Đề 1 kiểm tra chất lượng ôn thi THPT quốc gia năm 2015 môn: Hóa học thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra chất lượng ôn thi THPT quốc gia năm 2015 môn: Hóa học thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra chất lượng ôn thi THPT quốc gia năm 2015 môn: Hóa học thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU
(Đề thi có 04 trang) 
Mã đề: 002
ĐỀ KTCL ÔN THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Môn: Hóa học 
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Họ và tên thí sinh:................................................. Số báo danh:
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố: 
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137;Mn = 55.
Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. C6H12O6.	B. HF.	C. NaCl.	D. H2O.
Câu 2: Kim loại nào sau đây tan trong nước ở nhiệt độ thường?
A. Sắt.	B. Nhôm.	C. Đồng.	D. Kali.
Câu 3: Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với O2 là 3,125. Cho 10 gam X tác dụng hoàn toàn với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 23,6 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X có thể là
A. CH2=CHCH2COOCH3.	B. CH2=CHCOOCH2CH3.
C. CH3COOCH=CHCH3.	D. CH3CH2COOCH=CH2.
Câu 4: Sục V lít (đktc) CO2 vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được 29,55 gam kết tủa. Giá trị của V là
A. 3,36 lít hoặc 4,48 lít.	B. 4,48 lít hoặc 5,6 lít.	C. 3,36 lít hoặc 5,6 lít.	D. 5,6 lít hoặc 6,72 lít.
Câu 5: Số đồng phân ancol có công thức phân tử C4H10O là
A. 5.	B. 3.	C. 2.	D. 4.
Câu 6: Cho 32,1 gam hỗn hợp chứa CuO, Fe2O3, ZnO vào 1 lít dung dịch HCl 1M vừa đủ, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam muối clorua. Giá trị của m là
A. 67,6 gam.	B. 59,6 gam.	C. 41,85 gam.	D. 49,85 gam.
Câu 7: Phản ứng hóa học nào dưới đây là phản ứng oxi hóa - khử?
A. NaOH + CO2 NaHCO3.	B. CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O.
C. NH3 + HNO3 NH4NO3.	D. 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2.
Câu 8: Dẫn hỗn hợp khí gồm O2, CO2, SO2, N2 vào dung dịch KOH, các khí bị hấp thụ là
A. O2, N2.	B. CO2, SO2.	C. O2, CO2, SO2, N2.	D. CO2, N2.
Câu 9: Hợp chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
A. Axeton.	B. Anđehit fomic.	C. Ancol metylic.	D. Axetilen.
Câu 10: Dãy các chất nào sau đây được dùng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
A. H2O, CO2.	B. H2SO4, KClO3.	C. KMnO4, KClO3.	D. KMnO4, H2O.
Câu 11: Chất có công thức phân tử nào sau đây có thể là phenol?
A. C7H8O.	B. C2H6O.	C. C3H8O3.	D. C6H6.
Câu 12: Có thể chuyển hóa trực tiếp từ lipit lỏng sang lipit rắn bằng phản ứng
A. Tách nước.	B. Hidro hóa.	C. Xà phòng hóa.	D. Đề hidro hóa.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn a mol axit hữu cơ Y được 4a mol CO2. Mặt khác, để trung hòa a mol Y cần vừa đủ 2a mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của Y là
A. HOOC-CH2-CH2-COOH.	B. HOOC-COOH
C. C2H5-COOH.	D. CH3-COOH.
Câu 14: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 180 gam.	B. 120 gam.	C. 150 gam.	D. 60 gam.
Câu 15: Cho hidrocacbon: CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3. Tên thay thế của hidrocacbon là
A. 2,3-đimetylpentan.	B. 3-metylhexan.	C. 2-metylhexan.	D. 3,4-đimetylpentan.
Câu 16: Không dùng chai, lọ thủy tinh để đựng axit nào sau đây?
A. HNO3.	B. HCl.	C. H2SO4 đặc.	D. HF.
Câu 17: Khi đốt cháy hoàn toàn hợp chất hữu cơ luôn thu được chất nào sau đây?
A. N2.	B. CO2 và H2O.	C. H2O.	D. CO2.
Câu 18: Cho các phi kim sau: clo, nitơ, flo, oxi, lưu huỳnh, cacbon. Các phi kim thuộc nhóm halogen là
A. clo và flo.	B. clo, flo và cacbon.	C. clo.	D. oxi, nitơ và flo.
Câu 19: Cho cân bằng hóa học sau: 2SO2(khí) + O2(khí) 2SO3(khí) H < 0.
