Bài tập trắc nghiệm nhận biết vô cơ Lớp 12

pdf 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm nhận biết vô cơ Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm nhận biết vô cơ Lớp 12
Strangerhoahoc 
Họ và tên:  
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 
11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 
21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 
31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40. 
BÀI KIỂM TRA – 25 phút – 20 câu 
Câu 1: Có 5 lọ mất nhãn đựng các dung dịch : NaNO3, CuCl2, FeCl2, AlCl3, NH4Cl. Để nhận biết 
các dung dịch trên có thể dùng dung dịch 
A. NaOH B. AgNO3 C. H2SO4 D. Na2CO3 
Câu 2: Có các dung dịch : AlCl3, ZnSO4, FeSO4. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây có thể phân 
biệt được các dung dịch trên ? 
A. Quỳ tím B. Dung dịch NH3 C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch BaCl2 
Câu 3: Để nhận biết sự có mặt của các ion : Al3+, Cu2+, Fe3+, Zn2+ trong dung dịch bằng phương 
pháp hoá học, cần dùng ít nhất mấy thuốc thử ? 
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 
Câu 4: Dùng thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch Fe2(SO4)3 và dung dịch 
Fe2(SO4)3 có lẫn FeSO4 ? 
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch NH3. 
C. dung dịch KMnO4/H2SO4. D. dung dịch Ba(OH)2. 
Câu 5: Cho các chất bột : Al, Mg, Fe, Cu. Để phân biệt các chất bột trên chỉ cần dùng ít nhất mấy 
thuốc thử ? 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 
Câu 6: Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt : KCl, (NH4)2SO4, NH4Cl có thể dùng 
A. dung dịch AgNO3 B. dung dịch NaOH C. dung dịch CaCl2 D. dung dịch Ba(OH)2 
Câu 7: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây? 
A. Mg, Al2O3, Al. B. Mg, K, Na. C. Zn, Al2O3, Al. D. Fe, Al2O3, Mg. 
Câu 8: Có các dung dịch NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4, Ba(OH)2. Chỉ dùng thêm quỳ tím thì số 
lượng dung dịch có thể phân biệt được là 
A. 5. B. 3. C. 2. D. 1. 
Câu 9: Tách Ag ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag, Al, Cu, Fe với khối lượng Ag không đổi, có thể dùng 
dung dịch chất nào sau đây ? 
A. Fe(NO3)3 dư. B. AgNO3 dư. C. CuCl2 dư. D. Fe(NO3)2 dư. 
Câu 10. Cho các phát biểu sau: 
A. Để phân biệt dãy các chất NaCl, Na2CO3, Na2SO4, BaCO3, BaSO4 có thể dùng CO2 và H2O 
B. Có thể phân biệt dãy chất KHCO3, NaHSO4, Mg(HCO3)2 , Na2CO3, Ba(HCO3)2 mà không dùng 
thêm thuốc thử nào. 
C. Chỉ dùng thêm HCl có thể phân biệt các chất rắn sau Na2CO3 , NaCl , BaSO4 và CaCO3 
D. Chỉ dùng H2SO4 loãng có thể phân biệt được 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag. 
Số phát biểu đúng là 
dịch chất nào sau đây ? 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Strangerhoahoc 
Câu 11: Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất 
nhãn, ta dùng thuốc thử là 
A. Al. B. Fe. C. CuO. D. Cu. 
Câu 12: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để 
rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là 
A. Vôi sống. B. Cát. C. Muối ăn. D. Lưu huỳnh. 
Câu 13: Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau: 
(1) Do hoạt động của núi lửa. 
(2) Do khí thải công nghiệp, khí thải sinh hoạt. 
(3) Do khí thải từ các phương tiện giao thông. 
(4) Do khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh. 
(5) Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước. 
Những nhận định đúng là: 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 14: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(a) Cho Al vào dung dịch HCl. 
(b) Cho Al vào dung dịch AgNO3. 
(c) Cho Na vào H2O. 
(d) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng. 
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là 
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. 
Câu 15: Một mẫu khí thải có chứa CO2, NO2, N2 và SO2 được sục vào dung dịch Ca(OH)2 dư. 
Trong bốn khí đó, số khí bị hấp thụ là 
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. 
Câu 16: Cho các nhóm tác nhân hóa học sau: 
(1) Ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+. 
(2) Các ion 
  3 2
3 4 4NO , PO , SO ở nồng độ cao. 
(3) Thuốc bảo vệ thực vật. 
(4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh). 
Số tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 17. Dung dịch X không làm đổi màu quỳ tím, dung dịch Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai 
dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là: 
A. KNO3 và Na2CO3. B. Ba(NO3)2 và Na2CO3. 
C. Ba(NO3)2 và K2SO4. D. Na2SO4 và BaCl2. 
Câu 18. Sau bài thực hành hóa học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch chứa các ion Cu2+, 
Zn
2+
, Fe
3+
, Pb
2+
 ... Dùng chất nào sau đây để xử lý sơ bộ các chất thải trên? 
A. Giấm ăn. B. HNO3. C. Nước vôi dư. D. Cồn 90
o
. 
Câu 19. Khí X và NOx là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng mưa axit làm phá hủy các công 
trình bằng đá, kim loạ, đồng thời không khí bị ô nhiễm khí X và NOx có hại cho sức khỏe con 
người. Khí X là khí nào trong các khí sau 
A. SO2 B. CO2. C. H2S. D. CO. 
Câu 20. Nhiên liệu nào sau đây thuộc loại nhiên liệu sạch đang được nghiên cứu sử dụng thay thế 
một số nhiên liệu khác gây ô nhiễm môi trường 
A. Than đá. B. Khi hiđro. C. Xăng, dầu. D. Khí butan (gaz). 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_trac_nghiem_nhan_biet_vo_co_lop_12.pdf