45 Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 - Nguyễn Văn Ngãi

docx 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "45 Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 - Nguyễn Văn Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45 Câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 12 - Nguyễn Văn Ngãi
45 CÂU TRẮC NGHIỆM (ATGT, BÀI 1, 2 VÀ KIẾN THỨC XH)
Biên soạn và tổng hợp: Nguyễn Văn Ngãi
Trường THPT Đào Sơn Tây – TP. HCM
Câu 1. Để quản lý xã hội Nhà nước đã ban hành hệ thống quy tắc xử sự chung đó gọi là
A. Chính sách
B. Cơ chế
C. Pháp luật
D. Đạo đức
Câu 2. Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là hiến pháp năm
A. 2013
B. 2016
C. 1992
D. 1980
Câu 3. Quốc hiệu (tên nước) đầy đủ của Việt Nam hiện nay là
A. Việt Nam dân chủ cộng hòa
B. Cộng hòa nhân dân Việt Nam
C. Việt Nam xã hội chủ nghĩa
D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Câu 4. Luật “cơ bản” của Nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất gọi là
A. Luật hình sự
B. Luật hành chính
C. Hiến pháp
D. Luật dân sự
Câu 5. Pháp luật có vai trò thế nào đối với công dân
A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
C. Bảo vệ lợi ích của công dân
D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân
Câu 6. Nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp, không được trái
A. Hiến pháp
B. Bộ Luật hình sự
C. Bộ Luật dân sự
D. Bộ Luật lao động
Câu 7. Một trong những điều kiện để kết hôn là
A. Nam nữ từ 18 tuổi trở lên
B. Nam nữ từ 20 tuổi trở lên
C. Mọi công dân từ đủ 20 tuổi trở lên không phân biệt giới tính
D. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên
Câu 8. Theo quy định của pháp luật thì cơ quan nào có thẩm quyền quyết định hủy việc đăng ký kết hôn trái pháp luật
A. UBND phường, xã
B. UBND quận, huyện
C. Tòa án
D. Phòng tư pháp
Câu 9. Tòa án căn cứ vào pháp luật để ra một bản án là 
A. Công bố pháp luật.
B. Vận dụng pháp luật.
C. Căn cứ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 10. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 11. Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 12. Một trong những dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật là
A. Do người có trách nhiệm pháp lý thực hiện
B. Do người tâm thần thực hiện
C. Do người 19 tuổi trở lên thực hiện
D. Tất cả đều sai
Câu 13. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. Từ 18 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 14. Người bị coi là tội phạm nếu
A. Vi phạm hành chính
B. Vi phạm hình sự
C. Vi phạm kỷ luật
D. Vi phạm dân sự
Câu 15. Điền từ còn thiếu vào dấu : “Trách nhiệm pháp lý là  mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình”.
A. Nghĩa vụ
B. Trách nhiệm
C. Việc 
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 16. Người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm
A. Hình sự
B. Dân sự
C. Hành chính
D. Kỷ luật
Câu 17. Theo Hiến pháp năm 2013, tự do kinh doanh được quy định là
A. Nghĩa vụ của công dân.
B. Trách nhiệm của công dân.
C. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
D. Quyền của công dân.
Câu 18. Hiếp dâm trẻ em là hành vi vi phạm
A. Hành chính.
B. Dân sự.
C. Hình sự. 
D. Kỷ luật.
Câu 19. Bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên bán hàng, khi đó bên mua đã có hành vi vi phạm
A. Kỷ luật
B. Dân sự
C. Hình sự
D. Hành chính
Câu 20. Cố ý lái xe gây tai nạn nghiêm trọng cho người khác là hành vi vi phạm
A. Kỷ luật
B. Dân sự
C. Hình sự
D. Hành chính
Câu 21. Khi thuê nhà ông A, ông B đã tự động sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến ông A. Hành vi này của ông B là hành vi vi phạm
