Bài ôn tập môn hóa 12 - Câu hỏi ôn tập chương VI trường THPT Nguyễn Du

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1746Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập môn hóa 12 - Câu hỏi ôn tập chương VI trường THPT Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài ôn tập môn hóa 12 - Câu hỏi ôn tập chương VI trường THPT Nguyễn Du
Trường THPT Nguyễn Du 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VI
Kim loại kiềm gồm các nguyên tố : 
 A. Be, Na, K, Rb, Cs. B. Li, Na, K, Rb, Cs. 	 C. Li, Al, Ca, Rb, Cs. D. Be, Mg, Ca, Sr, Ba.
 Vị trí của Al (Z=13) trong bảng tuần hoàn là
 A. chu kì 4, nhóm VIB. B. chu kì 3, nhóm IIIB. C. chu kì 4, nhóm IIIA. D. chu kì 3, nhóm IIIA.
Cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z =12) là
 A. 1s22s22p63s2. 	 B. 1s22s22p6. 	 C. 1s22s22p63s1. 	 D. 1s22s22p63s23p1.
 Mô tả nào dưới đây về tính chất vật lí của nhôm là chưa chính xác ?
 A. Màu trắng bạc	 B. Là kim loại nhẹ
 C. Mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng	 D. Dẫn điện tốt hơn Fe và Cu 
Ứng dụng nào sau đây không phải của Ca(OH)2 ?
 A. Chế tạo vữa xây nhà. B. Khử chua đất trồng trọt.
 C. Bó bột khi bị gãy xương. D. Chế tạo clorua vôi là chất tẩy trắng và khử trùng.
Dãy nào sau đây tất cả các chất tác dụng được với Al (bột)
 A. O2, Cl2, dd HCl, dd HNO3 loãng, dd NaOH, Fe2O3, dd CuSO4, AgNO3 
 B. dd NaOH, Cl2, dd HCl, dd HNO3 đặc , nguội , dd Na2SO4 , dd CuSO4.
 C. O2, dd HNO3 loãng , dd FeCl3, H2SO4 loãng , dd KOH, H2SO4 đặc , nguội , dd NaCl 
 D. dd FeCl2, dd H2SO4 loãng , dd KOH, H2SO4 đặc , nguội , dd NaNO3 , dd CuSO4.
Một loại nước có chứa Mg(HCO3)2 và CaCl2 là loại nước gì ?
 A. Nước cứng tạm thời	 B. Nước cứng vĩnh cửu
 C. Nước cứng toàn phần	 D. Nước mềm
 Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là
 A. NaOH, CO2, H2. B. Na2O, CO2, H2O.	 C. Na2CO3, CO2, H2O. D. NaOH, CO2, H2O.
 Dãy gồm các chất tác dụng với dung dịch HCl tạo CO2.
 A. K2CO3, NaCl, Na2CO3.	 B. NaHCO3, Na2CO3, CaCO3. 
 C. NaNO3, CaCO3, Na2CO3.	 D. NaCl, NaNO3, K2CO3.
 Dãy gồm các chất tác dụng với nước ở điều kiện thường
 A. CaO, Na2O, Mg, Al2O3. B. CaO, Al, BaO, Be. 
 C. K2O, BaO, K, Na.	 D. CaO, K2O, Zn, Cu
 Phản ứng nào dưới đây đồng thời giải thích sự hình thành thành thạch nhũ trong hang động và sự xâm thực của nước mưa với đá vôi ?
 A. CaCO3 + H2O + CO2 ® Ca(HCO3)2	 B. Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2 
 C. CaCO3 CaO + CO2	 D. CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + H2O + CO2
Dãy chất có tính chất lưỡng tính là
 A. NaHCO3, HCl, Al(OH)3	 B. Al(OH)3, NaHCO3, Al2O3
 C. NaOH, AlCl3, Al	 D. Al2O3, AlCl3, Al
 Cho phản ứng a Al + bHNO3 → c Al(NO3)3 + dNO + eH2O . Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a+b) bằng 
 A. 5.	 B. 4.	 C. 7.	 D. 6.
Trong công nghiệp, kim loại được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là 
 A. Na. 	 B. Ag. 	 C. Fe. 	 D. Cu.
Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là 
 A. điện phân dung dịch MgCl2. 	 B. điện phân MgCl2 nóng chảy. 
 C. nhiệt phân MgCl2. 	 D. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2. 
Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín: Al + O2, Mg + Cl2 , K + CuCl2 (r), Mg + NaNO3 (r), Ca + KCl (r), Ca + Ca(HCO3)2. Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là:
 A. 3.	 B. 2.	 C. 4.	 D. 5. 
Cho sơ đồ chuyển hóa sau : Cl2 AB CACl2. Trong đó B tan, C không tan trong nước . Các chất A , B , C lần lượt là
 A. NaCl , NaOH và Na2CO3 	 B. KCl , KOH và K2CO3
 C. CaCl2 , Ca(OH)2 và CaCO3 	 D. MgCl2 , Mg(OH)2 và MgCO3 
 Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 7.	 B. 6.	 C. 5.	 D. 4.
