Đề 1 kiểm tra 1 tiết năm học: 2011 - 2012 môn: Hóa học 12

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra 1 tiết năm học: 2011 - 2012 môn: Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra 1 tiết năm học: 2011 - 2012 môn: Hóa học 12
TRƯỜNG THPT CÁI BÈ
TỔ: HÓA HỌC
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
NĂM HỌC: 2011 - 2012
MÔN: HÓA HỌC 12 (Ngày 11/11/2011)
Thời gian: 50 phút
MÃ ĐỀ: 132
Đề kiểm tra gồm 40 câu in trên 03 trang A4.
...
Câu 1: Cho các dung dịch : etylamin, glyxin, axit glutamic. Để phân biệt các dung dịch này chỉ cần dùng
A. dung dịch KOH.	B. dung dịch HCl.	C. dung dịch quỳ tím.	D. dung dịch brom.
Câu 2: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng ?
A. poliacrilonitrin	B. polistiren
C. policaproamit (nilon-6)	D. poli(metyl metacrylat)
Câu 3: Số đồng phân amin bậc III của C4H11N là :
A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 4: Thuỷ phân một peptit: Ala-Gly-Glu-Val-Lys thì trong sản phẩm thu được sẽ không chứa peptit nào dưới đây?
A. Ala-Gly-Glu.	B. Glu-Val.	C. Gly-Glu-Val.	D. Glu-Lys.
Câu 5: Cho sơ đồ biến hoá: Alanin X Y. Y là chất nào sau đây?
A. CH3-CH(NH3Cl)-COOH.	B. CH3-CH(NH3Cl)-COONa
C. CH3-CH(NH2)-COONa	D. NH2-CH2-COOH
Câu 6: Cho một loại protein chứa 0,32 % lưu huỳnh về khối lượng. Giả sử trong phân tử chỉ chứa 2 nguyên tử S, phân tử khối của loại protein đó là :
A. 200	B. 1000	C. 10000	D. 20000.
Câu 7: Khi thủy phân 100 gam protein X thu được 35,6 gam alanin. Số măt xich alanin trong 1 phân tử X là ( M = 20000 g/mol )
A. 88	B. 70	C. 90.	D. 80
Câu 8: Để phân biệt phenol, anilin, benzen bằng phương pháp hóa học, ta cần dùng:
A. Kim loại Na	B. Quì tím
C. Dung dịch Brôm, Na	D. Quì tím, Na.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn polietylen, toàn bộ sản phẩm cháy cho qua bình đựng dd Ca(OH)2 dư, được 10 gam kết tủa. Khối lượng bình đựng dd Ca(OH)2 thay đổi như thế nào?
A. tăng 4,4 g	B. giảm 3,8 g	C. giảm 5,6 g	D. tăng 6,2 g
Câu 10: Cho các phản ứng:	 NH2CH2COOH + HCl → NH3+CH2COOH Cl–;
 NH2CH2COOH + NaOH → NH2CH2COONa + H2O
	Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic
A. chỉ có tính axit.	B. có tính chất lưỡng tính.
C. chỉ có tính bazơ.	D. có tính oxi hóa và tính khử.
Câu 11: Với sơ đồ phản ứng ở bên dưới thì chất B là chất nào:
A. Một loại muối clorua	B. anilin
C. Natri phenolat	D. Nitro benzen
Câu 12: Trong số các polime sau đây: tơ tằm, sợ bông, len, tơ enan, tơ visco, sợi đay, nilon-6,6, tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là
A. tơ tằm, sợi bông, nilon-6,6.	B. sợi bông, len, tơ enan, nilon-6,6.
C. tơ visco, sợi bông, sợi đay, tơ axetat.	D. sợi bông, len, tơ axetat, tơ visco.
Học sinh nhớ ghi mã đề vào phiếu trả lời
Câu 13: Cho x gam etylamin phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được x+7,3 gam một hợp chất hữu cơ.Giá trị của x là:
A. 0,9	B. 5,4	C. 4,5	D. 9
Câu 14: Cho m g anilin tác dụng với dd HCl dư thu được 15,54 g muối khan. Hiệu suất phản ứng đạt 80% . m có giá trị là :
A. 13,95g	B. 11,16g	C. 12,5g	D. 8,928g
Câu 15: Một loại cao su lưu hoá chứa 2% lưu huỳnh. Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su thì trung bình số mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S-S- là
A. 46	B. 54	C. 25	D. 52
Câu 16: Polime X (chứa C, H, Cl) có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35.000. Công thức một mắt xích của X là
A. – CCl = CCl – .	B. – CH = CCl – .	C. – CH2 – CHCl – .	D. – CHCl – CHCl – .
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X , thu được 16,8 lít CO2 , 2,8 lít N2 (đkc) và 20,25 gam H2O . CTPT của X là :
A. C3H9N	B. C2H7N	C. C4H9N	D. C3H7N
Câu 18: Khi clo hóa PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% clo. Như vậy, trung bình 1 phân tử clo tác dụng với số mắt xích PVC là
A. 3	B. 2.	C. 4	D. 1
Câu 19: Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,05 mol H2SO4 loãng. Khối lượng muối thu được bằng bao nhiêu gam?
A. 14,2g.	B. 28,4g.	C. 7,1g.	D. 19,1g.
Câu 20: Chất nào sau đây có phản ứng màu biure?
(a) H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2CH2COOH; 	 (b) H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH; 
(c) Ala-Glu-Val; (d) Ala-Gly ; (e) Ala-Glu-Val-Ala
A. (b) ; (c) ; (e)	B. (a) ; (c) ; (e)	C. (a) ; (b) ; (c)	D. (b) ; (c) ; (d)
Câu 21: Sau khi trùng hợp 1 mol etilen thì thu được sản phẩm có phản ứng vừa đủ với 16 gam brom. Hiệu suất phản ứng và khối lượng polime thu được là
A. 80% ; 22,4 gam.	B. 90% ; 25,2 gam.	C. 20% ; 25,2 gam.	D. 10%; 28 gam.
Câu 22: Cao su Buna –N được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp :
A. Buta-1,3-đien với nonen	B. Buta-1,3-đien với acrilonitrin
C. Buta-1,3-đien với nonan	D. Buta-1,3-đien với stiren
Câu 23: Bản chất của quá trình lưu hoá cao su là tạo ra
A. cầu nối –C-C-	B. cầu nối –C-S-	C. cầu nối –S-S-	D. cầu nối –O-O-
Câu 24: Protit là một polipeptit , khi thuỷ phân đến cùng một protit thì được
A. Glyxerol và các muối của amino axít
B. Một hỗn hợp các polipeptit có mạch C ngắn hơn
C. Một hỗn hợp các đipeptit
D. Một hỗn hợp các amino axít
Câu 25: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?
A. H2NCH2CONHCH2CH2COOH.
B. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.
C. H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH.
D. H2NCH(CH3)CONHCH2CONHCH(CH3)COOH
Câu 26: Trong các tên gọi dưới đây tên nào phù hợp với chất C6H5 –CH2 – NH2
A. Anilin	B. Phenyl amin	C. Benzyl amin	D. Phenyl metylamin
Câu 27: Chất (A) CxHyNt có %N=31,11%, A + HCl RNH3Cl. CTCT của (A) là:
A. CH3-CH2-CH2-NH2	B. C2H5NH2 và CH3-NH-CH3
C. C2H5NH2	D. CH3-NH-CH3
Học sinh nhớ ghi mã đề vào phiếu trả lời
Câu 28: các chất sau: C6H5NH2 (1); C2H5NH2 (2); (C2H5)2NH (3); NaOH (4); NH3 (5). Trật tự tăng dần lực bazơ (từ trái qua phải là:
A. (1), (2), (5), (3), (4)	B. (1), (5), (2), (3), (4)	C. (2), (1), (3), (5), (4)	D. (1), (5), (3), (2), (4)
Câu 29: Đốt cháy polipropilen thu được khí CO2 và hơi nước có tỉ lệ số mol là :
A. 1:1	B. 1:2	C. 2:1	D. 3:1
Câu 30: Thủy phân 28(g) một Polipeptit(X) với hiệu suất đạt 80%,thi thu được 28,08(g) một - aminoacid (Y). Xác định Công thức cấu tạo của Y?
A. H2NCH2COOH	B. H2NCH(C2H5)COOH
C. H2N(CH2)2COOH.	D. H2NCH(CH3)COOH.
Câu 31: Tìm phát biểu sai:
A. Tơ capron (tơ nilon – 6) là tơ poliamit
B. Tơ visco là tơ thiên nhiên vì có nguồn gốc từ xenlulozơ
C. Tơ tằm là tơ thiên nhiên.
D. Tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp
Câu 32: Từ glyxin và alanin có thể tạo ra mấy chất đipeptit
A. 2 B. 3 C. 4	 D. 1
Câu 33: Thủy phân không hoàn toàn tetrapeptit X, ngoài các α–aminoaxit còn thu được các dipeptit : Gly-Ala, Phe-Val, Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X ?
A. Ala-Vla-Phe-Gly	B. Gly-Ala-Val-Phe	C. Gly-Ala-Phe-Val	D. Val-Phe-Gly-Ala
Câu 34: Đốt cháy 2 mol amino axit H2N-(CH2)n-COOH phải cần số mol oxi là:
A. (2n + 3)/4 mol	B. (6n + 3)/4 mol	C. (2n + 3)/2 mol	D. (6n + 3)/2 mol
Câu 35: Cho từng chất H2N−CH2−COOH, CH3−COOH, CH3−COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH và với dung dịch HCl. Số phản ứng xảy ra là:
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 6.
Câu 36: Khối lượng của 1 đoạn mạch tơ capron là 12995 và tơ nilon-6,6 là 25312.Số mắc xích trong đoạn mạch trên là:
A. 115 và 112	B. 102 và 112	C. 102 và 119	D. 115 và 119
Câu 37: Polietilen được tr.hợp từ etilen. Hỏi 280 gam polietilen đã được trùng hợp từ bao nhiêu p.tử etilen?
A. 3.6,02.1023	B. 5.6,02.1023	C. 15.6,02.1023	D. 10.6,02.1023
Câu 38: Ứng với công thức C4H9NO2 có bao nhiêu amino axit đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 5.	B. 4.	C. 3.	D. 6.
Câu 39: Cho m gam anilin tác dụng hết với dung dịch Brom thu được 9,9 gam kết tủa .Vậy m là
A. 1,86gam	B. 2,79gam	C. 3,82gam	D. 0,93gam
Câu 40: Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím
B. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.
C. Phân tử các amino axit chỉ có một nhóm NH2 và một nhóm COOH
D. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím
----------- HẾT ----------
(Cho: C=12; N=14; Cl=35,5; S=32; H=1; O=16; Na=23; Ba=137; Ca=40; Br=80)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_1_TIET.doc