Bài thi kiểm tra năng lực hiểu biết hội thi giáo viên giỏi cấp trường - Năm học 2013-2014 - Trường TH Cổ Bì

doc 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 22/07/2022 Lượt xem 265Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài thi kiểm tra năng lực hiểu biết hội thi giáo viên giỏi cấp trường - Năm học 2013-2014 - Trường TH Cổ Bì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thi kiểm tra năng lực hiểu biết hội thi giáo viên giỏi cấp trường - Năm học 2013-2014 - Trường TH Cổ Bì
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH GIANG
 TRƯỜNG TIỂU HỌC CỔ BÌ
BÀI THI KIỂM TRA NĂNG LỰC HIỂU BIẾT
HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG - NĂM HỌC 2013 - 2014
	Họ và tên giáo viên:.........................................................................Trình độ đào tạo:................
	Năm vào ngành:..........................; Nhiệm vụ được giao:......................................................
	Tổ chuyên môn:..................................................................................................................................
Điểm bài thi
Giám khảo chấm (kí, họ tên)
Viết bắng số
Viết bằng chữ
1.
2.
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
	Đồng chí hãy lựa chọn và khoanh vào phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Đồng chí hiểu thế nào về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học (GVTH)?
	a. Chuẩn nghề nghiệp GVTH là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, kiến thức, kĩ năng sư phạm mà giáo viên tiểu học cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu học.
	b. Chuẩn nghề nghiệp GVTH là quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học được áp dụng với mọi loại hình GVTH tại các cơ sở giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục giáo dục quốc dân.
	c. Chuẩn nghề nghiệp GVTH là cơ sở đề xuất chế độ, chính sách đối với GVTH về mặt nghề nghiệp đi kèm với các điều kiện về văn bằng, chuẩn đào tạo.
Câu 2. Quyền của giáo viên được quy định trong Điều lệ trường tiểu học Ban hành kèm theo Quyết định số 41//2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm:
5 quyền	;	b. 4 quyền	;	c. 3 quyền
Câu 3. Thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT, ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại điều 9 quy định xếp loại học lực các môn đánh giá bằng nhận xét là:
	a. Loại Hoàn thành tốt (A+): những học sinh đạt loại hoàn thành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 90% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học.
	b. Loại Hoàn thành tốt (A+): những học sinh đạt loại hoàn thành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 95% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học.
	c. Loại Hoàn thành tốt (A+): những học sinh đạt loại hoàn thành nhưng có biểu hiện rõ về năng lực học tập môn học, đạt 100% số nhận xét trong từng học kỳ hay cả năm học.
Câu 4. Thông tư số 36/2009/TT- BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, để đơn vị xã đạt Phổ cập Giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 quy định tiêu chuẩn về học sinh phải đạt là:
	a. Huy động được 90% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 90% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học, có 50% số học sinh được học 9-10 buổi/tuần.
	b. Huy động được 98% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 90% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học, có 50% số học sinh được học 9-10 buổi/tuần.
	c. Huy động được 95% trở lên số trẻ em ở độ 6 tuổi vào lớp 1; Có 90% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp tiểu học, có 50% số học sinh được học 9 - 10 buổi/tuần.
Câu 5. Để đánh số trang của văn bản Word (số trang được đặt giữa văn bản) ta thực hiện như thế nào?
	a. Chọn Insert Page Numbers
	b. Chọn Insert Page Numbers Bottom of page Inside OK
	c. Chọn Insert Page Numbers Bottom of page Center OK
Câu 6.1. (dành cho giáo viên văn hóa). 
	Hai hình vuông có chu vi gấp nhau 5 lần. Hỏi diện tích của chúng gấp nhau bao nhiêu lần?
	a. 5 lần ; b. 10 lần ; c. 20 lần ; d. 25 lần
Câu 6.2 (dành cho giáo viên chuyên).
	Tháng an toàn giao thông quốc gia hàng năm được Uỷ ban ATGT phát động vào thời điểm nào?
	a. tháng 8 ; b. tháng 10 ; c. tháng 9 ; d. tháng 11
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1: (3 điểm).
	Đồng chí hãy trình bày đối tượng và điều kiện tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp? 
Câu 2: (3 điểm).
	“Chất lượng giáo dục” là đạo đức nghề nghiệp của mỗi nhà giáo. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, đồng chí hãy trình bày những hiểu biết, quan điểm của bản thân để nâng cao chất lượng giáo dục của lớp (môn) mình phụ trách.
Câu 3: (1 điểm).
	Một lần do đồng nghiệp bị ốm phải nghỉ dạy, đồng chí được phân công dạy thay. Kết thúc bài giảng, đồng chí hỏi học sinh: "Thầy dạy như vậy, các em có hiểu bài không?". Học sinh đồng thanh trả lời: "Thầy dạy hay lắm ạ! Cô A dạy chúng em chẳng hiểu gì cả. Hay là thầy dạy luôn lớp em đi ạ!". Vào tính huống đó, đồng chí sẽ xử lí như thế nào?
_____________Hết____________
	Ghi chú: Giáo viên không được sử dụng tài liệu.
ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM
BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN - NĂM HỌC 2013 - 2014
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM).
	- Giáo viên khoanh đúng mỗi câu: 0,5 điểm.
