Bộ 30 đề kiểm tra 1 tiết (hóa 9) lần 1

docx 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 39781Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 30 đề kiểm tra 1 tiết (hóa 9) lần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ 30 đề kiểm tra 1 tiết (hóa 9) lần 1
BỘ 30 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT (HÓA 9) LẦN 1 
CÁC TRƯỜNG THCS TPHCM (NĂM 2014 – 2015)
ĐỀ SỐ 1: VÕ THÀNH TRANG, QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: (3 điểm) Viết phương trình phản ứng của các phản ứng sau:
P2O5 	+ 	H2O	→ 
NaOH 	+	H2SO4	→
HCl 	+ 	Mg	→
CO2	+ 	Ca(OH)2	→
CuO	+ 	HNO3	→
H2O	+	K2O	→
Câu 2: (2 điểm) Nhận biết các dung dịch bằng phương pháp hóa học: HNO3, Na2SO4, H2SO4. Viết phương trình phản ứng minh họa.
Câu 3: (2 điểm) Mô tả hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra của thí nghiệm “Cho dung dịch axit clohidric HCl vào ống nghiệm chứa sắt (III) oxit Fe2O3”.
Câu 4: (3 điểm) Cho dung dịch axit nitric HNO3 1,2M tác dụng vừa đủ với 150 (ml) dung dịch bari hiđroxit Ba(OH)2 0,2M.
Viết phương trình phản ứng.
Tính khối lượng muối tạo thành.
Tính thể tích dung dịch axit nitric đã dùng.
Tính nồng độ mol dung dịch muối thu được.
ĐỀ SỐ 2: PHẠM NGỌC HẦU, QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình phản ứng các phản ứng sau: 
Canxi oxit	+ 	nước	→
Cacbon dioxit 	+	dung dịch canxihiroxit	→
Sắt (III) oxit	+	dung dịch axit clohidric	→ 
Câu 2: (1,5 điểm) Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch axit sau: NaCl, KOH, HCl và H2SO4. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất đựng trong mỗi lọ trên.
Câu 3: (2 điểm) Bổ túc và cân bằng các phương trình phản ứng sau:
Fe 	+ 	..	→	..	+	H2.
..	+	H2SO4	→	Na2SO4	+	..
..	+ 	HCl	→	AlCl3 	+ 	..
CaCO3	→	..	+ 	..
Câu 4: (2 điểm) Cho 10,5 (gam) hỗn hợp 2 kim loại Cu, Zn vào dung dịch H2SO4 loãng, người ta thu được 2,24 (l) khí (đktc).
Viết phương trình phản ứng.
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Câu 5: (2,5 điểm) Cho 1,6 (g) Magie oxit MgO tác dụng vừa đủ với 150 (ml) dung dịch axit clohidric.
Viết phương trình phản ứng.
Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
ĐỀ SỐ 3: PHAN BỘI CHÂU, QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: (1 điểm) Hãy mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho bột đồng (II) oxit tác dụng với dung dịch axit clohidric.
Câu 2: (2 điểm) Hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: HCl, H2SO4, Na2SO4.
Câu 3: (2 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: Na → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaNO3.
Câu 4: (2 điểm) Điền vào chỗ trống và hoàn thành phương trình phản ứng sau:
Nhôm oxit	+ 	Axit sunfuric	→	?	+ 	?
Kẽm hidroxit	+	Axit nitric	→	?	+ 	?
Natri oxit	+	Lưu huỳnh dioxit	→ 	?	+ 	?
Đồng (II) oxit	+	Axit clohidric	→	?	+	?
Câu 5: (3 điểm) Cho 14 (g) sắt phản ứng hoàn toàn 486,5 (g) dung dịch axit sunfuric.
Viết phương trình phản ứng xả ra.
Tính thể tích khí hidro thu được (đktc).
Tính nồng độ % dung dịch axit sunfuric đã dùng.
ĐỀ SỐ 4: LÊ LỢI, QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: (2 điểm)
Cho biết mỗi chất sau thuộc loại hợp chất vô cơ nào: CaO, HCl, H2SO4, SO2.
Viết công thức hóa học của Mg lần lượt liên kết với các nhóm nguyên tử sau: Cl, OH, SO4, S.
Câu 2: (3,5 điểm) Lập phương trình hóa học sau:
Zn	+	HCl	→
MgO	+ 	H2SO4	→
Al(OH)3 	+	HNO3	→
NaOH	+ 	SO2	→
?	+ 	H2SO4	→	?	+	H2.
?	+	H2SO4	→	CuSO4	+	..
(Viết hai phương trình phản ứng khác tính chất nhau).
Câu 3: (1,5 điểm) 
Nêu hiện tượng giải thích và viết phương trình phản ứng khi: nhỏ từ từ đến dư dung dịch bari clorua BaCl2 vào dung dịch axit sunfuric H2SO4.
Bằng phương pháp hóa học, hãy trình bày cách phân biệt 2 dung dịch loãng đều mất nhãn: H2SO4, HCl.
