Bài kiểm tra 15 phút - Môn hóa học lớp 10

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1741Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra 15 phút - Môn hóa học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài kiểm tra 15 phút - Môn hóa học lớp 10
Họ tên: .................................... Thứ ngày tháng năm 2012
Lớp: . bài kiểm tra 15 phút
Trường: .. Môn: Hoá Học
Trả lời. Ghi lại đáp án đúng
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
A. Đề bài
Câu 1: Hợp chất Y có 74,2% natri về khối lượng, còn lại là Oxi. Phân tử khối của Y là 62 g đvC. Số nguyên tử Na và O trong một phẳnt chất Y lần lượt là:
A. 1 và 2 B. 2 và 1 C. 1 và 1 D. không xác định
Câu 2: Trong x gam quặng sắt hematit có chứa 5,6g Fe. Khối lượng Fe2O3 có trong quặng đó là:
A. 6g B. 7g C. 8g D.9g
Câu 3: Trong oxit, kim loại có hoá trị III và chiếm 70% về khối lượng là:
 A. Cr2O3 B. Al2O3 C. As2O3 D. Fe2O3
 Câu 4: Oxit nào sau đây có phần trăm khối lượng oxi nhỏ nhất?
( cho Cr = 52; Al =27; As = 75; Fe =56)
A. Cr2O3 B. Al2O3 C. As2O3 D. Fe2O3
Câu 5: Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,40g cacbon trong 4,80g oxi thì thu được tối đa bao nhiêu gam khí CO2?
A. 6,6g B.6,5g C.6,4g D. 6,3g
Câu 6: Một oxit trong đó cứ 12 phần khối lượng lưu huỳnh thì có 18 phần khối lượng oxi. Công thức hoá học của của oxit là:
A. SO2 B. SO3 C. S2O D. S2O3
Câu 7: Một loại oxit sắt trong đó cứ 14 phần sắt thì có 6 phần oxi (về khối lượng). Công thức của oxit sắt là:
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định
Câu 8: Đốt cháy pirit sắt FeS2 trong khí oxi, phản ứng xảy ra theo phương trình: 
 FeS2 + O2 -> Fe2O3 + SO2
Sau khi cân bằng hệ số của các chất là phương án nào sau đây?
A. 4, 11, 2, 8 B. 2, 3, 2, 4 C. 4, 12, 2, 6 D. 4, 10, 3, 7
Câu 9: Cho 6,5g Zn tác dụng với dung dịch có chứa 5,475g HCl. Thể tích khí H2( đktc) thu được là:
A. 1,12lít B. 2,24 lít C.3,36 lít D. 1,68 lít
Câu 10: Cặp chất nào sau đây khi tan trong nước chúng tác dụng với nhau tạo ra chất kết tủa?
A. MgCl2 và NaNO3 B. NaOH và HCl C. KOH và FeCl3 D. CuSO4 và HCl
Câu 11: Cặp chất nào sau đây khi tan trong nước chúng tác dụng với nhau tạo ra chất khí bay ra?
A. BaCl2 và H2SO4 B. HCl và Na2SO3 C. HCl và Na2SO4 D. AlCl3 và H2SO4
Câu 12: Đốt 20ml khí H2 trong 15 ml khí O2. Sau khi đưa về nhiệt độ và áp suất ban đầu, thể tích còn dư sau phản ứng là?
A. Dư 10ml O2 B. Dư 10ml H2 C. Dư 5ml H2 D. Dư 5ml O2
Câu 13: Khí H2 cháy trong khí O2 tạo nước theo phản ứng:
 2H2 + O2 -> 2H2O
Muốn thu được 2,25g nước thì thể tích khí O2 (đktc) cần phải đốt là:
A. 2,8lít B. 2,24lít C. 3,36lít D. 5,6lít 
Câu 14: Khử hoàn toàn một oxit sắt FexOy bằng Al thu được Al2O3 theo sơ đồ phản ứng: FexOy + Al -> Fe + Al2O3 Công thức của oxit sắt là:
A. FeO B. Fe2O3 C. Fe3O4 D. Không xác định 
Câu 15: Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?
A. Fe, Zn, Li B. Ca, Na, K C. K, Na, Cu D. Li, Mg, Ag 
Câu 16: Trong số các chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm quì tím hoá đỏ:
A. H2S B. NaCl C. NaOH D. CaSO4
Câu 17: Trong phòng thí nghiệm có các kim loại Al và Mg, các dung dịch axit H2SO4 loãng và HCl. Muốn điều chế được 1,12lít khí H2 (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào để chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất?
A. Mg và H2SO4 B. Mg và HCl C. Al và H2SO4 D. Al và HCl
Câu 18: Có những chất rắn sau: CaO, P2O5, MgO, K2O. Dùng những thuốc thử nào để có thể phân biệt được các chất trên?
A. Dùng axit và giấy quì tím B. Dùng axit H2SO4 và phenolphtalein
C. Dùng H2O và giấy quì tím D. Dùng dung dịch NaOH
Câu 19: Có 6 lọ mất nhãn dung dịch các chất sau: HCl, H2SO4, BaCl2, NaCl, NaOH, Ba(OH)2
Hãy chọn một thuốc thử để nhận biết các dung dịch trên 
A. Quì tím B. Dung dịch phenolphtalein
C. Dung dịch Ba(NO3)2 D. Tất cả đều sai
Câu 20: Trong số những chất dưới đây, chất nào làm quì tím hoá đỏ:
A. Đường B. Muối ăn C. Dấm ăn D. Nước vôi 
-------------------------------Hết ----------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SO 1 (2).doc