BÀI KIỂM TRA MỘT TIẾT MÔN HÓA HỌC Mã đề 132 Họ và tên:......................................................................................... Lớp: .................. Phần I: Trắc nghiệm (14 câu, 7 điểm) Câu 1: Dung dịch dẫn điện được là do: A. Sự chuyển dịch của các electron B. Sự chuyển dịch của các cation C. Sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan D. Sự chuyển dịch của cả anion và cation Câu 2: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch: A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 B. Fe(NO3)3 + 3NaOH→ Fe(OH)3 + 3NaNO3 C. 2Fe(NO3)3 + 2KI→ 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3 D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 Câu 3: Dãy gồm các chất điện li mạnh là: A. NaOH, H2SO4, HCl, NH4NO3, CH3COONa B. CaCl2, Fe(NO3)3, Ca3(PO4)2, AgCl C. BaCO3, KCl, Cu(OH)2, AgNO3, CaSO4 D. CO2, CaCl2, FeSO4, KHCO3, Al(OH)3 Câu 4: Thêm 1 mol CH3COOH vào 1 lít nước nguyên chất. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Nồng độ của ion H+ trong dung dịch là 1M B. Độ pH của dung dịch giảm đi C. Nồng độ ion OH- > nồng độ ion H+ D. CH3COOH phân li hoàn toàn thành ion Câu 5: Chất nào sau đây không dẫn điện được? A. KCl rắn, khan B. dung dịch LiOH C. CaCl2 nóng chảy D. HBr hòa tan trong nước Câu 6: Một dung dịch có [OH-] = 2,5.10-5M. Môi trường của dung dịch là: A. trung tính B. kiềm C. axit D. không xác định được Câu 7: Dãy chất nào dưới đây tác dụng được với cả NaOH và HCl? A. Ca(NO3)2, NaCl, KHSO4, AgNO3 B. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3, Zn(OH)2 C. NaHCO3, Na2SO4, KCl, Al(OH)3 D. ZnO, BaSO4, KHCO3, CuCl2 Câu 8: Dung dịch HNO3 0,01M có pH bằng bao nhiêu? A. 2 B. 3 C. 4 D. không xác định được Câu 9: Đối với dung dịch axit yếu HClO 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào dưới đây là đúng: A. [H+] = 0,10M B. [H+] > [ClO-] C. [H+] < [ClO-] D. [H+] < 0,10M Câu 10: Cho dung dịch A chứa X gam NaOH tác dụng với dung dịch B cũng chứa X gam HCl thu được dung dịch C. Màu của quỳ tím trong dung dịch C là: A. xanh B. tím C. không màu D. đỏ Câu 11: Chọn câu trả lời đúng về muối trung hòa: A. Muối trung hòa là muối mà dung dịch luôn có pH=7 B. Muối trung hòa là muối được tạo bởi axit mạnh và bazo mạnh C. Muối trung hòa là muối mà gốc axit không còn khả năng phân li ra ion H+ D. Muối trung hòa là muối mà gốc axit còn khả năng phân li ra ion H+ Câu 12: Dung dịch A không thể chứa đồng thời các ion nào sau đây? A. Fe3+, Cu2+, Na+, NH4+, Cl- , SO42- B. Mg2+, Ba2+, H+, OH-, Cl-, SO42- C. NH4+, K+, Na+, CO32-, PO43- D. Al3+, K+, H+, NO3-, SO42- Câu 13: Giá trị tích số ion của nước phụ thuộc vào: A. áp suất B. nhiệt độ C. sự có mặt của axit hòa tan D. sự có mặt của bazo hòa tan Câu 14: Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)3? A. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 B. Fe2(SO4)3 + KI C. Fe(NO3)3 + NaOH D. Fe(NO3)2 + NaOH Phần II: Tự luận (3 điểm) Bài 1 (1,5 đ): Chỉ dùng quỳ tím và một hóa chất khác, hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt 3 chất sau: H2SO4, HNO3 và NaOH. Viết phương trình dạng phân tử và ion (nếu có) của phản ứng xảy ra. Bài 2 (1,5 đ): Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 200 ml HNO3 0,1M với 300 ml KOH 0,05M. ........................
Tài liệu đính kèm: