Bài dự thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp”: Định lí Py – ta – go

doc 7 trang Người đăng minhphuc19 Lượt xem 1924Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài dự thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp”: Định lí Py – ta – go", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dự thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp”: Định lí Py – ta – go
BÀI DỰ THI “ DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP”
Tên hồ sơ.
 Tích hợp kiến thức liên môn để tìm hiểu biển đảo quê hương thông qua dạy học tiết luyện tập bài định lí Py – ta – go ở chương trình hình học 7
Mục tiêu dạy học
a, Kiến thức.
* Môn hình học 7: 
- Nắm được định lý py – ta – go và định lý py – ta – go đảo để giải quyết những bài toán đơn giản . Phân biệt được khi nào dùng định lý py – ta – go , khi nào dùng py – ta – go đảo ?
- Biết vận dụng định lý py – ta – go để giải quyết những bài toán liên quan tới cuộc sống hằng ngày và những ứng dụng mà trước đây các em chưa được biết . 
* Môn địa lý
- Học sinh biết được nước ta có nhiều quần đảo với các nguồn tài nguyên thủy hải sản rất là phong phú , các quần đảo có vị trị chiến lược đặc biệt quan trọng đối với giao thương hàng hải quốc tế
* Môn lịch sử :
Học sinh biết được các quần đảo này từ xa xưa đã có những chứng tích là của Việt Nam, những tài liệu trong nước cũng như nước ngoài chứng thực là chủ quyền của Việt Nam
* Môn giáo dục công dân :
- Giáo dục cho các em lòng yêu nước, yêu quê hương biển đảo .
- Ý thức được việc giữ gìn tài nguyên, lãnh thổ của quốc gia .
b, Kĩ năng.
- Kỹ năng tính toán chính xác, vận dụng định lí Py – ta – go , định lí Py – ta – go đảo 1 cách thành thạo để tính độ dài cạnh tam giác vuông hay kiểm tra 1 tam giác là tam giác vuông .
-Vận dụng những kiến thức của môn học khác và kiến thức trong xã hội để có được kiến thức mới. 
- Kỹ năng thu thập thông tin qua sách,báo, tivi, đài truyền thông, internet.
- Kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin
c, Thái độ :
- Lên án , phê phán , đấu tranh , ngăn chặn các biểu hiện hành vi tranh giành, xâm chiếm lãnh thổ, làm ảnh hưởng tới hoạt động đánh bặt của người dân Việt Nam .
- Hs tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên .
Đối tượng dạy học của bài học
Lớp 7A, 7B, 7C của trường THCS Nguyễn Trãi gồm 106 học sinh, có 57 học sinh nữ và 49 học sinh nam.
Ý nghĩa của bài học :
- Biết dùng định lí Py – ta – go để tính toán và Py – ta – go đảo để kiểm tra 1 tam giác có phải là tam vuông hay không ?
- Biết vận dụng định lí để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc hằng ngày như tính chiều cao của bức tường, kiểm tra xem dựng tủ có bị vướn vào trần nhà hay không ? ....
Thiết bị dạy học, học liệu.
- Sử dụng máy chiếu, màn chiếu, loa kết nối máy tính
- Học liệu: SGK môn học: toán ; tài liệu , tranh ảnh về biển đảo quê hương 
Hoạt động dạy và học.
 Tiết 41 : LUYỆN TẬP 1 ( ĐỊNH LÍ PY – TA – GO )
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
1. Kiến thức:
 - Nắm được định lí py – ta – go và định lý py – ta – go đảo để giải quyết những bài toán đơn giản
- Hiểu được khi nào thì dùng định lí py – ta – go , khi nào dùng định lí py – ta – go đảo .
- Biết vận dụng các kiến thức trong bài vào các tình huống thực tiễn đơn giản .
2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng quan sát hình, kĩ năng trình bày 1 bài toán logic 
3. Thái độ:
 Có thái độ tích cực khi giải quyết những bài toán 
4. Tích hợp giáo dục tìm hiểu biển đảo quê hương:
 - Biết được các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam
 - Biết được vị trị địa lý của các quần đảo và nguồn tài nguyên thủy sản phong phú, đa dạng và quý hiếm của các quần đảo này
- Giáo dục các em nhỏ về tình yêu quê hương, đất nước, ra sức học tập để góp phần dựng xây, bảo vệ chủ quyền của đất nước .
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN:
 - Kĩ năng quan sát hình sát hình vẽ
 - Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
 - Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ lớp.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 Dạy học nhóm
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Máy chiếu, đồ dụng dạy học môn toán, tranh, ảnh về biển đảo 
 - Phiếu học tập + bảng phụ .
V. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
* Ổn định lớp :
1. Kiểm tra bài cũ :
- Phát biểu định lí py – ta – go và định lí py – ta – go đảo ?
- Điền vào chỗ trống ( .... ) để được khẳng định đúng :
	a/ Nếu có thì ...........
	b/ Nếu có AC2 = BC2 + AB2 thì là ..................
