 
(1). Xác suất mang gen bệnh của người thứ gái (3) là 66,67% 
(2). Bệnh do gen lặn nằm trên NST thường chi phối. 
(3). Những người không mang bệnh trong gia đình nói trên đều không mang 
alen gây bệnh. 
(4). Xác suất những đứa trẻ mắc chứng phenylketonuria 
được sinh ra từ cặp vợ chồng 4 và 5 nếu họ kết hôn là 16,67% 
Số khẳng định đúng là: 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 39. Cho các thông tin ở bảng dưới đây về chuỗi thức ăn và năng lượng tương ứng chứa trong mỗi bậc 
dinh dưỡng mà một học sinh A đã tiến hành đo lường ở một khu vực sinh thái. 
Chuỗi thức ăn Cỏ  Cào 
cào 
 Chim 
sâu 
 Rắn 
Nặng lượng (calo) 2,2.106 1,1.104 0,55.103 0,5.102 
Một học sinh khác (học sinh B) sử dụng các số liệu thu thập được và tiến hành tính toán cũng như kết luận 
về quá trình nghiên cứu của học sinh A và đưa ra một số nhận xét sau: 
1 2 
5 
3 
4 
 Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - I: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thành 
Công) 
Đề số 01 
 Hocmai – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 6933 - Trang | 6 - 
(1). Hiệu suất chuyển hóa thành sinh khối giữa các bậc dinh dưỡng liền kề có giá trị cao nhất nằm ở 
sinh vật tiêu thụ bậc 3. 
(2). Giá trị hiệu suất sinh thái của bậc dinh dưỡng thứ 2 so với bậc dinh dưỡng thứ nhất là 5x10-3 
(3). Một phần lớn năng lượng được sinh vật sản xuất đồng hóa được sẽ được dùng vào việc xây dựng 
sinh khối của bản thân nó, hô hấp cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của chúng và chỉ một phần 
nhỏ được chuyển sang bậc dinh dưỡng kế tiếp. 
(4). Có những dấu hiệu cho thấy việc đo lượng năng lượng có trong các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức 
ăn này là không chính xác. 
Trong số các nhận định kể trên, có bao nhiêu nhận định là chính xác? 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 40. Ở người tính trạng nhóm máu A,B,O do một gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Trong một quần 
thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang máu B. Một cặp vợ 
chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ 
là bao nhiêu? 
A. 3/4 B. 119/144 C. 25/144 D. 19/24 
Giáo viên: Nguyễn Thành Công 
Nguồn : Hocmai 
 Hocmai.vn – Website học trực tuyến số 1 tại Việt Nam 
Khóa học Luyện thi THPT quốc gia PEN - I: Môn Sinh học (Thầy Nguyễn Thà

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_hocmai.pdf