Hỗn hợp X chứa K2O, NH4Cl, KHCO3 và BaCl2 có số mol bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa chất tan là
 A. KCl , KOH 	 B. KCl	 C. KCl , KHCO3 , BaCl2	 D. KCl , KOH , BaCl2
Cho Al + HNO3 Al(NO3)3 + NO + H2O . Số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat trong phản ứng là :
 A. 1 và 3	 B. 3 và 4	 C. 4 và 3	 D. 3 và 2
Khi cho Ca vào các chất dưới đây, trường hợp nào không có phản ứng của Ca với nước ?
 A. H2O B. dd HCl vừa đủ C. dd NaOH	 D. dd CuSO4 
Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3 thu được dung dịch chứa:
 A. NaCl, NaAlO2, NaOH dư	 B. NaAlO2, NaOH dư
 C. NaCl, NaAlO2	 D. NaCl, NaOH dư
 Khi cho Na đến dư vào dung dịch AlCl3, số phương trình phản ứng xảy ra là
 A. 1.	 B. 2.	 C. 3.	 D. 4.
 Điều nào sau đây không đúng với Canxi
 A. nguyên tử Ca bị oxi hoá khi Ca tác dụng với H2O
 B. Ion Ca2+ bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy
 C. Ion Ca2+ không thay đổi khi Ca(OH)2 tác dụng với HCl
 D. Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với HCl.
Cho dãy phản ứng : X → AlCl3 → Y → Z → X → E. X, Y, Z, E lần lượt là
 A. Al, Al(OH)3, Al2O3, NaAlO2.	 B. Al(OH)3, Al, Al2O3, NaAlO2.
 C. Al, Al2O3, Al(OH)3, NaAlO2.	 D. Al, Al2O3, NaAlO2, Al(OH)3. 
Nhôm hiđroxit thu được khi:
 A. Cho dung dịch NaOH dư vào dd AlCl3 B. Cho Al2O3 tác dụng với nước
 C. Cho dung dịch NH3 dư vào dd AlCl3 D. Cho dung dịch HCl dư vào dd NaAlO2
Có dung dịch NaCl, quá trình nào sau đây biểu diễn sự điều chế kim loại Na từ dung dịch trên ?
 A. Điện phân dung dịch NaCl	 B. Dùng kim loại K đẩy Na ra khỏi dung dịch
 C. Nung nóng dung dịch để NaCl phân huỷ D. Cô cạn dd và điện phân NaCl nóng chảy
Để chứng minh Al có tính khử mạnh hơn Fe , người ta cho 
 A. Al tác dụng với dd NaOH B. Al tác dụng với dd HCl 
 C. Al tác dụng với dd FeSO4	 D. Zn tác dụng với dd FeCl3	
 Cho phương trình hóa học của 2 phản ứng sau : 
 Al(OH)3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 6H2O và Al(OH)3 + KOH KAlO2 + 2H2O. 
 Hai phản ứng trên chứng tỏ Al(OH)3 là chất:
 A. có tính axit và tính khử	 B. có tính bazơ và tính khử
 C. có tính lưỡng tính.	 D. vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
Dung dịch NaHCO3 có lẫn tạp chất là Na2CO3. Bằng cách nào có thể loại bỏ tạp chất, thu được NaHCO3 tinh khiết ?
 A. Cho tác dụng với NaOH dư rồi cô cạn dung dịch thu được.
 B. Cho tác dụng với Ba(HCO3)2 dư , lọc bỏ kết tủa , cô cạn dung dịch thu được.
 C. Cho tác dụng với BaCl2 dư rồi cô cạn dung dịch thu được.
 D. Sục khí CO2 dư vào rồi làm khô dung dịch thu được.
Để làm sạch MgO có lẫn Al2O3 là dùng 
 A. dd NH3.	 B. dd HNO3 loãng.	 C. dd HCl.	 D. dd NaOH.
Cho Ca vào dung dịch Na2CO3.
 A. Ca khử Na+ thành Na, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.
 B. Ca tác dụng với nước, đồng thời dung dịch đục do Ca(OH)2 ít tan.
 C. Ca tan trong nước sủi bọt khí H2, dd xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.
 D. Ca khử Na+ thành Na, Na tác dụng với nước tạo H2 bay hơi, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng.
 Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 . Hiện tượng xảy ra là
 A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. 	 B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
 C. chỉ có kết tủa keo trắng. 	 D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Có thể dùng thuốc thử nào để phân biệt 3 chất 3 Mg, Al, Al2O3 ?
 A. dd HCl	 B. dd NaOH C. dd HNO3	 D. dd CuSO4
 Để phân biệt 4 chất rắn: Al, Al2O3, K2O, MgO ta chỉ dùng thêm một thuốc thử là: 
 A. dd H2SO4.	 B. H2O	 C. dd HCl	 D. dd NaOH
Cho 2,7 gam bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH dư. Thể tích khí H2 (đktc) sinh ra là
 A. 2,24 lít	 B. 0,336 lít	 C. 3,36 lít	 D. 0,672 lít 
Cho 4,005 gam AlCl3 vào 1 lít dd NaOH 0,1 M. Khi phản ứng kết thúc thu được số gam kết tủa là
 A. 1,56 gam	 B. 2,34 gam	 C. 2,6 gam	 D. 1,65 gam
Cho 4,8 gam một kim loại (A) tác dụng với dd HCl thì thu được 19 gam muối . (A) là 
 A. Mg	 B. Fe	 C. Ca	 D. Ag
Cho 9,1 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít CO2 (đktc). Hai kim loại đó là
 A. Li , Na	 B. Na , K	 C. K , Rb	 D. Rb , Cs
Nung 49,2 gam hỗn hợp Ca(HCO3)2 và NaHCO3 đến khối lượng không đổi, được 5,4 gam H2O. Khối lượng chất rắn thu được là
 A. 43,8 gam	 B. 30,6 gam	 C. 21,8 gam	 D. 17,4 gam
Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng hết với dd NaOH dư thu được 13,44 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng của Al2O3 có trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?
 A. 20,4 gam.	 B. 19,4 gam. C. 21,4 gam.	 D. 5,4 gam .
Cho 16,8 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 600 ml dung dịch NaOH 2M thu được dung dịch X . Nếu cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam kết tủa ?
 A. 19,7. B. 88,65. C. 147,75. D. 118,2.
Dẫn V lít khí CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10 gam kết tủa .Tính V
 A. 1,12 lít hoặc 4,48 lít B. 4,48 lít hoặc 2,24 lít C. 3,36 lít hoặc 2,24 lít	 D. 1,12 lít hoặc 2,24 lít
Lấy V lít dd NaOH 0,4M cho vào dung dịch có chứa 58,14 gam Al2(SO4)3 thu được 23,4 gam kết tủa . Giá trị V là
 A. 2,25 lít hay 2,68 lít B. 2,65 lít hay 2,25 lít C. 2,65 lít hay 2,85 lít	 D. 2,55 lít hay 2,98 lít
Điện phân dd AgNO3 với cường độ dđ là 1,5A; thời gian 30 phút, khối lượng Ag thu được là :
 A. 6,0 gam.	 B. 3,02 gam . C. 1,5 gam.	 D. 0,05 gam.
Khi trộn lẫn dung dịch chứa 0,15 mol NaHCO3 với dung dịch chứa 0,10 mol Ba(OH)2, sau phản ứng thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị m là (Cho C = 12, O = 16, Na = , Ba = 137)
 A. 39,40 gam.	 B. 19,70 gam.	 C. 39,40 gam.	 D. 29,55 gam.
Hoà tan hoàn toàn 8,2 gam hỗn hợp Na2O, Al2O3 vào nước thu được dung dịch A chỉ chứa một chất tan duy nhất. Tính thể tích CO2 (đktc) cần để phản ứng hết với dung dịch A.
	A. 1,12 lít	B. 2,24 lít	 C. 4,48 lít	 D. 3,36 lít
Cho 0,28 mol Al vào dung dịch HNO3 dư , thu được khí NO và dung dịch chứa 62,04 gam muối. Số mol NO thu được là
 A. 0,2	B. 0,28	 C. 0,1	 D. 0,14
 X là hợp kim của 2 kim loại gồm kim loại kiềm M và kim loại kiềm thổ R. Lấy 28,8 gam X hoà tan hoàn toàn vào nước thu được 6,72 lít H2 (đktc). Đem 2,8 gam Li luyện thêm vào 28,8 gam X thì % khối lượng của Li trong hợp kim vừa luyện là 13,29%. Kim loại kiềm thổ R trong hợp kim X là
 A. Sr	 B. Ba	 C. Ca	 D. Mg
Cho 25,41 gam hỗn hợp 2 muối sunfit và cacbonat của natri và magie tác dụng với HCl dư thì thu được 6,16 lít khí (ở đktc) . Khối lượng muối thu được sau phản ứng là 
 A. 26,225 gam B. 28,711 gam C. 27,335 gam D. 28,117 gam

Tài liệu đính kèm:

  • docCHƯƠNG 6-NGUYEN DU.doc