BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM HỮU CƠ 12 SỐ III (13-01-2017) Câu 1: Metylacrylat có công thức là A. C3H7COOCH3. B. C2H3COOH. C. C2H3COOCH3. D. C2H5COOCH3 Câu 2: Kết tủa tạo thành khi nhỏ nước brom vào A. anilin. B. ancol etylic. C. axit axetic. D. benzen.. Câu 3: Axit nào sau đây không phải là axit tạo ra chất béo A. Axit stearic B. Axit panmitic C. Axit acrylic D. axit oleic Câu 4: Poli(vinyl clorua) được điều chế từ phản ứng trùng hợp A. CH3-CH=CHCl. B. CH2=CH-CH2Cl C. CH3CH2Cl. D. CH2=CHCl. Câu 5: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc: A. Axit axetic B. Glucozo C. Etylamin D. Rượu etylic Câu 6: Chất được dùng để tẩy trắng nước đường trong quá trình sản đường saccarozơ từ cây mía là: A. nước gia-ven B. SO2. C. Cl2. D. CaOCl2. Câu 7: Dãy đồng đẳng của amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là A. CnH2n+1N (n ≥ 1). B. CnH2n+3NH2 (n ≥ 3). C. CnH2n+3N (n ≥ 1). D. CnH2n+2N (n ≥ 2). Câu 8: Tơ lapsan thuộc loại tơ A. thiên nhiên. B. poliamit. C. Polieste. D. nhân tạo. Câu 9: Tính hệ số polime hóa của nilon -6 biết phân tử khối là 226000? A. 200 B. 2000 C. 1500 D. 1700 Câu 10: Công thức của amin chứa 23,729% khối lượng nitơ là công thức nào sau? A. C2H5NH2 B. (CH3)2NH C. C6H5NH2 D. (CH3)3N Câu 11: Polime được dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là A. poli (metyl metacrylat). B. poli( metyl acrylat). C. poli (phenol – fomanđehit). D. poli (vinyl axetat). Câu 12: Cho 9,3 gam anilin tác dụng với brom dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của ma là A. 33 B. 36 C. 30 D. 39 Câu 13: Xà phòng hóa hoàn toàn 44,5 gam tristearin bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam xà phòng. Giá trị của m là A. 45,9 B. 49,5. C. 54,9. D. 94,5. Câu 14: Cho ancol isoamylic tác dụng với axit axetic để điều chế dầu chuối, người ta thu được một hỗn hợp gồm dầu chuối, axit dư và ancol dư. Để tách dầu chuối ra khỏi hỗn hợp trên, người ta cho vào hỗn hợp một dung dịch X vừa đủ, khi đó axit tan vào lớp nước. Hỗn hợp ancol và dầu chuối hòa tan trong nhau tách thành lớp riêng. Chưng cất hỗn hợp này để tách dầu chuối ra khỏi ancol. Dung dịch X được dùng trong thí nghiệm này là A. dung dịch NaOH. B. nước vôi trong. C. dung dịch Na2CO3 D. benzen. Câu 15: Cho các este sau thủy phân trong môi trường kiềm :C6H5–COO–CH3 ; HCOOCH = CH – CH3 ;HCOOCH=CH2 CH3COOCH = CH2 ; C6H5–OOC–CH=CH2 ; C6H5–OOC–C2H5 ; HCOOC2H5 ;C2H5–OOC–CH3 . Có bao nhiêu este khi thủy phân thu được ancol: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 16: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 17: Có các dung dịch (1) Alanin; (2) Axit Glutamic; (3) metylamin; (4) Lysin và (5) CH3COONa. Trong các dung dịch trên, các dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh là: A. (1), (3), (5) B. (3), (4), (5) C. (1), (2), (3), (5) D. (1), (2), (3) Câu 18: Xét các chất: etyl axetat (1), ancol etylic (2), axit axetic (3). Các chất trên được xếp theo nhiệt độ sôi tăng dần (từ trái sang phải) là A. 2 < 3 < 1. B. 1 < 2 < 3 . C. 2 < 1 < 3. D. 1 < 3 < 2 . Câu 19: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là : A. (4), (1), (5), (2), (3). B. (3), (1), (5), (2), (4). C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (4), (2), (5), (1), (3). Câu 20: 200ml dung dịch aminoaxit X 0,1M tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch H2SO4 0,05M. Mặt khác lượng dung dịch aminoaxit trên tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4% tạo ra 3,82 gam muối. Công thức của X là: A. H2N-CH2-COOH B. H2NC2H3(COOH)2 C. H2NC3H5(COOH)2 D. (H2N)2C3H5COOH Câu 21: Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 22: Trong các chất: glyxin; glixerol; metylamoni fomat; phenol; etylamoni clorua; phenyl axetat và tripanmitin số chất phản ứng được với dung dịch KOH là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 