	- Đáp án: Câu 1: a; Câu 2: a; câu 3: c; Câu 4: b; Câu 5: c; Câu 6.1: d; Câu 6.2: c.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1: ( 3điểm) (mỗi y 1 điểm) 
1. Cấp trường
a) Đối tượng: 
Tham dự Hội thi cấp trường là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường.
b) Điều kiện: 
- Giáo viên tham gia Hội thi phải có ít nhất một sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đã triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh. Sáng kiến kinh nghiệm, sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng phải được viết thành báo cáo và đã được nhà trường công nhận và xếp loại;
- Giáo viên tham gia dự thi phải đạt chuẩn trình độ đào tạo trở lên; có thời gian trực tiếp giảng dạy liên tục từ 3 năm trở lên; có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn và năng lực tổ chức, quản lý lớp học được học sinh và đồng nghiệp đánh giá cao, được lãnh đạo nhà trường xác nhận. Đối với giáo viên các cấp học phổ thông ngoài các điều kiện trên còn phải được đánh giá, xếp loại khá trở lên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng. 
2. Cấp huyện 
a) Đối tượng: 
Tham dự Hội thi cấp huyện là giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy ở các trường học trên địa bàn huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) tổ chức Hội thi.
b) Điều kiện: 
Giáo viên tham dự Hội thi cấp huyện ngoài việc phải hội đủ những điều kiện của giáo viên tham gia Hội thi cấp trường còn phải có giấy chứng nhận đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường trong 2 năm trước liền kề. Mỗi trường được thành lập một đội tuyển tham gia cấp huyện, số thành viên đội tuyển do Ban tổ chức Hội thi cấp huyện quy định theo điều kiện từng năm.
3. Cấp tỉnh 
a) Đối tượng: 
Tham dự Hội thi cấp tỉnh là giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng dạy ở các trường học trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức Hội thi.
b) Điều kiện: 
Giáo viên tham dự Hội thi cấp tỉnh ngoài việc phải hội đủ những điều kiện của giáo viên tham gia Hội thi cấp huyện (đối với giáo viên tiểu học, ) còn phải có giấy chứng nhận đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện 2 lần trong 4 năm trước liền kề (đối với giáo viên tiểu học, 
Mỗi huyện (đối với giáo viên tiểu học và mỗi trường được thành lập một đội tuyển tham gia Hội thi cấp tỉnh, số thành viên đội tuyển do Ban tổ chức Hội thi cấp tỉnh quy định theo điều kiện từng năm.
Câu 2: 3 điểm).
1. Hiểu biết về khái niệm chất lượng giáo dục. ( 0,5 điểm )
- Chất lượng là sản phẩm làm ra phù hợp với mục tiêu.
- Chất lượng giáo dục là sự đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục.
- Nhận thức rõ chất lượng chuyên môn của giáo viên quyết định đến chất lượng giáo dục.
2. Trình bày được những biện pháp đã và cần áp dụng để nâng cao chất lượng giáo dục( 1 điểm )
- Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.
- Thực hiện tốt việc điều chỉnh nội dung dạy học.
- Đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
- Phụ đạo hs yếu để củng cố kiến thức.
- Quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Xây dựng cho hs tình cảm yêu trường, mến bạn tạo động lực để các em hăng hái thi đua học tập. Giáo dục kĩ năng sống cho hs.
- Kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy của gv và học tập của hs.
- Điều kiện cơ sở vật chất trường, lớp.
3. Dẫn chứng cách thức thực hiện và việc làm cụ thể. ( 1 điểm )
- Duy trì sĩ số.
- Thực tiễn giảng dạy trong tiết học.
- Khảo sát, thống kê đối tượng học sinh.
- Phân tích chất lượng học sinh.
- Tiến hành phụ đạo, bồi dưỡng.
- Lập sổ theo dõi.
- Sau mỗi đợt kiểm tra định kì có phân tích chất lượng học sinh. Đối chiếu, so sánh qua từng giai đoạn. Nhận xét, đánh giá.
- Tham gia dự giờ, thăm lớp, rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề.
- Phát huy lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo.
- Liên hệ với PHHS kịp thời về kết quả học tập của các em.
- Phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng: Nhà trường – gia đình – xã hội.
- Nêu được kết quả của việc thực hiện - Minh chứng. 
4. Bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục. ( 0,5 điểm )
- Gv có ảnh hưởng lâu dài đến thành tích học tập của hs.
	Người gv phải có các kĩ năng cơ bản, có khối lượng kiến thức chung và việc thực hiện giảng dạy đúng yêu cầu, phải tự học tập, rèn luyện nâng cao tay nghề.
	Đội ngũ gv chuẩn về nghề nghiệp, tốt về đạo đức, giỏi về chuyên môn, tận tâm với nghề và vững vàng về chính trị..
Câu 3: 1 điểm.
	- Giáo viên nêu cách xử lí phù hợp (không ảnh hưởng đến giáo viên A), chẳng hạn:
	+ Mỗi giáo viên có một phương pháp giảng dạy khác nhau. Cô A có trình dộ chuyên môn khá vững vàng, có thể các em chưa quen với phương pháp giảng dạy của cô vì vayaayj mới cảm thấy khó hiểu, Thầy tin rằng nếu các em tập trung học tập chu y nghe cô giáo giảng bài chắc chắn các em sẽ thấy dễ hiểu và học tập tiến bộ...

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_thi_kiem_tra_nang_luc_hieu_biet_hoi_thi_giao_vien_gioi_c.doc