Bài giảng Bài 12: Liên kết ion

doc 42 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bài 12: Liên kết ion", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giảng Bài 12: Liên kết ion
Ngày soạn:...................................................
Tiết 22	
CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HOÁ HỌC
BÀI 12: LIÊN KẾT ION
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- HS biết được:
+ Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.
+ Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.
+ Định nghĩa liên kết ion.
2.Kĩ năng
- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.
- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.
3.Thái độ: Tích cực, chủ động
II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. Giáo viên
1.1. Dự kiến các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học
- Phương pháp : Đàm thoại, trực quan, gợi mở
1.2 : Phương tiện : SGK, giáo án, tài liệu tham khảo
2. Học sinh
- SGK, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
10A3
10A6
10A7
10A9
10A10
2.Kiểm tra bài cũ
Viết cấu hình electron nguyên tử có Z = 3, 12, 16, 17, 9? Xác định tính chất cơ bản của nguyên tố?
3. Nội dung 
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sự hình thành ion, cation, anion
-GV yêu cầu HS xác định số e lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong bài cũ?Có xu hướng nhận hay nhường e? Vì sao?
-HS trả lời
-GV: Khi nhường e nguyên tử trở thành ion gì?
- HS trả lời
- GV: Nguyên tử trung hoà về điện, số p mang điện tích dương bằng số e mang điện tích âm, nên khi nguyên tử nhường electron sẽ trở thành phần tử mang điện dương gọi là cation đồng thời tạo ra 1e tự do
- HS lên bảng viết quá trình hình thành Cation của các nguyên tử Mg, Na 
à Các nguyên tử kim loại , lớp ngoài cùng có 1, 2, 3 electron ® dễ nhường electron để tạo ra ion dương (1+,2+,3+)(cation) có cấu hình electron lớp vỏ khí hiếm bền vững 
- GV kết luận, thông tin về tên gọi cation
- GV: Hạt nhân nguyên tử F có bao nhiêu p, mang điện gì?Có bao nhiêu e ở lớp vỏ, điện tích?
- HS trả lời
- Nguyên tử F có xu hướng như thế nào? Khi F nhường e trở thành phần tử mang điện gì?Vậy trong phần tử tạo thành có bao nhiêu p, e?
-GV: Nguyên tử trung hoà về điện, khi ngtử nhận thêm electron sẽ trở thành phần tử mang điện âm gọi là anion (F –) 
- HS viết sự hình thành ion của nguyên tử O, Cl, N
àCác nguyên tử phi kim lớp ngoài cùng có 5, 6, 7 e có khả năng nhận thêm 3, 2, 1 electron để trở thành ion âm(-3,-2,-1) (anion) có cấu hình electron lớp vỏ khí hiếm bền vững.
Các cation và anion được gọi chung là ion :
 Cation « Ion dương 
 Anion « Ion âm 
Gv: Yêu cầu học sinh gọi tên các ion tạo thành ở phần a,b
- Gv: Các ion như trên chúng ta nói đến gọi là ion đơn nguyên tửàIon đơn nguyên tử là gì?
- Hs trả lời
- Vậy ion đa nguyên tử như thế nào? Vd?
àGv kết luận, yêu cầu hs viết cấu hình e của cation Fe2+ và anion S2-, làm bt6/60SGK
I. Sự hình thành ion, cation và anion 
1. Ion, cation và anion 
 a) Sự tạo thành cation 
Thí dụ: Sự hình thành Cation của nguyên tử Li(Z=3)
Cấu hình e: 1s22s1	
 1s22s1 ® 1s2 + 1e
 (Li) (Li+)
 Hay: Li ® Li+ + 1e 
Kết luận : Trong các phản ứng hoá học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường e cho nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện dương gọi là cation
ns1nhường 1e (n>1)à Ion M+
ns2nhường 2e(n>1)à Ion M2+
ns2np1nhường 3eà Ion M3+
àTên cation được gọi theo tên kim loại
Vd: Li+ gọi là cation liti
b) Sự tạo thành anion 
Thí dụ : Sự hình thành anion của nguyên tử F(Z=9)
Cấu hình e: 
 1s22s22p5 + 1 e ® 1s22s22p6
 (F) (F –)
Hay: F + 1e à 
Kết luận :Trong các phản ứng hoá học, để đạt được cấu hình bền của khí hiếm, nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận thêm e của nguyên tử các nguyên tố khác để trở thành phần tử mang điện âm gọi là anion
- ns2np3 nhận 3e à X3-
- ns2np4 nhận 2e à X2-
- ns2np5 nhận 1e à X-
àTên anion được gọi theo tên gốc axit (trừ O2– gọi là anion oxit)
VD: F – gọi là anion florua 
è Các cation và anion được gọi chung là ion :
 Cation « Ion dương 
 Anion « Ion âm 
2. Ion đơn nguyên tử và ion âm đa nguyên tử 
a) Ion đơn nguyên tử là ion tạo nên từ 1 nguyên tử . Thí dụ cation Li+ , Na+ , Mg2+ , Al3+ và anion F – , Cl– , S2– , .
b) Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang điện tích dương hay âm. Thí dụ: Cation amoni NH4+, anion hidroxit OH–, anion sunfat SO4 2–, ... 
Hoạt động 2: Sự hình thành liên kết ion
- GV thông tin cho HS về quá trình hình thành liên kết
-Nguyên tử natri nhường 1 electron cho nguyên tử clo để biến thành cation Na+ , đồng thời nguyên tử clo nhận 1 e của nguyên tử natri để biến thành anion Cl– 
- Cả hai nguyên tử đều có xu hướng đạt cấu hình bền của khí hiếm
- Gv thông tinàLiên kết giữa cation natri và anion clorua gọi là liên kết ion. Vậy liên kết ion là gì?
- GV thông tin:Liên kết ion chỉ được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình 
II. Sự tạo thành liên kết ion 
Xét quá trình hình thành phân tử NaCl:
 Na à Na+ + 1e
 Cl +1e à Cl- 
 1e
 Na + Cl ® Na+ + Cl–
 (2, 8, 1) (2, 8, 7) (2, 8) (2, 8, 8)
Hai ion tạo thành Na+ và Cl– mang điện tích ngược dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện , tạo nên phân tử NaCl :
 Na+ + Cl– ® NaCl
ĐN : Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu 
PTHH:
 2X1e
 2 Na + Cl2 ® 2Na+Cl–
4. Củng cố
Câu 1: Xác định số proton, số electron, số nơtron trong các nguyên tử và ion sau: Na+, Fe3+, O2-, Ne
 Câu 2: Hãy viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion và nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các ion: Na+, Mg2+, Al3+, Cl-, S2- 
5. Dặn dò
- Học bài, làm bài tập SGK
- Chuẩn bị bài liên kết cộng hoá trị
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:..........................................................
Tiết 23 
Bài 13: LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ (tiết1)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- HS biết được định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực (H2, O2), liên kết cộng hoá trị có cực hay phân cực (HCl, CO2).
2.Kĩ năng
- HS biết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể
3.Thái độ
- Tích cực, chủ động
II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. Giáo viên
1.1. Dự kiến các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học
- Phương pháp : Đàm thoại, trực quan, gợi mở
1.2 : Phương tiện : SGK, giáo án, tài liệu tham khảo
2. Học sinh
- SGK, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
10A3
10A6
10A7
10A9
10A10
2.Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra khi cho clo tác dụng với Na, Mg. Hãy giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử NaCl và MgCl2
3. Nội dung
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử giống nhau
- GV yêu cầu HS viết cấu hình electron của nguyên tử H và nguyên tử He, so sánh cấu hình electron của nguyên tử H với cấu hình electron của nguyên tử He (khí hiếm gần nhất) 
à H còn thiếu 1e thì đạt cấu hình khí hiếm He. Do vậy 2 nguyên tử hidro liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử H góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron chung trong phân tử H2 . Như thế, trong phân tử H2 mỗi nguyên tử có 2 electron giống vỏ electron của nguyên tử khí hiếm heli
- GV bổ sung 1 số quy ước 
- GV yêu cầu HS viết cấu hình electron của nguyên tử N và nguyên tử Ne ?
- GV yêu cầu HS so sánh cấu hình electron của nguyên tử N với cấu hình electron của nguyên tử Ne là khí hiếm gần nhất có lớp vỏ electron bền thì lớp ngoài cùng của nguyên tử N còn thiếu mấy electron ?
- GV : Hai nguyên tử N liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp 3 electron để tạo thành 3 cặp electron chung của phân tử N2 . Khi đó trong phân tử N2, mỗi nguyên tử N đều có lớp ngoài cùng là 8 electron giống khí hiếm Ne gần nhất 
GV yêu cầu 1 HS viết công thức electron và công thức cấu tạo phân tử N2
- Ở nhiệt độ thường, khí nitơ rất bền, kém hoạt động do có liên kết ba 
- GV giới thiệu : Liên kết được tạo thành trong phân tử H2 , N2 vừa trình bày ở trên được gọi là liên kết cộng hoá trị 
I. Sự hình thành liên kết cộng hóa trị
1. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nguyên tử giống nhau
a) Sự hình thành phân tử hidro H2
 H : 1s1 và He : 1s2
 Sự hình thành phân tử H2 :
 H— + ·H ® H : H® H – H ® H2 
*Quy ước
- Mỗi chấm (—) bên kí hiệu nguyên tố biểu diễn 1 electron ở lớp ngoài cùng 
- Kí hiệu H : H được gọi là công thức electron , thay 2 chấm (:) bằng 1 gạch (–), ta có H – H gọi là công thức cấu tạo 
- Giữa 2 nguyên tử hidro có 1 cặp electron liên kết biểu thị bằng (–) , đó là liên kết đơn 
b) Sự hình thành phân tử N2
 N : 1s22s22p3
 N : 1s22s22p6
:N + N: à : NN : Þ N º N 
 Công thức electron Công thức cấu tạo 
*Hai nguyên tử N liên kết với nhau bằng 3 cặp electron liên kết biểu thị bằng 3 gạch ( º ) , đó là liên kết ba. Liên kết 3 bền hơn liên kết đôi.
c) Khái niệm liên kết cộng hoá trị 
ĐN: Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron dùng chung 
- Mỗi cặp electron chung tạo nên 1 liên kết cộng hoá trị, nên ta có liên kết đơn (trong phân tử H2) , liên kết ba (trong phân tử N2)
- Liên kết trong các phân tử H2 , N2 tạo nên từ 2 nguyên tử của cùng 1 nguyên tố (có độ âm điện như nhau) , do đó liên kết trong các phân tử đó không phân cực . Đó là liên kết cộng hoá trị không phân cực 
Hoạt động 2: Sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa các nguyên tử khác nhau
GV : Nguyên tử H có 1e ở lớp ngoài cùng ® còn thiếu 1e để có vỏ bền kiểu He .Nguyên tử Cl có 7e ở lớp ngoài cùng ® còn thiếu 1e để có vỏ bền kiểu Ar à Hãy trình bày sự góp chung electron của chúng để tạo thành phân tử HCl ?
GV : Giá trị độ âm điện của Cl (3,16) lớn hơn độ âm điện của H (2,20) nên cặp electron liên kết bị lệch về phía nguyên tử Cl ® liên kết cộng hoá trị này bị phân cực ¨
GV trình chiếu mô hình động về sự hình thành liên kết trong phân tử HCl ,cho HS quan sát 
GV kết luận : Liên kết cộng hoá trị trong đó cặp 
eletron chung bị lệch về phía 1 nguyên tử (có độ âm điện lớn hơn) gọi là liên kết cộng hoá trị có cực hay liên kết cộng hoá trị phân cực 
GV giải thích thêm : Trong công thức electron của phân tử có cực, người ta đặt cặp electron chung lệch về phía kí hiệu của nguyên tử có độ âm điện lớn hơn 
GV : Viết cấu hình electron của nguyên tử 
C (Z = 6) và O (Z = 8) ?