A. Dân sự
B. Hình sự
C. Kỷ luật
D. Hành chính
Câu 22. Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của
A. Công dân nam từ 17 tuổi trở lên
B. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên
C. Công dân từ 20 tuổi trở lên
D. Mọi công dân Việt Nam
Câu 23. Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở
A. Tính hiện đại.
B. Tính tiên phong.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung
D. Tính truyền thống.
Câu 24. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế
B. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
C. Quan hệ lao động và quan hệ xã hội
D. Quan hệ kinh tế và quan hệ lao động
Câu 25. Buôn bán, vận chuyển ma túy là hành vi vi phạm
A. Dân sự
B. Hình sự
C. Kỷ luật
D. Hành chính
Câu 26. Học sinh sử dụng tài liệu khi kiểm tra giữa kỳ là hành vi vi phạm
A. Dân sự
B. Hình sự
C. Kỷ luật
D. Hành chính
Câu 27. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
A. Chở người bệnh đi cấp cứu;
B. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
C. Trẻ em dưới 14 tuổi.
D. Cả 3 câu đều đúng
Câu 28. Người từ đủ bao nhiêu tuổi có quyền đăng ký học giấy phép lái xe hạng A1?
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên
B. Từ đủ 20 tuổi trở lên
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên
D. Từ đủ 17 tuổi trở lên
Câu 29. Khi xảy ra tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện gây ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây: 
A. Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường.
B. Cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Câu 30. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
A. Giấy đăng ký xe; giấy phép lái xe;
B. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự; giấy đăng ký xe; giấy phép lái xe.
C. Giấy đăng ký xe; giấy phép lái xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
D. Giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.
Câu 31. Độ tuổi được phép điều khiển xe máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm2
A. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 32. Thông tin báo cháy và chữa cháy được thực hiện bằng cách nào?
A. Điện thoại 
B. Hiệu lệnh 
C. Thư điện tử
D. A và B đúng
Câu 33. Số điện thoại báo cháy khẩn cấp là
A. 113
B. 114 
C. 115
D. 116
Câu 34. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của
A. Cơ quan Nhà nước.
B. Chủ Doanh nghiệp.
C. Hộ gia đình.
D. Mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
Câu 35. Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
A. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
B. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông;
C. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ;
D. Tất cả đều đúng. 
Câu 36. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào của nước ta?
A. Đà Nẵng
B. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
C. Tỉnh Khánh Hòa
D. Tỉnh Quảng Ngãi
Câu 37. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào của nước ta?
A. Quảng Nam
B. Quảng Trị
C. Quảng Ngãi
D. Đà Nẵng
Câu 38. Đảo vừa có diện tích lớn nhất, vừa có ý nghĩa quan trọng về du lịch, an ninh- quốc phòng có tên là gì? Tại đâu?
A. Đảo Côn Đảo- Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
B. Đảo Phú Quốc- Tỉnh Kiên Giang.
C. Đảo Lý Sơn- Tỉnh Quảng Ngãi
D. Đảo Cồn Cỏ- Tỉnh Quảng Bình.
Câu 39. Pháp luật là:
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. Hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Câu 40. Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở
A. Tính hiện đại.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính tiên phong.
D. Tính truyền thống.
Câu 41. Ở nước ta cơ quan có thẩm quyền ban hành Hiến pháp, Luật là:
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Bộ tư pháp
D. Bộ Công an
Câu 42. Ở nước ta cơ quan được gọi là cơ quan “Lập pháp” là:
A. Bộ Tư Pháp
B. Chính phủ
C. Quốc hội
D. Viện kiểm sát
Câu 43. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam có nhiệm kỳ mấy năm?
A. 4 năm
B. 5 năm
C. 6 năm
D. Tất cả đều sai.
Câu 44. Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế được thể hiện (giảm tải – bỏ)
A. Pháp luật và kinh tế đều là những phương tiện cần thiết của Nhà nước.
B. Kinh tế là cơ sở để sinh ra pháp luật.
C. Pháp luật vừa phụ thuộc vào kinh tế, vừa tác động trở lại đối với kinh tế.
D. Pháp luật là sự thể hiện của kinh tế.
Câu 45. Pháp luật là phương tiện để công dân:
A. Sống tự do, dân chủ.
B. Thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
C. Quyền con người được tôn trọng và bảo vệ.
D. Công dân phát triển toàn diện.
-------- Hết ------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docx45_CAU_HOI_TRAC_NGHIEM_GDCD_LOP_12_CHUAN_MOI.docx