2. Bài mới :
* Hoạt Động1: Luyện tập
 Mục tiêu : Biết dùng định lí Py – ta – go và Py – ta – go đảo vào những bài toán thích hợp 
Hoạt động của GV
* bài toán 1: bài 55 sgk / 131
Hoạt động theo nhóm , chuẩn bị bảng con đưa lời giải tóm tắt dán lên bảng, chia lớp thành 4 nhóm , thời gian là 5’ . Nhóm nào tính đúng sẽ được ghi 1 điểm 
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung và quan sát hình vẽ trên máy chiếu
- sau 5’ gv cho đáp số :
Chiều cao của bức tường là xấp xỉ 3,9 m
Đội nào trình bày đúng và kết quả chính xác thì được 1đ, chỉ có kết quả được 0,5 đ .
* bài toán 2 : bài 56 sgk / 131
Hỏi cả lớp dùng định lí gì để kiểm tra tam giác vuông ?
- Mời 1 hs lên bảng thực hiện , cả lớp bắt đầu kiểm tra 
Sau 5’ yêu cầu 1 số bạn cho kết quả 
Giáo viên chốt lại đáp số . 
Sau đó gv nêu phần chú ý !
? vậy khi nào các em dùng định lí py – ta – go , khi nào dùng py – ta – go đảo ?
Gv cho điểm cá nhân
Hoạt động của HS- Nội dung
- Đọc nội dung và quan sát hình vẽ
- Bắt đầu hoạt động nhóm
- Dùng định lí py – ta – go đảo .
- 1 hs lên bảng trình bày câu a
- Phát biểu tại chỗ câu b và câu c
- 1 số hs đứng dạy phát biểu
* Hoạt Động 2: Giải các câu hỏi để tìm ra bức tranh bị che khuất
Mục tiêu : Vận dụng 1 cách linh hoạt hai định lí thuận và đảo để giải toán . Và qua đó cho học sinh thấy được những ứng dụng thực tiễn của định lí Py – ta – go . Giới thiệu quê hương biển đảo thông qua bức tranh đã được lật mở 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS- Nội dung
- Sau 4 tam giác vuông là 1 bức tranh , để biết được bức tranh này là gì ? Các em hãy cùng thầy giải các câu đố ở các tam giác vuông . 
- Có 4 nhóm,. Thời gian cho mỗi câu hỏi là 5’	
Câu hỏi 1 : (tam giác vuông 1)
- Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 12 cm , AC = 5 cm . Tính độ dài BC . 
(Nhóm nào đúng và nhanh nhất sẽ cộng 3 điểm, đúng và nhanh thứ 2 sẽ cộng 2 điểm, đúng và nhanh thứ 3 sẽ được cộng 1 điểm, đúng và nhanh thứ 4 sẽ được cộng 0,5 điểm )
 1 phần bức tranh sẽ được lật mở .
Câu hỏi 2 : ( tam giác vuông 2 )
Khẳng định sau đây đúng hay sai : Tam giác có độ dài 3 cạnh 4cm, 5cm, 6cm là tam giác vuông ?
 A.Đúng B. Sai 
Yêu cầu học sinh trình bày lời giải của câu này. Có thể trả lời miệng
Tương tự gv lật mở tam giác vuông thứ 2
Câu hỏi 3 (tam giác vuông 3)
Độ dài x (cm ) ở hình bên là : 
A. 4cm
B. 6 cm
C. 7 cm
D. 5 cm
Nếu chọn được đáp án đúng thì sẽ trả về màn hình bức tranh, tiếp tục 1 phần bức tranh nữa sẽ được hiện ra 
Câu hỏi 4 : bài 58 sgk/ 132 ( tam giác vuông 4 )
 Đố : Trong lúc anh Nam dựng tủ thẳng đứng, tủ có bị vướng vào trần nhà không ? cho học sinh 1 khoảng thời gian suy nghĩ. Sau đó mời 1 vài học sinh nêu ý tưởng
- Để tính được AC ta phải làm sao ? Sử dụng định lí gì ?
- Sau khi trả lời xong câu hỏi 4 các thao tác như câu trên, để lật mở mảnh ghép cuối cùng . Sẽ hiện ra bức tranh . 
Gv hỏi :
Cho biết một trong những quần đảo lớn thuộc 1 thành phố của Việt Nam , đó là quần đảo nào ? GV nhấp nút hình bầu dục trên màn hình . Sau đó :
- Gv giới thiệu về vị trí địa lí của quần đảo Hoàng Sa, cũng như lịch sử chủ quyền của Việt Nam , thông qua tài liệu được đính kèm ở bên dưới giáo án này . Qua đó giáo dục tư tưởng yêu quê hương biển đảo cho các em !
- Sau đó giáo viên giới thiệu về tam giác Ai Cập, có thể em chưa biết và cuối cùng là tiểu sử của nhà toán học Py – ta – go 
Học sinh quan sát, chuẩn bị bảng con và các dụng cụ để hoạt động nhóm, tích điểm theo nhóm để được những phần quà nhỏ vào cuối giờ học. 