Câu 4: (2 điểm) Cho khối lượng mạt sắt dư vào 50 (ml) dung dịch axit clohiric (HCl). Phản ứng xong thu được 8,96 (l) khí (đktc).
Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng.
Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng.
Câu 5: (1 điểm) Hòa tan 16,1 (g) hỗn hợp bột Fe2O3 và ZnO cần 125 (ml) dung dịch H2SO4 2M. Viết các phương trình phản ứng và tính tổng khối lượng muối trong dung dịch thu được (theo 2 phương pháp).
ĐỀ SỐ 5: LÊ ANH XUÂN, QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: (1 điểm) Viết phương trình phản ứng cho các phản ứng sau:
Đồng (II) hidroxit và axit sunfuric.
Lưu huỳnh trioxit và dung dịch kali hidroxit.
Câu 2: (1,5 điểm) Cho các chất sau: ZnO, CO2, CuO. Chất nào tác dụng với:
Nước.
Dung dịch axit clohidric HCl tạo ra dung dịch không màu. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 3: (2 điểm) Nhận biết các dung dịch bị mất nhãn sau: H2SO4, HCl, NaOH, KCl.
Câu 4: (2,5 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
Na2SO3	+	?	→	NaCl	+	?	+	?
?	+	?	→	Ca(OH)2.
K2SO4	+	?	→	BaSO4 +	?
CaCO3 	→	?	+	?
K2O	+	?	→	K2CO3.
Câu 5: (3 điểm) Cho 15,8 (g) K2SO3 tác dụng với dung dịch HCl 8%.
Tính khối lượng dung dịch axit.
Tính nồng độ % dung dịch sau phản ứng.
Tính thể tích khí sinh ra (đktc).
ĐỀ SỐ 6: HÙNG VƯƠNG, QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: (3 điểm) Viết phương trình phản ứng của các phản ứng sau:
H2SO4	+	Zn	→	?	+	?
CaO	+	CO2	→	?
H2SO4	+	Al(OH)3	→	?	+	?
Fe2O3	+ 	HCl	→	?	+	?
SO2	+	O2	→	?
Na2SO3	+	H2SO4	→	?	+	?
Câu 2: (2 điểm) Nhận biết dung dịch: H2SO4, K2SO4, HCl.
Câu 3: (2 điểm) Cho các chất: Cu(OH)2, FeO, BaCl2, Al2O3. Chất nào tác dụng với dung dịch H2SO4.
Tạo dung dịch màu xanh lam.
Tạo kết tủa trắng.
Tạo dung dịch không màu.
Tạo dung dịch lục nhạt.
Câu 4: (3 điểm) Cho 6,5 (g) kẽm vào 200 (ml) dung dịch HCL.
Viết phương trình phản ứng.
Tính nồng độ mol axit.
Dẫn khí sinh ra đi qua CuO đen, nung nóng thu được chất rắn màu đỏ. Tính khối lượng chất rắn thu được.
ĐỀ SỐ 7: ĐỒNG KHỞI, QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2014 – 2015 
Câu 1: (1 điểm) Viết các công thức hóa học axit hoặc bazơ tương ứng của các oxit sau: CO2, CaO, K2O, N2O5.
Câu 2: (2 điểm) Viết phương trình phản ứng của phản ứng:
P2O5	+	H2O	 	→
Fe2O3	+	HCl	→
CO2	+	NaOH	→
Fe	+	HCl	→
Câu 3: (2 điểm) Nhận biết 3 dung dịch sau bằng phương trình phản ứng: Na2SO4, NaCl, HCl.
Câu 4: (2 điểm) Viết phương trình phản ứng của các biến đổi sau: 
S → SO2 → SO3 → H2SO4 → CuSO4. 
Câu 5: (3 điểm) Cho 23,5 (g) K2O tác dụng với nước được 200 (ml) dung dịch bazơ.
Viết phương trình phản ứng và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ.
Tính số gam dung dịch H2SO4 49% cần để trung hòa dung dịch bazơ trên.
ĐỀ SỐ 8: ĐẶNG TRẦN CÔN, QUẬN TÂN PHÚ, NĂM 2014 – 2015
Câu 1: (3 điểm) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
 P2O5	+	H2O	→	..
Mg	+ 	H2SO4	→	..	+	..
SO2	+	Ca(OH)2	→	..	+	..
H2SO4	+	CuO	→	..	+	..
Al(OH)3	+	HCl	→	..	+	..
Na2SO3	+	H2SO4	→	.	+	..	+	..
Câu 2: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau: NaCl, H2SO4, Na2SO4.
Câu 3: (1 điểm) Cho các hợp chất sau: P2O5, KMnO4, Na2CO3, H3PO4. Hãy cho biết các hợp chất trên thuộc loại gì?
Câu 4: (1 điểm) Hãy cho biết hiện tượng gì xảy ra khi thả cây đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch axit clohidric. Viết phương trình phản ứng.
Câu 5: (3 điểm) Hòa tan 8,9 (g) hỗn hợp 2 kim loại Zn và Mg vào dung dịch HCl 14,6% thu được 4,48 (l) khí H2 (đktc). Hãy:
Lập phương trình phản ứng.
Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Tính khối lượng dung dịch axit clohidric đã dùng.
ĐỂ DOWNLOAD ĐẦY ĐỦ (FILE WORD) VÀO LINK:

Tài liệu đính kèm:

  • docxBO_30_DE_KIEM_TRA_1_TIET_HOA_LOP_9_HK1_LAN_1_20142015.docx