Lý thuyết về Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền môn Sinh học

pdf 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Lý thuyết về Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý thuyết về Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền môn Sinh học
 www.facebook.com/trungtamluyenthiuce Copyright by UCE Corporation 
Page | 1 
Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền 
I.. Ở cấp độ phân tử 
Axit Nucleic: ADN (Axit reoxiribonucleic) 
 ARN (Axit ribonucleic) 
ADN là vật chất di truyền ở đa số các động vật: virut, vi khuẩn, động vật, thực vật 
ARN là vật chất di truyền ở một số các sinh vật: virut cúm, virut HIV 
 Tại sao ADN được coi là vật chất di truyền ở đa số các sinh vật? 
* ADN mang thông tin di truyền: là trình tự xác định các nucleotit trên mạch gốc của gen, quy 
định trình tự các axit amin của phân tử protein tương ứng 
Vd: Gen 1: Mạch 1T-A-X-G-A-T-G-X 
 Mạch 2A-T-G-X-T-A-X-G 
* ADN có khả năng tự nhân đôi để truyền đạt thông tin di truyền từ đời trước tới đời sau 
* Có khả năng phát sinh đột biến tạo ra nguồn biến dị là nguyên liệu cho tiến hóa giúp sinh vật 
thích nghi làm thế giới sinh vật đa dạng 
*, Có khả năng tự sửa sai 
2. Cấu trúc ADN 
* Cấu trúc hóa học 
- Thành phần bao gồm C,H,O,N,P 
- Khối lượng, kích thước: + Dài hàng trăm micromet (μm) 
 + Khối lượng hàng triệu đvC 
 + Đa phân tử: Nhiều đơn phân (vạn, triệu đơn phân) 
 + Đơn phân là các Nucleotit: -1 phân tử H3PO4 
 -1 phân tử đường C6H5O4 
 -1 phân tử bazo nitric 
Các nucleotit liên kết với nhau bằng mối liên kết hóa trị giữa các nu tạo thành chuỗi 
polinucleotit (1 mạch đơn) 
Mạch 1 A-T-G-X-T-A 
 www.facebook.com/trungtamluyenthiuce Copyright by UCE Corporation 
Page | 2 
Mạch 2 T-A-X-G-A-T 
Có 12 nu và 10 liên kết hóa trị 
Số liên kết hóa trị= N-2 
* Cấu trúc không gian: mô hình xoắn kép 
ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch xoắn song song và ngược chiều nhau 
Xoắn từ trái sang phải 
Xoắn theo chu kì, ,mỗi chu kì xoắn cao 34 ăngstrôn gồm 10 cặp nu 
Mỗi cặp nu dài 3,4 ăngstrôn 
2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết Hidro yếu theo NTBS: 
A liên kết với T 
G liên kết với X 
NTBS hệ quả: số lượng các loại A=T, G=X 
A+G=T+X 
N=2A+2G=2T+2X 
Lk H=2A+3G 
Hai mạch đơn bổ sung cho nhau 
Mạch 1 A1-T1-G1-X1 
Mạch 2 T2-A2-X2-G2 
A1=T2, T1=A2, G1=X2, X1=G2 
Tỉ số A+T/G+X là đặc trưng cho từng loài (tỉ số đặc thù) 
Ý nghĩa của NTBS: 
 Làm cho hai mạch luôn song song => đường kính vòng xoắn ổn định 
 Vì NTBS giữa bazo có kích thước lớn (A,G) với bazo có kích thước bé (T,X) nhờ vậy mà 
phân tử ADN bền vững tương đối 
 Lk Hidro dễ bị đứt dưới sự xúc tác của enzim làm hai mạch đơn ADN dễ tách nhau ra. 
Mỗi mạch là khuôn mẫu để tổng hợp mạch mới nhờ vậy thông tin được di truyền cho thế hệ sau. 
 Số lượng liên kết Hidro làm cho phân tử ADN bền vững với nhiệt 
3 . Chức năng của ADN 
 Mang thông tin di truyền 
 www.facebook.com/trungtamluyenthiuce Copyright by UCE Corporation 
Page | 3 
 Truyền đạt thông tin di truyền 
 Có khả năng phát sinh đột biến 
 Có khả năng tự sửa sai 
4. Tính chất của ADN 
 Tính đa dạng: vô số loại phân tử ADN khác nhau do thay đổi trật tự sắp xếp các nu 
 Tính đặc thù: các phân tử ADN của các loài khác nhau thì khác nhau 
 Tính ổn định: hàm lượng ADN trong nhân tế bào luôn ổn định, được duy trì từ thế hệ này 
sang thế hệ khác nhờ quá trình tự nhân đôi của ADN, sự phân li tổ hợp của NST qua phân bào và 
thụ tinh 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfCo_so_vat_chat_cua_hien_tuong_di_truyen_Li_thuyet.pdf