KHÚC XẠ ÁNH SÁNG Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. C ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. D. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Khi góc tới tăng 2 lần thì góc khúc xạ A. tăng 2 lần. C. tăng 1,4142 lần B. tăng 4 lần. D. chưa đủ dữ kiện để xác định. Nhận định nào sau đây về hiện tượng khúc xạ là không đúng A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới. B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến. C Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0. D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trong đó so với A. chính nó. B. chân không. C. không khí. D. nước. Khi chiếu ánh sáng đơn sắc từ không khí vào một khối chất trong suốt đi góc tới 600 thì góc khúc xạ là 300. Khi chiếu cùng ánh sáng đơn sắc đó từ khối chất đã cho ra không khí với góc tới 300 thì góc khúc xạ A. nhỏ hơn 300. B. bằng 600. C. lớn hơn 600. D. không xác định được. Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đôi của môi trường này là A. 1,4142. B. 1,732 C. 2. D. 1,225. Khi chiếu một tia sáng từ chân không vào một môi trường trong suốt thì thấy tia phản xạ vuông góc với tia tới góc khúc xạ chỉ có thể nhận giá trị là A. 400. B. 500. C. 600. D. 700. Trong trường hợp sau đây, tia sáng không truyền thẳng khi A. truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt có cùng chiết suất. B. tia tới vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. C. tia tới có hướng đi qua tâm của một quả cầu trong suốt. D. truyền xiên góc từ không khí vào kim cương. Một tia sáng đi từ nước ra không khí thì tia khúc xạ: A. ở phía bên kia của pháp tuyến so với tia tới và gần mặt phân cách hơn tia tới. B. ở cùng phía của pháp tuyến so với tia tới và gần mặt phân cách hơn tia tới. C. ở phía bên kia của pháp tuyến so với tia tới và gần pháp tuyến hơn tia tới. D. ở cùng phía của pháp tuyến so với tia tới và gần pháp tuyến hơn tia tới. Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường: A. cho biết tia sáng khúc xạ nhiều hay ít khi đi từ môi trường này vào môi trường kia. B. càng lớn khi góc tới của tia sáng càng lớn. C. càng lớn khi góc khúc xạ càng nhỏ. D. bằng tỉ số giữa góc khúc xạ và góc tới. Chọn phát biểu đúng về hiện tượng khúc xạ. Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định thì: A. tỉ số giữa góc tới và góc khúc xạ luôn là hằng số. B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới. C. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới. D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chiết suất tỉ đối của môi trường chiết quang nhiều so với môi trường chiết quang ít thì nhỏ hơn đơn vị. B. Môi trường chiết quang kém có chiết suất tuyệt đối nhỏ hơn đơn vị C. Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 so với môi trường 1 bằng tỉ số chiết suất tuyệt đối n2 của môi trường 2 với chiết suất tuyệt đối n1 của môi trường 1 D. Chiết suất tỉ đối của hai môi trường luôn lớn hơn đơn vị vì vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc lớn nhất Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh là: A. n21 = n1/n2 B. n21 = n2/n1 . C. n21 = n2 – n1 D. n12 = n1 – n2 Chọn câu trả lời đúng. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng: A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới C. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần. Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới A. luôn lớn hơn 1 B. luôn nhỏ hơn 1 C. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới. D. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới Chọn câu đúng nhất. Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì A. tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường B. tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2 C. tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1 D. một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng A. luôn lớn hơn 1. B. luôn nhỏ hơn 1 C. luôn bằng 1 D. luôn lớn hơn 0 Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức A. sini = n B. sini = 1/n C. tani = n. D. tani = 1/n Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chiết suất tỉ đối của môi trường chiết quang nhiều so với môi trường chiết quang ít thì nhỏ hơn đơn vị. B. Môi trường chiết quang kém có chiết suất tuyệt đối nhỏ hơn đơn vị. C. Chiết suất tỉ đối của môi trường 2 so với môi trường 1 bằng tỉ số chiết suất tuyệt đối n2 của môi trường 2 với chiết suất tuyệt đối n1 của môi trường 1. D. Chiết suất tỉ đối của hai môi trường luôn lớn hơn đơn vị vì vận tốc ánh sáng trong chân không là vận tốc lớn nhất. Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thuỷ tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh là: A. n21 = n1/n2 B. n21 = n2/n1 C. n21 = n2 – n1 D. n12 = n1 – n2 Chọn câu trả lời đúng. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng: A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới. B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới. C. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới. D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần. Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới A. luôn lớn hơn 1. B. luôn nhỏ hơn 1. C. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới. D. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới. Chọn câu đúng nhất. Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì A. tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường. B. tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2. C. tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1. D. một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng A. luôn lớn hơn 1. B. luôn nhỏ hơn 1. C. luôn bằng 1. D. luôn lớn hơn 0. Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức A. sini = n B. sini = 1/n C. tani = n D. tani = 1/n Một bể chứa nước có thành cao 80 (cm) và đáy phẳng dài 120 (cm) và độ cao mực nước trong bể là 60 (cm), chiết suất của nước là 4/3. ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 300 so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên mặt nước là A. 11,5 (cm) B. 34,6 (cm) C. 63,7 (cm) D. 44,4 (cm) Một bể chứa nước có thành cao 80 (cm) và đáy phẳng dài 120 (cm) và độ cao mực nước trong bể là 60 (cm), chiết suất của nước là 4/3. ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 300 so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên đáy bể là: A. 11,5 (cm) B. 34,6 (cm) C. 51,6 (cm) D. 85,9 (cm) Một điểm sáng S nằm trong chất lỏng (chiết suất n), cách mặt chất lỏng một khoảng 12 (cm), phát ra chùm sáng hẹp đến gặp mặt phân cách tại điểm I với góc tới rất nhỏ, tia ló truyền theo phương IR. Đặt mắt trên phương IR nhìn thấy ảnh ảo S’ của S dường như cách mặt chất lỏng một khoảng 10 (cm). Chiết suất của chất lỏng đó là A. n = 1,12 B. n = 1,20 C. n = 1,33 D. n = 1,40 Cho chiết suất của nước n = 4/3. Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ S mằn ở đáy một bể nước sâu 1,2 (m) theo phương gần vuông góc với mặt nước, thấy ảnh S’ nằm cách mặt nước một khoảng bằng A. 1,5 (m) B. 80 (cm) C. 90 (cm) D. 1 (m) Một người nhìn hòn sỏi dưới đáy một bể nước thấy ảnh của nó dường như cách mặt nước một khoảng 1,2 (m), chiết suất của nước là n = 4/3. Độ sâu của bể là: A. h = 90 (cm) B. h = 10 (dm) C. h = 15 (dm) D. h = 1,8 (m) Một người nhìn xuống đáy một chậu nước (n = 4/3). Chiều cao của lớp nước trong chậu là 20 (cm). Người đó thấy đáy chậu dường như cách mặt nước một khoảng bằng A. 10 (cm) B. 15 (cm) C. 20 (cm) D. 25 (cm) Một bản mặt song song có bề dày 10 (cm), chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới bản một tia sáng SI có góc tới 450 khi đó tia ló khỏi bản sẽ A. hợp với tia tới một góc 450. B. vuông góc với tia tới. C. song song với tia tới. D. vuông góc với bản mặt song song. Một bản mặt song song có bề dày 10 (cm), chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới bản một tia sáng SI có góc tới 450 . Khoảng cách giữa giá của tia tới và tia ló là: A. a = 6,16 (cm). B. a = 4,15 (cm). C. a = 3,25 (cm). D. a = 2,86 (cm). Một bản hai mặt song song có bề dày 6 (cm), chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Điểm sáng S cách bản 20 (cm). ảnh S’ của S qua bản hai mặt song song cách S một khoảng A. 1 (cm). B. 2 (cm). C. 3 (cm). D. 4 (cm). Một bản hai mặt song song có bề dày 6 (cm), chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Điểm sáng S cách bản 20 (cm). ảnh S’ của S qua bản hai mặt song song cách bản hai mặt song song một khoảng A. 10 (cm). B. 14 (cm). C. 18 (cm). D. 22(cm). Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới 9o thì góc khúc xạ là 8o. Tìm góc khúc xạ khi góc tới là 60o. A. 47,25o. B. 56,33o. C. 50,33o. D. 58,67o Người ta tăng góc tới của một tia sáng chiếu lên mặt của một chất lỏng lên gấp 2 lần. Góc khúc xạ của tia sáng đó: A. cũng tăng gấp 2 lần. B. tăng gấp hơn 2 lần. C. tăng ít hơn 2 lần. D. tăng nhiều hay ít hơn 2 lần còn tuỳ thuộc vào chiết suất của chất lỏng đó lớn hay nhỏ Chiếu một chùm tia sáng song song trong không khí tới mặt nước ( n = 4/3) với góc tới là 450. Góc hợp bởi tia khúc xạ và tia tới là: A. D = 70032’. B. D = 450. C. D = 25032’. D. D = 12058’. Đặt một thước dài 70cm theo phương thẳng đứng vuông góc với đáy bể nước nằm ngang (đầu thước chạm đáy bể). Chiều cao lớp nước là 40cm và chiết suất là 4/3. Nếu các tia sáng mặt trời tới nước dưới góc tới i (sini=0,8) thì bóng của thước dưới đáy bể là bao nhiêu? A. 50cm. B. 60cm. C. 70cm. D. 80cm. Một cây cọc có chiều cao 1,2 m được cắm thẳng đứng dưới một đáy bể nằm ngang sao cho cọc ngập trong nước. Các tia sáng mặt trời chiếu tới cọc theo phương hợp với nó một góc i, với sini = 0,8. Chiết suất của nước bằng .Chiều dài của bóng cọc dưới đáy bể là: A. 0,9 m B. 0,4 m C. 1,075 m D. 0,675 m TỰ LUẬN Bài 1: Tia sáng truyền từ nước và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc nhau. Nước có chiết suất là 4/3. Hãy tính tròn số giá trị của góc tới. Bài 2: Dùng tia sáng truyền từ thủy tinh và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt thủy tinh tạo với nhau 1 góc 900, chiết suất của thủy tinh là 3/2. Hãy tính tròn số giá trị của góc tới. Bài 3: Tia sáng đi từ không khí tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt có chiết suất n dưới góc tới i = 450.Góc hợp bởi tia khúc xạ và phản xạ là 1050. Hãy tính chiết suất của n? Bài 4*: Một tia sáng truyền từ một chất lỏng ra ngoài không khí dưới góc 350 thì góc lệch giữa tia tới nối dài và tia khúc xạ là 250. Tính chiết suất của chất lỏng. Bài 5: Chiếu một tia sáng từ không khí vào thủy tinh có chiết suất 1,5. Hãy xác định góc tới sao cho: Góc khúc xạ bằng nửa góc tới. Bài 6: Một cái thước được cắm thẳng đứng vào bình nước có đáy phẳng, ngang. Phần thước nhô khỏi mặt nước là 4cm. Chếch ở trên có một ngọn đèn. Bóng của thước trên mặt nước dài 4cm, và ở đáy dài 8cm. Tính chiều sâu của nước trong bình, biết chiết suất của nước là 4/3. Bài 7: Một người nhìn một hòn đá dưới đáy của một cái bể, có cảm giác hòn đá nằm ở độ sâu 0,8m. Chiều sâu thực của bể nước là bao nhiêu? Người đó nhìn hòn đá dưới 1 góc 600 so với pháp tuyến, chiết suất của nước là 4/3. Bài 8: Một cái sào được cắm thẳng đứng vào bình nước có đáy phẳng, ngang. Phần thước nhô khỏi mặt nước là 4cm. Chếch ở trên có một ngọn đèn. Bóng của thước trên mặt nước dài 4cm, và ở đáy dài 8cm. Tính chiều sâu của nước trong bình, biết chiết suất của nước là 4/3. Bài 9: Một bể chứa nước có thành cao 80cm và đáy phẳng dài 120cm. Độ cao mực nước trong bể là 60cm, chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng 1 góc 300 so với phương ngang. Hãy tìm độ dài của bóng đen tạo thành trên mặt nước? Hãy tìm độ dài của bóng đen tạo thành dưới đáy bể? Bài 10: Một điểm sáng S nằm trong chất lỏng chiết suất n, cách mặt chất lỏng 12cm, phát ra chùm tia sáng hẹp đến mặt phân cách tại điểm I với góc tới rất nhỏ. Tia ló truyền theo phương IR. Đặt mắt theo phương IR nhìn thấy ảnh ảo S’ của S dường như cách mặt chất lỏng một khoảng 10cm. Hãy tìm chiết suất của chất lỏng đó? Bài 11: Cho chiết suất của nước là 4/3. Một người nhìn một hòn sỏi nhỏ S nằm ở đáy 1 bể nước sâu 1,2m theo phương gần vuông góc với mặt nước. Người đó sẽ thấy ảnh S’ của hòn sỏi cách mặt nước 1 khoảng là bao nhiêu? Nếu ảnh của hòn sỏi S’ cách mặt nước 1,2m thì lúc này hòn sỏi cách mặt nước bao nhiêu? Bài 12: Một người nhìn xuống đáy của một chậu nước có chiết suất n =4/3, chiều cao của lớp nước trong chậu là 20cm. Người đó sẽ thấy đáy chậu dường như cách mặt nước một khoảng là bao nhiêu? Bài 13: Một người nhìn hòn đá dưới suối và có cảm giác hòn đá nằm ở độ sâu 0,8m. Người này quan sát hòn đá dưới góc nhìn 600 so với pháp tuyến., chiết suất của nước là 4/3. Hãy tìm độ sâu của suối nước. Bài 14: Một cái cọc được cắm thẳng đứng trong một bể rộng, đáy phẳng nằm ngang. Phần cọc nhô lên trên mặt nước dài 0,6m. Bóng của cọc trên mặt nước dài 2,8m, ở dưới đáy bể là 1,7m. Hãy tìm chiều sâu của nước trong bể. Bài 15: Một cái chậu hình chữ nhật đựng chất lỏng. Biết AB = 3cm, AD = 6cm. Mắt nhìn theo phương BD thì thấy được trung điểm M của BC. Hãy tính chiết suất của chất lỏng. Bài 16: Chùm sáng hẹp song song đi từ thủy tinh (n = 3/2) ra không khí với góc tới i = 300 . Vẽ đường đi của tia sáng. Tính góc hợp bởi tia khúc xạ và tia tới. Góc tới bằng bao nhiêu để góc hợp bởi tia khúc xạ và tia phản xạ bằng 900.
Tài liệu đính kèm: