Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết chương 1 (Hình học 8) các trường THCS TP Hồ Chí Minh (năm 2014 – 2015)

docx 2 trang Người đăng khoa-nguyen Lượt xem 1306Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết chương 1 (Hình học 8) các trường THCS TP Hồ Chí Minh (năm 2014 – 2015)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ 3 đề kiểm tra 1 tiết chương 1 (Hình học 8) các trường THCS TP Hồ Chí Minh (năm 2014 – 2015)
BỘ 20 ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1 (HÌNH HỌC 8)
CÁC TRƯỜNG THCS TPHCM (NĂM 2014 – 2015)
ĐỀ SỐ 1
Bài 1: 	(4 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC.
Chứng minh DE là đường trung bình của tam giác ABC.
Tính độ dài DE và AF cho biết BC = 12cm.
So sánh DE và AF.
Bài 2: 	(6 điểm) Cho tam giác ABC cân tại B. Gọi M, N lần lượt là trung điểm BA, BC; đoạn thẳng AN và CM cắt nhau tại G.
Chứng minh: MN là đường trung bình của tam giác ABC, G là điểm đặc biệt gì của tam giác ABC? Vì sao?
Chứng minh tứ giác AMNC là hình thang cân.
BG cắt AC tại K. Tứ giác AMNK là hình gì? Vì sao?
Tìm điều kiện của tam giác ABC để tứ giác AMNK là hình thoi.
ĐỀ SỐ 2
Bài 1: 	(4 điểm) Cho tam giác PMN vuông tại P, có PH là trung tuyến, cho biết PM = 9cm, PN = 12cm.
Tính độ dài MN và PH.
Từ H vẽ các đường thẳng song song PN và PM cắt PM tại E và PN tại F. Tính độ dài EF.
So sánh EF và PH.
Bài 2: 	(6 điểm) Cho tam giác ABC cân tại A, AH là đường trung tuyến. Gọi O là trung điểm AC, K là điểm đối xứng của H qua O.
Chứng minh: tứ giác AOHB là hình thang.
Chứng minh: tứ giác AHCK là hình chữ nhật.
Chứng minh: tứ giác AKHB là hình bình hành.
Tìm điều kiện của tam giác cân ABC để tứ giác AHCK là hình bình vuông.
ĐỀ SỐ 3
Bài 1: 	(1,5 điểm) Cho tứ giác ABCD có . Tính số đo góc C (Học sinh không cần vẽ hình)
Bài 2: 	(3 điểm) Cho tam giác như hình vẽ. Biết M là trung điểm của AB và MN // BC. Tính x, y (Học sinh vẽ lại hình khi làm bài).
Bài 3: 	(3,5 điểm) Cho ABC nhọn (AB < AC) có đường cao AH. Gọi D, E, F lần lượt là trung điểm của AB, AC, BC. Vẽ K đối xứng với H qua D.
Chứng minh: AKBH là hình chữ nhật.
Chứng minh:DECF là hình bình hành.
Chứng minh: DEFH là hình thang cân.
Chứng minh: EK = EB.
ĐỀ SỐ 4
Bài 1: 	(4 điểm) Cho MNC vuông tại M có NC = 10cm, MN = 8cm. Gọi A, B lần lượt là trung điểm của MC, MN.
Tính độ dài MA.
Tính độ dài AB.
Bài 2: 	(6 điểm) Cho ABC vuông tại A có AC > AB. Gọi M là trung điểm của cạnh BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm E sao cho M là trung điểm của cạnh AE.
Chứng minh tứ giác ABEC là hình chữ nhật.
Gọi F là điểm đối xứng của E qua C. Chứng minh tứ giác ABCF là hình bình hành.
Gọi K là trung điểm của AF. Chứng minh: AMCK là hình thoi.
Từ trung điểm D của BE và DI vuông góc với BC tại E. Vẽ đường thẳng vuông góc với EF tại F, đường thẳng này cắt tia DI tại H. Chứng minh điểm H cách đều hai điểm B và F.

Tài liệu đính kèm:

  • docx20_DE_KIEM_TRA_1_TIET_CHUONG_1_HINH_HOC_8.docx