Nhận xét nào sau đây đúng:
A. Khi tăng áp suất chung của hệ, cân bằng phản ứng không chuyển dịch.
B. Khi tăng áp suất chung của hệ, cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch.
C. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch.
D. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận.
Câu 20: Dung dịch HCl nồng độ 0,001M có giá trị pH là
A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 21: PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ:
	 CH4 C2H2 CH2 = CHCl PVC
Từ 1000 m3 (đktc) khí thiên nhiên có thể điều chế được bao nhiêu kg PVC? Biết khí thiên nhiên chứa 95% metan về thể tích.
A. 178,9 kg.	B. 170 kg.	C. 188,34 kg.	D. 198,8 kg.
Câu 22: Cho lần lượt quỳ tím vào cốc (1) chứa dung dịch NaOH 1M và cốc (2) chứa dung dịch HCl 1M. Nhận xét nào sau đây đúng về sự chuyển màu của quỳ tím?
A. Trong cốc (1) quỳ tím chuyển màu đỏ, trong cốc (2) quỳ tím chuyển màu xanh.
B. Trong cốc (1) quỳ tím chuyển màu xanh, trong cốc (2) quỳ tím chuyển màu xanh.
C. Trong cốc (1) quỳ tím chuyển màu xanh, trong cốc (2) quỳ tím chuyển màu đỏ.
D. Trong cốc (1) và cốc (2) quỳ tím đều không đổi màu.
Câu 23: Trong phân tử NH4NO3 không có loại liên kết hóa học nào sau đây?
A. Liên kết cộng hóa trị.	B. Liên kết cho nhận.
C. Liên kết kim loại.	D. Liên kết ion.
Câu 24: Monome được dùng để sản xuất thủy tinh hữu cơ trong công nghiệp là
A. axit metacrylic.	B. axit acrylic.	C. metyl acrylat.	D. metyl metacrylat.
Câu 25: Cho phương trình: Fe3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O.
Sau khi cân bằng, hệ số các phân tử trong phản ứng lần lượt là
A. (5x - 2y), (46x - 18y), (15x - 6y), 3, (46x - 9y).
B. (5y - 2x), (46y - 18x), (15y - 6x), 1, (23y - 9x).
C. (5x - 2y), (46x - 18y), (15x - 6y), 1, (23x - 9y).
D. (5y - 2x), (46y - 18x), (15y - 6x), 1, (46y - 18x).
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong phân tử anđehit, các nguyên tử chỉ liên kết với nhau bằng liên kết σ.
B. Hợp chất hữu cơ có nhóm –CHO liên kết với H là anđehit.
C. Hợp chất R–CHO có thể điều chế được từ RCH2OH.
D. Anđehit có cả tính khử và tính oxi hóa.
Câu 27: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt mang điện là 32. Cấu hình electron nguyên tử X là
A. 1s22s22p63s23p24s2.	B. 1s22s22p63s23p6.	C. 1s22s22p83s23p2.	D. 1s22s22p63s23p4.
Câu 28: Một dung dịch có chứa 2 loại cation Cu2+ (0,1 mol) và Fe2+ (0,2 mol) cùng 2 loại anion là Cl- (x mol) và SO42-(y mol). Biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 41,4 gam muối khan. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,4 mol và 0,1 mol.	B. 0,27 mol và 0,05 mol.
C. 0,2 mol và 0,2 mol.	D. 0,3 mol và 0,15 mol.
Câu 29: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H2, 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol H2. Đun nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro là 11,6. Số mol Br2 tối đa có thể phản ứng với hỗn hợp Y là
A. 0,1 mol.	B. 0,15 mol.	C. 0,2 mol.	D. 0,3 mol.
Câu 30: Cho 150 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch H3PO4 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được a gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 28,4 gam	B. 24 gam.	C. 25,6 gam.	D. 26,2 gam.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất béo, thu được lượng CO2 và H2O hơn kém nhau 6 mol. Mặt
khác a mol chất béo trên tác dụng tối đa với 800 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của a là
A. 0,15 mol.	B. 0,3 mol.	C. 0,2 mol.	D. 0,25 mol.
Câu 32: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch muối có công thức MSO4 với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây điện phân thấy khối lượng catot tăng 1,95 gam. Kim loại M là
A. Mg.	B. Zn.	C. Fe.	D. Cu.
Câu 33: Công thức tổng quát của dãy đồng đẳng axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2 (n>2).	B. CnH2n+2O2 (n>1).	C. CnH2nO2 (n 1).	D. CnH2nO (n>1).
Câu 34: Thủy phân 102,6 gam mantozơ thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3/NH3 dư vào dung dịch Z, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất phản ứng thủy phân mantozơ là 80%. Giá trị của m là
A. 129,6 gam.	B. 116,64 gam.	C. 86,4 gam.	D. 103,68 gam.
Câu 35: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Saccarozơ.	B. Glucozơ.	C. Fructozơ.	D. Tinh bột.
Câu 36: Cho 1,08 gam một oxit của kim loại M hoá trị n tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 0,112 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch X, cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 2,82 gam hoặc 4,23 gam.	B. 3,63 gam hoặc 5,64 gam.
C. 2,82 gam hoặc 3,63 gam.	D. 5,64 gam hoặc 7,26 gam.
Câu 37: X là ancol no, đơn chức, mạch hở có phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử là 52,17%. Cho 12,65 gam X nguyên chất phản ứng vừa đủ với kim loại natri. Hòa tan hoàn toàn sản phẩm vào nước thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được a gam chất rắn. Giá trị của a là
A. 11 gam.	B. 9,35 gam.	C. 23 gam.	D. 18,7 gam.
Câu 38: Trung hoà hoàn toàn 10,56 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo ra 19,32 gam muối. Amin có công thức là
A. H2NCH2CH2CH2NH2.	B. CH3CH2CH2NH2.
C. H2NCH2CH2NH2.	D. H2NCH2CH2CH2CH2NH2.
Câu 39: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 6,3 gam H2O và 5,6 lít (đktc) khí CO2. Phần trăm theo thể tích của H2 trong X là
A. 35,00%.	B. 53,85%.	C. 65,00%.	D. 28,57%.
Câu 40: Số đồng phân cấu tạo mạch hở có thể có ứng với công thức phân tử C2H4O2 là
A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 41: Các loại hạt cơ bản có trong hạt nhân nguyên tử của hầu hết nguyên tử các nguyên tố là
A. proton, nơtron.	B. nơtron.
C. proton, electron.	D. proton, nơtron, electron.
Câu 42: Dãy hồm các hidrocacbon đều làm nhạt màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là:
A. benzen, axetilen, toluen.	B. benzen, etilen, propen.
C. toluen, etilen, propen.	D. etilen, axetilen, propen.
Câu 43: Đốt cháy hoàn toàn 13,12 lít (ở 1atm và 127oC) hỗn hợp Y gồm một ankan, một ankin, một anđehit có cùng số nguyên tử cacbon thu được 49,6 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch giảm 30,4 gam. Mặt khác cho hỗn hợp Y phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 67,2 gam kết tủa. Phần trăm thể tích tích ankin trong hỗn hợp Y là
A. 35%.	B. 22,2%.	C. 25%.	D. 50%.
Câu 44: Công thức tổng quát của este tạo bởi một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức là
A. CnH2nO2.	B. RCOOR’.	C. CnH2n–2O2.	D. Rb(COO)abR’a.
Câu 45: Cho các chất hữu cơ: C2H5OH, CH3COOH, HCOOCH3, C2H6. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. C2H5OH.	B. CH3COOH.	C. HCOOCH3.	D. C2H6.
Câu 46: Chất nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ?
A. Axit axetic.	B. Metylamin.	C. Amoniac.	D. Axit glutamic.
Câu 47: Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Dễ nóng chảy.	B. Dẫn điện.	C. Có ánh kim.	D. Dẫn nhiệt.
Câu 48: 
Cho sơ đồ điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm
(Chương trình hóa học lớp 10)
Vai trò bông tẩm NaOH trong thí nghiệm trên là
A. Làm mát ống thủy tinh dẫn khí SO2.	B. Hạn chế SO2 thoát ra ngoài không khí.
C. Ngăn không khí đi vào bình đựng SO2.	D. Loại bỏ lượng H2SO4 thoát cùng khí SO2.
Câu 49: Oxit kim loại nào sau đây bị khử bởi H2 ở nhiệt độ cao?
A. CuO.	B. CaO.	C. MgO.	D. Na2O.
Câu 50: Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.	B. lysin, metyl amin, amoniac.
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit.	D. metyl amin, amoniac, anilin.
----------------------------------------------\
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc1_1_002.doc