Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Mã đề 132 - Sở GD & ĐT Thăng Bình

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Mã đề 132 - Sở GD & ĐT Thăng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 - Mã đề 132 - Sở GD & ĐT Thăng Bình
TRUNG TÂM GDTX HN & DN
HUYỆN THĂNG BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - TRẮC NGHIỆM 
MÔN: Vật Lí – 11 Cơ bản
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(20 câu trắc nghiệm)
 Họ và tên:..
Lớp:
Mã đề thi 132
Câu 1: Dòng điện được định nghĩa là
A. là dòng chuyển dời có hướng của electron.	B. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.
C. dòng chuyển động của các điện tích.	D. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải hiện tượng phóng điện trong chất khí?
A. dòng điện chạy qua thủy ngân.	B. sét;
C. đánh lửa ở buzi;	D. hồ quang điện;
Câu 3: Một điện tích -1 μC đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là
A. 9000 V/m, hướng ra xa nó.	B. 9000 V/m, hướng về phía nó.
C. 9.109 V/m, hướng về phía nó.	D. 9.109 V/m, hướng ra xa nó.
Câu 4: Khi mắc mắc song song n dãy, mỗi dãy m nguồn điện có điện trở trong r giống nhau thì điện trở trong của cả bộ nguồn cho bởi biểu thức
A. nr.	B. mr.	C. m.nr.	D. mr/n.
Câu 5: Điện thế là đại lượng đặc trưng cho riêng điện trường về
A. khả năng sinh công của vùng không gian có điện trường.
B. khả năng sinh công tại một điểm.
C. khả năng tác dụng lực tại một điểm.
D. khả năng tác dụng lực tại tất cả các điểm trong không gian có điện trường.
Câu 6: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion âm.	B. các nguyên tử.	C. các electron.	D. các ion dương.
Câu 7: Đơn vị của điện thế là vôn (V). 1V bằng
A. 1 N/C.	B. 1. J/N.	C. 1 J.C.	D. 1 J/C.
Câu 8: Trong các nhận định sau, nhận định nào về dòng điện trong kim loại là không đúng?
A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do;
B. Khi trong kim loại có dòng điện thì electron sẽ chuyển động cùng chiều điện trường.
C. Nguyên nhân điện trở của kim loại là do sự mất trật tự trong mạng tinh thể;
D. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì dòng điện qua nó bị cản trở càng nhiều;
Câu 9: Không khí ở điều kiện bình thường không dẫn điện vì
A. các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.
B. các phân tử chất khí không thể chuyển động thành dòng.
C. các phân tử chất khí không chứa các hạt mang điện.
D. các phân tử chất khí luôn trung hòa về điện, trong chất khí không có hạt tải.
Câu 10: Trong các công thức sau, công thức không phải để tính năng lượng điện trường trong tụ điện là:
A. W = Q2/2C.	B. W = CU2/2.	C. W = C2/2Q.	D. W = QU/2.
Câu 11: Trong các nhận định dưới đây, nhận định không đúng về dòng điện là:
A. Dòng điện không đổi là dòng điện chỉ có chiều không thay đổi theo thời gian.
B. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế.
C. Đơn vị của cường độ dòng điện là A.
D. Cường độ dòng điện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn càng nhiều.
Câu 12: Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ
A. Tăng lên.
B. Giảm đi.
C. Ban đầu tăng lên theo nhiệt độ nhưng sau đó lại giảm dần.
D. Không thay đổi.
Câu 13: Trong các chất sau, chất không phải là chất điện phân là
A. NaCl.	B. HNO3.	C. Nước nguyên chất.	D. Ca(OH)2.
Câu 14: Bản chất của dòng điện trong chất bán dẫn là:
A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống ngược chiều điện trường.
B. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo chiều điện trường và các lỗ trống ngược chiều điện trường.
C. Dòng chuyển dời có hướng của các lỗ trống theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường.
D. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và lỗ trống cùng chiều điện trường.
Câu 15: Ứng dụng nào sau đây là của tia catod?
A. hàn điện;	B. đèn hình tivi;
C. dây mai – xo trong ấm điện;	D. buzi đánh lửa.
Câu 16: Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. hình dạng của đường đi.	B. cường độ của điện trường.
C. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.	D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
Câu 17: Cho một điện tích điểm –Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
A. phụ thuộc độ lớn của nó.	B. hướng ra xa nó.
C. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.	D. hướng về phía nó.
Câu 18: Công thức nào sau đây là công thức đúng của định luật Fara-đây?
A. 	B. 	C. 	D. m = D.V
Câu 19: Cho đoạn mạch điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là
A. 40 J.	B. 2,4 kJ.	C. 24 kJ.	D. 120 J.
Câu 20: Khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm tăng lên gấp đôi thì điện thế tại điểm đó
A. không đổi.	B. tăng gấp đôi.	C. tăng gấp 4.	D. giảm một nửa.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_hk_1.doc