GV : Hãy trình bày sự góp chung electron của chúng để tạo thành phân tử CO2 , sao cho xung quanh mỗi nguyên tử C hoặc O đều có lớp vỏ 8e bền . Từ đó hãy suy ra công thức electron và công thức cấu tạo . Biết phân tử CO2 có cấu tạo thẳng 
HS : Trả lời
GV kết luận : Theo công thức electron, mỗi nguyên tử C hay O đều có 8e ở lớp ngoài cùng đạt cấu hình của khí hiếm nên phân tử CO2 bền vững . Trong công thức cấu tạo, phân tử CO2 có 2 liên kết đôi. Liên kết giữa O và C là phân cực, nhưng thực nghiệm cho biết phân tử CO2 có cấu tạo thẳng nên phân tử này không phân cực 
2. Liên kết giữa các nguyên tử khác nhau 
 a) Sự hình thành phân tử hidro clorua HCl 
 - Mỗi nguyên tử H và Cl góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron chung ® tạo thành 1 liên kết cộng hoá trị 
 + ‏٠: ® H : : ® H – Cl
 CT electron CT cấu tạo
Kết luận :
- Liên kết cộng hoá trị trong đó cặp eletron chung bị lệch về phía 1 nguyên tử (có độ âm điện lớn hơn) gọi là liên kết cộng hoá trị có cực hay liên kết cộng hoá trị phân cực 
- Trong công thức electron của phân tử có cực, người ta đặt cặp electron chung lệch về phía kí hiệu của nguyên tử có độ âm điện lớn hơn 
b) Sự hình thành phân tử khí cacbonic CO2 (có cấu tạo thẳng)
 C : 1s22s22p2 (2, 4)
 O : 1s22s22p4 (2, 6)
. Ta có :
 : : : C : : : Þ O = C = O
(Công thức electron) (Công thức cấu tạo) 
 Kết luận : Theo công thức electron, mỗi nguyên tử C hay O đều có 8e ở lớp ngoài cùng đạt cấu hình của khí hiếm nên phân tử CO2 bền vững . 
4. Củng cố
- Làm bài tập 6/64 SGK
5. Dặn dò
- Học bài
- Làm bài tập
- Chuẩn bị phần tiếp theo
IV. RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:....................................................
Tiết 24 
Bài 13: LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ (tiết2)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- HS biết được:
+ Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất.
+ Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.
+ Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion.
2.Kĩ năng
- Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng.
3.Thái độ 
- Tích cực, chủ động
II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. Giáo viên
1.1. Dự kiến các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học
- Phương pháp : Đàm thoại, trực quan, gợi mở
1.2 : Phương tiện : SGK, giáo án, tài liệu tham khảo
2. Học sinh
- SGK, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
10A3
10A6
10A7
10A9
10A10
2.Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Trình bày sự tạo thành liên kết cộng hoá trị của các phân tử : H2 , HCl và CO2 
Câu 2: So sánh sự tạo thành liên kết trong phân tử NaCl và HCl ?
3.Nội dung
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị
- GV cho HS đọc SGK và tự tổng kết theo các nội dung sau :
1/ Kể tên các chất mà phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị ?
2/ Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị?
HS : Thảo luận 2 phút . sau đó kết luận :
GV có thể hướng dẫn HS làm các thí nghiệm :
- Hoà tan đường , rượu etilic , iot vào nước 
- Hoà tan đường , iot vào benzen 
Þ So sánh khả năng hoà tan của các chất trong dung môi khác nhau 
3. Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị 
Trạng thái:
- Các chất rắn : đường , lưu huỳnh , iot .
- Các chất lỏng : nước , rượu , xăng , dầu ..
- Các chất khí : khí cacbonic , khí clo , khí hidro 
Tính tan:
- Các chất có cực như rượu etylic , đường , tan nhiều trong dung môi có cực như nước 
- Phần lớn các chất không cực như lưu huỳnh, iot, các chất hữu cơ không cực tan trong dung môi không cực như benzen , cacbon tetra clorua ,..
· Nói chung các chất có liên kết cộng hoá trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái 
Hoạt động 2: Độ âm điện và liên kết cộng hóa trị
- GV tổ chức cho HS thảo luận , so sánh để rút ra sự giống nhau và khác nhau giữa liên kết cộng hoá trị không cực , liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion 
- HS : Thảo luận theo nhóm 
- GV kết luận : Như vậy giữa liên kết cộng hoá trị không cực , liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion có sự chuyển tiếp với nhau . Sự phân loại chỉ có tính chất tương đối . Liên kết ion có thể được coi là trường hợp riêng của liên kết cộng hoá trị 
- GV đặt vấn đề : Để xác định kiểu liên kết trong phân tử hợp chất , người ta dựa vào hiệu độ âm điện . Theo thang độ âm điện của Pau – linh, người ta dùng hiệu độ âm điện để phân loại 1 cách tương đối loại liên kết hoá học theo quy ước sau :
- GV hướng dẫn HS vận dụng bảng phân loại liên kết trên để làm các thí dụ trong SGK 
- GV : Nhận xét cách giải
III. Độ âm điện và liên kết hóa học
1.Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion 
a.Trong phân tử, nếu cặp electron chung ở giữa 2 nguyên tử liên kết ta có liên kết cộng hoá trị không cực 
b.Nếu cặp electron chung lệch về 1 nguyên tử (có giá trị độ âm điện lớn hơn) thì đó là liên kết cộng hoá trị có cực 
c.Nếu cặp electron chung lệch hẳn về 1 nguyên tử , ta sẽ có liên kết ion 
2. Hiệu độ âm điện và liên kết hoá học 
Quy ước :
Hiệu độ âm điện(Dc)
Loại liên kết
0 £ (Dc) < 0,4
0,4 £ (Dc) < 1,7
(Dc) ³ 1,7
Liên kết CHT không cực 
Liên kết cộng hoá trị có cực
Liên kết ion 
VD:
a) Trong NaCl : (Dc) = 3,16 – 0,93 = 2,23 > 1,7 ® liên kết giữa Na và Cl là liên kết ion 
b) Trong phân tử HCl : (Dc) = 3,16 – 2,2 = 0,96 
® 0,4 < (Dc) < 1,7 ® liên kết giữa H và Cl là liên kết cộng hoá trị có cực 
c) Trong phân tử H2 : Dc = 2,20 – 2,20 = 0,0 
® 0 £ Dc < 0,4 ® liên kết giữa H và H là liên kết cộng hoá trị không cực 
4. Củng cố: Làm bài tập 2, 5/64
5. Dặn dò
- Phân biệt liên kết cộng hoá trị không cực , liên kết cộng hoá trị có cực , liên kết ion 
- Sử dụng hiệu độ âm điện để xét tính chất ion , cộng hoá trị của 1 số hợp chất , đơn chất
IV. RÚT KINH NGHIỆM
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn:..................................................
Tiết 25 
Bài 14: TINH THỂ NGUYÊN TỬ VÀ TINH THỂ PHÂN TỬ 
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
- Củng cố kiến thức về liên kết hoá học:
+ Sự hình thành liên kết ion
+ Sự hình thành liên kết cộng hoá trị
2.Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử, xác định loại liên kết
3.Thái độ 
- Phát huy tính tự lực của học sinh
II. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. Giáo viên
1.1. Dự kiến các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học
- Phương pháp : Đàm thoại, trực quan, gợi mở
1.2 : Phương tiện : SGK, giáo án, tài liệu tham khảo
2. Học sinh
- SGK, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số
Lớp
Sĩ số
Ngày dạy
10A3
10A6
10A7
10A9
10A10
2.Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra trong quá trình luyện tập
3. Nội dung 
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững
GV phát vấn HS các kiến thức: Sự tạo thành ion, liên kết ion, liên kết cộng hoá trị có cực, không cực, quan hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hoá học 
I. Kiến thức cần nắm vững:
- Sự tạo thành cation, anion
- Liên kết ion, sự hình thành liên kết ion
- Liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị có cực, không cực
- Mối quan hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hoá học 
Hoạt động 2: Vận dụng
GV cho HS làm bảng làm bồn bài tập sau
HS làm việc các nhân và ghi vào phiếu học tập
Bốn HS lên bảng làm bài tập 1à4
Một số HS khác mang vở lên cho GV chấm
HS khác theo dõi bài làm trên bảng, nhận xét
GV đánh giá
Bài2: Xác định số e, số p, số n trong các nguyên tử và ion sau:
Bài 3: Viết sự tạo thành ion của nguyên tử: 
Bài 4: Xác định loại liên kết trong phân tử các hợp chất sau: HF; HBr; Cl2; NH3; NaBr; CaO
Bài 1:
Ntử/Ion
Số e
Số p
Số n
18
16
16
10
8
9
18
18
22
18
17
18
23
26
30
0
1
1
Bài 2:
Bài 3:
Hợp chất
Hiệu độ âm điện
Liên kết trong phân tử
HF
HBr
Cl2
NH3
CaO
4. Củng cố:
Câu 1. Các chất trong dãy nào sau đây chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực.
	A. HCl, KCl, HNO3, NO.	B. NH3, KHSO4, SO2, SO3.
	C. N2, H2S, H2SO4, CO2.	D. CH4, C2H2, H3PO4, NO2.
Câu 2. Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
	A. N2, CO2, Cl2, 

Tài liệu đính kèm:

  • docchương 3 +4.doc