Câu hỏi 1 : 
BC2 = 122 + 52 = 169
Suy ra BC = cm
Câu hỏi 2 :
B. Sai . Nhóm nào trả lời nhanh nhất và đúng sẽ ghi 1 điểm. Nếu nhóm nào trả lời sai thì sẽ thay bằng nhóm khác
Câu hỏi 3 : 
D. 5cm 
Hình thức hoạt động nhóm tương tự như ở câu hỏi 2
Câu hỏi 4 :
1 vài học sinh nêu ý tưởng...
Có thể là chưa chính xác . Nếu cần thì gv gợi ý kẻ thêm đường AC và tính AC . 
- Ở câu này chỉ lấy 1 nhóm nhanh nhất cộng 3 điểm 
- Đáp án : AC xấp xỉ 20, 4 dm .Vậy anh Nam dựng tủ sẽ không bị vướng vào trần nhà .
- 1 vài hs đứng dậy phát biểu
- học sinh chú ý lắng nghe .
* Hoạt Động 3 : Kiểm tra 5’
Phiếu học tập
Nội dung
Bài làm
Câu 1 : 
Cho mảnh vườn hình chữ nhật , với độ dài các cạnh như trên hình vẽ . Tính độ dài đường chéo của mảnh vườn ?
Câu 2 : Tam giác ABC có độ dài 3 cạnh AB = 8cm, AC = 17cm, BC = 15 cm có là tam giác vuông không ? Vì sao ?
3. Dặn dò :
- học thuộc lòng 2 định lí thuận và đảo
- Xem lại các bài tập đã giải 
- Làm các bài tập 59, 60 sgk / 133
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập :
- Cho học sinh làm bài kiểm tra 5’, để đánh giá kết quả học tập của học sinh 
- Gv phát phiếu học tập cho cả lớp 
 8. Các sản phẩm của học sinh :
- Qua 3 lớp giảng dạy, khảo sát trong 106 em học sinh, tôi nhận thấy đa số học sinh đã biết giải 2 bài tập này . Kết quả đạt được như sau :
Giỏi : 30% ; Khá : 60% ; Trung bình : 10%
- Biết phân biệt được khi nào dùng py – ta – go, khi nào dùng py – ta – go đảo ?
- Hiểu thêm về các quần đảo của Việt Nam, nêu cao được tinh thần yêu quê hương đất nước, ra sức học tập thật tốt để thể hiện lòng yêu nước .
- Từ kết quả học tập của học sinh tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào 1 môn học là 1 việc làm bổ ích, nó không những giúp cho học sinh có được nhiều kiến thức qua 1 bài học , mà còn giúp giáo viên tìm hiểu những kiến thức môn học khác để vận dụng 1 cách linh hoạt vào bài giảng của mình, giúp cho bài giảng sinh động hơn. 
Trên đây là hồ sơ dạy học thử nghiệm của cá nhân tôi, chắc chắn là còn nhiều thiếu sót, mong được sự ủng hô, góp ý của quý thầy cô để tôi hoàn thiện tốt hơn vào những bài giảng sau . Xin chân thành cảm ơn !
*Bài thuyết trình về Hoàng Sa 
- Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời . Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “ bãi cát vàng” . Quần đảo Hoàng Sa gồm 37 đảo , bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng . Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2 .
- Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2 , đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5 km2 .
- Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, sự thay đổi thời tiết rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc đi biển . Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, cây cối um tùm, vô số các loài chim và đặc biệt là san hô, hải sâm, baba , rùa sinh sống .
- Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản thuận lợi phát triển kinh tế , quan trọng hơn đây là vị trí chiến lược quan trọng trong giao thương quốc tế.
- Đã có những bằng chứng , các bia đá thời Pháp thuộc, thời vua nhà Nguyễn để chứng thực Hoàng Sa là chủ quyền của Việt Nam . Cách đây hơn 1 năm ( vào ngày 1/5/2014 ), chắc các em cũng nghe nói trên báo đài cũng như các phương tiện khác về vụ Trung Quốc hạ trái phép dàn khoan Hải Dương 981 lên biển đông thuộc lãnh thổ của Việt Nam . Đó là 1 hành động sai trái, vi phạm chủ quyền biển đảo, Trung quốc đã thể hiện 1 thái độ hung hãn, tàu của Trung Quốc đã phun vòi rồng vào tàu của Việt Nam, cũng như là đã tấn công các ngư dân của Việt Nam . Hành động đó là không thể chấp nhận được . Vì thế các em phải ra sức học tập, đó cũng là góp 1 phần nhỏ sức mình thể hiện lòng yêu nước, yêu quê hương biển đảo , cũng như nêu cao tinh thần bảo vệ và giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ .Để tìm hiểu về quần đảo Hoàng Sa các em học sinh có thể vào địa chỉ trang web sau :
 để tham khảo thêm . 
QUÝ THẦY CÔ THAM KHẢO RỒI CHO Ý KIẾN NHÉ 
ĐỊA CHỈ MAIL : duylinh.nt79@gmail.com

Tài liệu đính kèm:

  • docGA day hoc tich hop luyen tap pytago.doc
  • pptxLD - NT - THH7 - LINH - T41 2015. 2016.ppt.pptx