23: Cho các chất sau, có bao nhiêu chất làm mất màu nước brom: SO2; CO2; C2H4, C6H5CH3; C6H5OH (phenol); HCOOH, C6H12O6 (glucozo), C12H22O11 (saccarozo), PVC. A. 6 B. 5 C. 7 D. 4 Câu 24: Trong số các dung dịch sau: (1) glucozơ, (2) 3-monoclopropan-1,2-điol (3MCPD), (3) etilenglicol, (4) KOH loãng, (5) tripeptit, (6) axit axetic, (7) propan-1,3-điol. Số các dung dịch hoà tan được Cu(OH)2 là A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 25: Hợp chất A có công thức phân tử C8H8O2, khi cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch chứa 2 muối. Số công thức cấu tạo đúng của A là: A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 26: X là một chất hữu cơ đơn chức chứa 54,54 % C, 9,09%H, 36,37%O. X không tác dụng với Na nhưng tác dụng với dung dịch NaOH. Cho 8,8 gam X tác dụng hết với NaOH thu được 9,6 gam muối.Công thức cấu tạo phù hợp của X là A. CH3–COOCH2–CH3 B. HCOOCH2–CH3 C. CH3–CH2–COOCH3 D. CH3–COO–CH=CH2 Câu 27: Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 10,0 gam X trong 200 ml dung dịch NaOH 0,3M, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,64 gam chất rắn khan. Vậy tên gọi của X là A. anlyl axetat. B. metyl metacrylat. C. vinyl propionat. D. etyl acrylat. Câu 28: Một amin axit X chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH, trong đó oxi chiếm 35,955% khối lượng. Lấy 13,35 gam X cho tác dụng 200ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 18,65 gam B. 16,65 gam C. 21,35 gam D. 16,9 gam Câu 29: Khi thủy phân a gam một chất béo X thu được 0,92 gam glixerol, 3,02 gam natri linoleat C17H31COONa và m gam natri oleat C17H33COONa. Tính m? A. 2,8 gam B. 5,6g gam C. 3,04 gam D. 6,08 gam Câu 30: Rỉ đường là dung dịch dạng keo nhớt chứa 90% khối lượng saccarozo. Một trong những ứng dụng của rỉ đường là tráng bạc. Tính khối lượng rỉ đường để tráng được một lớp bạc nặng 1,08 kg biết phản ứng thủy phân saccarozo đạt hiệu suất 90% và phản ứng tráng bạc đạt hiệu suất 95%? A. 855 gam B. 1000 gam C. 1111 gam D. 950 gam Câu 31: Có các phát biểu sau: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm luôn thu được glixerol. Triolein làm mất màu nước brom. Chất béo không tan trong nước và nhẹ hơn nước. Benzyl axetat là este có mùi chuối chín. Đốt cháy etyl axetat thu được số mol nước bằng số mol khí cacbonic. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 32: Cho các phát biểu sau: (a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol. (b) Ở nhiệt độ thường, C2H4 oxi hóa được nước brom. (c) Đốt cháy hoàn toàn este no mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. (d) Tất cả các aminoaxit đều có tính lưỡng tính do đó dung dịch đều có pH=7 . Số phát biểu không đúng là A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 33: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (1) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. (2) Có thể phân biệt ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ, fructozơ bằng nước brom. (3) Thuỷ phân hoàn toàn xenlulozơ và tinh bột trong môi trường axit đều thu được glucozơ. (4) Hiđro hoá saccarozơ với xúc tác Ni, t0 thu được sobitol. (5) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại cả ở dạng mạch hở và mạch vòng. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 34: Đun nóng 22,2 gam hỗn hợp 2este đồng phân có cùng công thức phân tử C3H6O2 với 200 ml dung dịch NaOH a M (dư) . Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được 24 gam chất rắn khan và hỗn hợp ancol (Q). Đun Q với H2SO4 đặc, thu được tối đa 8,3 gam hỗn hợp ete. Giá trị của a là: A. 3 B. 2,4 C. 3,2 D. 1,6 Câu 35: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no có một liên kết C=C và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn trong hỗn hợp F là: A. 8,64 gam. B. 4,68 gam. C. 9,72 gam. D. 8,10 gam.
Tài liệu đính kèm: