Bài tập trắc nghiệm hóa 12 phần vô cơ, hữu cơ và hóa môi trường

doc 8 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1256Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm hóa 12 phần vô cơ, hữu cơ và hóa môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm hóa 12 phần vô cơ, hữu cơ và hóa môi trường
I. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ thuộc chương trình phổ thông: 6
1. Tinh chế, phân biệt, sơ đồ, phản ứng
Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí
A. N2, NO2, CO2, CH4, H2.	B. NH3, SO2, CO, Cl2.
C. N2, Cl2, O2, CO2, H2.	D. NH3, O2, N2, CH4, H2. Đề thi TSCĐ 2007
Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
 A. nước brom.
 B. CaO
 C. dung dịch Ba(OH)2
 D. dung dịch NaOH
 Đề thi TSCĐ 2009
 Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó thêm (giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%) A. c mol bột Al vào Y. 	B. c mol bột Cu vào Y.
 C. 2c mol bột Al vào Y.	D. 2c mol bột Cu vào Y. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007
Để phân biệt CO2 và SO2 chỉ cần dùng thuốc thử là
A. nước brom. B. CaO. C. dung dịch Ba(OH)2.	 D. dung dịch NaOH. Đề thi TSCĐ 2009
 Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là A. Fe. B. CuO.	 C. Al.	 D. Cu. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007
Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. Zn. B. Al.	C. giấy quỳ tím.	D. BaCO3. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
 A. Mg, Al2O3, Al.
 B. Mg, K, Na
 C. Zn, Al2O3, Al
 D. Fe, Al2O3, Mg
 Đề thi TSCĐ 2009
 Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa
A. NaCl. B. NaCl, NaOH, BaCl2.
C. NaCl, NaOH. D. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là
A. 3. B. 2.	C. 1. D. 4. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
 Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 4. B. 1.	 C. 3.	D. 2. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007
Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2 dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.	B. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.
C. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.	D. HNO3, NaCl, Na2SO4. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Cho các dung dịch: HCl, NaOH đặc, NH3, KCl. Số dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch
A. NH3 (dư).	B. NaOH (dư).	C. AgNO3 (dư).	D. HCl (dư).
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 4.	B. 6.	C. 3.	D. 2. Đề thi TSCĐ 2008
Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là A. 4. B. 2.	 C. 5.	 D. 3. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
 Thí nghiệm nào sau đây có kết tủa sau phản ứng?
 A. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Cr(NO3)3.
 B. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3
 C. Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4])
 D. Thổi CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
 Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
 Các khí có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp là
A. Cl2 và O2.	B. H2S và Cl2.	C. NH3 và HCl.	D. HI và O3. Đề thi TSCĐ 2007
Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong một dung dịch là:
 A. Al3+, , Br-, OH-.
 B. Mg2+, K+, , 
 C. H+, Fe3+, , 
 D. Ag+, Na+, , Cl-. Đề thi TSCĐ 2009
Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.	B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.	D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
Có các thí nghiệm sau:
(I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (II) Sục khíSO2 vào nước brom.
(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.
(IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là
A. 2. B. 1.	 C. 3.	D. 4. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
 Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là
A. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO.	B. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3.
C. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3.	D. Fe2O3. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
 Cho các phản ứng sau :
H2S + O2 (dư) Khí X + H2O NH3 + O2 Khí Y + H2O
	NH4HCO3 + HCl loãng ® Khí Z + NH4Cl + H2O Các khí X, Y, Z thu được lần lượt là 
A. SO3, NO, NH3
B. SO2, N2, NH3
C. SO2, NO, CO2
D. SO3, N2, CO2
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):
Các dd (dung dịch) X, Y, Z lần lượt là:
A. FeCl3, H2SO4 (đặc, nóng), Ba(NO3)2.	B. FeCl3, H2SO4 đặc nóng, BaCl2.
C. FeCl2, H2SO4 đặc nóng, BaCl2.	D. FeCl3, H2SO4 đặc nóng, Ba(NO3)2. Đề thi TSCĐ 2008
Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là:
A. KMnO4, NaNO3.	 B. Cu(NO3)2, NaNO3.	 C. CaCO3, NaNO3.	 D. NaNO3, KNO3.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
 Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là
A. Mg.	B. Al.	C. Zn.	D. Fe. Đề thi TSCĐ 2007
Câu 26: Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường? 
A. H2S và N2. B. H2 và F2. C. CO và O2. D. Cl2 và O2. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 27: Cho 4 dung dịch: H2SO4 loãng, AgNO3, CuSO4, AgF. Chất không tác dụng được với cả 4 dung dịch trên là 
A. KOH. B. NH3. C. NaNO3. D. BaCl2. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 28: Có các phát biểu sau: 
(1) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. (2) Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5. 
(3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo. (4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 
Các phát biểu đúng là: 
A. (1), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (4). Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 29: Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là 
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 30: Phát biểu không đúng là: 
A. Tất cả các nguyên tố halogen đều có các số oxi hoá: -1, +1, +3, +5 và +7 trong các hợp chất. 
B. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 12000C trong lò điện. 
C. Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon. 
D. Hiđro sunfua bị oxi hoá bởi nước clo ở nhiệt độ thường. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 31: Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là: 
A. Zn, Cu, Fe. B. CuO, Al, Mg. 
C. Zn, Ni, Sn. D. MgO, Na, Ba. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon. 
B. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch NH4NO2 bão hoà. 
C. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô. 
D. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2010
Câu 33: Cho sơ đồ chuyển hoá: 
P2O5 X Y Z. 
Các chất X, Y, Z lần lượt là: 
A. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4. B. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4. 
C. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4. D. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2010 
Câu 34: Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch 
A. NaHS. B. NaOH. C. Pb(NO3)2. D. AgNO3. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2010
Câu 35: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là 
A. 5. B. 6. C. 4. D. 7. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2010
Câu 36: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: 
CaO CaCl2 Ca(NO3)2 CaCO3. 
Công thức của X, Y, Z lần lượt là: 
A. HCl, HNO3, Na2CO3. B. Cl2, AgNO3, MgCO3. 
C. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3. D. Cl2, HNO3, CO2. Đề thi TSCĐ 2010
Câu 37: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là 
A. AlCl3. B. CuSO4. C. Fe(NO3)3. D. Ca(HCO3)2. Đề thi TSCĐ 2010
Câu 38: Hoà tan hỗn hợp gồm: K2O, BaO, Al2O3, Fe3O4 vào nước (dư), thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là 
A. K2CO3. B. Fe(OH)3. C. Al(OH)3. D. BaCO3. Đề thi TSCĐ 2010
Câu 39: Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch NH4NO3 với dung dịch (NH4)2SO4 là 
A. đồng(II) oxit và dung dịch HCl. B. kim loại Cu và dung dịch HCl. 
C. dung dịch NaOH và dung dịch HCl. D. đồng(II) oxit và dung dịch NaOH. Đề thi TSCĐ 2010
Câu 40: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: NaCl, NaHSO4, HCl là 
A. BaCO3. B. BaCl2. C. NH4Cl. D. (NH4)2CO3. Đề thi TSCĐ 2010
Câu 41: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). 
(3) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3.
(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4]). (6)Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4.
 Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2011
Câu 42: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S.
(3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. 
(5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH. (6) Cho khí O3 tác dụng với Ag.
(7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2011
Câu 43: Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh. 
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước. 
C. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ. 
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2011
Câu 44: Cho dãy các chất: SiO2, Cr(OH)3, CrO3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là 
A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2011
Câu 45: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là: 
A. Cu, Fe, Al. B. Fe, Al, Cr. C. Cu, Pb, Ag. D. Fe, Mg, Al. Đề thi TSCĐ 2011
Câu 46: Tiến hành các thí nghiệm sau: 
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4; (2) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4; 
(3) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Na2SiO3; (4) Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Ca(OH)2; 
(5) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3; 
(6) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. 
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là 
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4. Đề thi TSCĐ 2011
Câu 47: Cho các chất: KBr, S, SiO2, P, Na3PO4, FeO, Cu và Fe2O3. Trong các chất trên, số chất có thể bị oxi hóa bởi dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng là 
A. 4. B. 5. C. 7. D. 6. Đề thi TSCĐ 2011
Câu 48: Để nhận ra ion NO3− trong dung dịch Ba(NO3)2, người ta đun nóng nhẹ dung dịch đó với 
A. kim loại Cu. B. dung dịch H2SO4 loãng. 
C. kim loại Cu và dung dịch Na2SO4. D. kim loại Cu và dung dịch H2SO4 loãng. Đề thi TSCĐ 2011
Câu 49: Có 4 ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3, 4. Mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch AgNO3, ZnCl2, HI, Na2CO3. Biết rằng: 
- Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 3 tác dụng được với nhau sinh ra chất khí; 
- Dung dịch trong ống nghiệm 2 và 4 không phản ứng được với nhau. 
Dung dịch trong các ống nghiệm 1, 2, 3, 4 lần lượt là: 
A. ZnCl2, HI, Na2CO3, AgNO3. B. ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3. 
C. AgNO3, HI, Na2CO3, ZnCl2. D. AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2. Đề thi TSCĐ 2011
II. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ thuộc chương trình phổ thông: 6
Pư, tính chất hóa học
Dãy gồm các chất đều tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, là:
A. anđehit axetic, butin-1, etilen.	B. anđehit axetic, axetilen, butin-2.
C. axit fomic, vinylaxetilen, propin.	D. anđehit fomic, axetilen, etilen.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007
Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic. B. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.
C. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic. D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ. 
 Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
 Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 2.	 B. 3.	 C. 5.	D. 4. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là
A. 3.	B. 2.	C. 1.	D. 4. Đề thi TSCĐ 2008
Cho dãy các chất: C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5. Đề thi TSCĐ 2008
Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là
A. 4.	 B. 5. C. 3.	D. 6. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
A. 5.	 B. 6.	 C. 8.	D. 7. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Cho các chất: rượu (ancol) etylic, glixerin (glixerol), glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là
A. 2.	 B. 1.	 C. 4.	D. 3. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là
A. CH3COOH.	B. CH3OH.	C. CH3NH2.	D. CH3COOCH3.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, đều tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 6. Đề thi TSCĐ 2007
Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là: A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
 Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là A. 3.	B. 1.	 C. 4.	 D. 2. Đề thi TSCĐ 2007
Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 6.	 B. 4. C. 5. D. 3. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Cho từng chất H2N−CH2−COOH, CH3−COOH, CH3−COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH (to) và với dung dịch HCl (to). Số phản ứng xảy ra là
A. 3.	B. 6.	C. 4.	D. 5. Đề thi TSCĐ 2009
 Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là:
 A. (2), (3), (4).	B. (1), (2), (4).	 C. (1), (2), (3).	 D. (1), (3), (4). Đề thi TSCĐ 2008
Câu 16: Phát biểu đúng là: 
A. Axit nucleic là polieste của axit photphoric và glucozơ. 
B. Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α-aminoaxit. 
C. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm. 
D. Enzim amilaza xúc tác cho phản ứng thủy phân xenlulozơ thành mantozơ. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 17: Trong các chất: xiclopropan, benzen, stiren, metyl acrylat, vinyl axetat, đimetyl ete, số chất có khả năng làm mất màu nước brom là 
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2010
 Câu 18: Cho các phát biểu sau: 
(a) Khi đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X bất kì, nếu thu được số mol CO2 bằng số mol H2O thì X là anken. 
(b) Trong thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon. 
(c) Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị. 
(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau. 
(e) Phản ứng hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định. 
(g) Hợp chất C9H14BrCl có vòng benzen trong phân tử. 
Số phát biểu đúng là 
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2011
Liên kết H, tính axit – bazơ, nhận biết
Cho các chất HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); C6H5OH (phenol) (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo tính axit tăng dần (từ trái sang phải) là:
A. (T), (Y), (X), (Z).	B. (X), (Z), (T), (Y).	C. (Y), (T), (Z), (X).	D. (Y), (T), (X), (Z).
Đề thi TSCĐ 2009
 Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol (rượu) etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
A. T, X, Y, Z.	B. T, Z, Y, X.	C. Z, T, Y, X.	D. Y, T, X, Z.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:
A. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH.	B. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH.
C. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.	D. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2008
Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:
A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.	B. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.
C. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.	D. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
 Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac.	B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit.	D. metyl amin, amoniac, natri axetat.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là 
A. dung dịch phenolphtalein.	B. dung dịch NaOH.
C. nước brom.	D. giấy quì tím. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được tất cả các dung dịch riêng biệt sau:
A. saccarozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic, rượu (ancol) etylic.
B. glucozơ, lòng trắng trứng, glixerin (glixerol), rượu (ancol) etylic.
C. lòng trắng trứng, glucozơ, fructozơ, glixerin (glixerol).
D. glucozơ, mantozơ, glixerin (glixerol), anđehit axetic. Đề thi TSCĐ 2007
Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm?
A. 5. B. 6.	 C. 3.	D. 4. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
Tổng hợp, sơ đồ
Phát biểu đúng là:
A. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp.
B. Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac.
C. Cao su thiên nhiên là sản phẩm trùng hợp của isopren.
D. Tính axit của phenol yếu hơn của rượu (ancol). Đề thi TSĐHCĐ khối A 2008 
Phát biểu không đúng là:
A. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic.
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.
C. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.
D. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.
C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
D. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni. Đề thi TSĐHC

Tài liệu đính kèm:

  • doc14_chuyen_de_hoa_10_11_12.doc