2 Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 102 - Năm học 2016-2017

docx 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 361Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 102 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Hóa học Lớp 10 - Mã đề 102 - Năm học 2016-2017
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGỌC TẢO
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (2016-2017)
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề: 102
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trong một chu kỳ, bán kính nguyên tử của các nguyên tố
A. tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.	 B. giảm theo chiều giảm độ âm điện.
C. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.	 D. không thay đổi.
Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 3,1g hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp vào nước thu được 1,12 lít hiđro (đktc). Hai kim loại kiềm đã cho là :
	A. Li và Na	B. Na và K	C. K và Rb	D. Rb và Cs
Câu 3. Nguyên tử Ca có Z = 20, vậy
A. Ca thuộc chu kỳ 4, nhóm IB.	B. Ca thuộc chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. Ca thuộc chu kỳ 3, nhóm IIA.	D. Ca thuộc chu kỳ 4, nhóm IA.
Câu 4. Các nguyên tử trong cùng một chu kỳ có đặc điểm chung nào sau đây:
A. Số electron lớp ngoài cùng	B. Số proton.
C. Số electron trong nguyên tử.	D. Số lớp electron.
Câu 5 : Dãy sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ tăng dần :
A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, Si(OH)4.	B. Si(OH)4, Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2.
C. Mg(OH)2, NaOH, Si(OH)4,Al(OH)3. 	D. Si(OH)4, Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH
Câu 6 : Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Xác định vị trí nguyên tố X trong bảng tuần hoàn.
A. Chu kì 2, ô 7, nhóm IIA	B. Chu kì 3, ô 15, nhóm VA
C. Chu kì 3 ô 16, nhóm VA	D. Chu kì 3 ô 17, nhóm IIA
Câu 7 : Theo quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thì:
A.phi kim mạnh nhất là oxi	B. phi kim mạnh nhất là flo
C. kim loại mạnh nhất là liti	D. kim loại yếu nhất là xesi
Câu 8. Nguyên tử X có cấu hình là 3d54s2. X thuộc loại nguyên tố nào sau đây
	A. Nguyên tố s	C. Nguyên tố f	B. Nguyên tố d	D. Nguyên tố p
Câu 9. Số nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1là :
	A. 4	B. 3	C. 2	D. 1
Câu 10. Nguyên tố R thuộc nhóm VIA. Công thức oxit cao nhất của R và công thức hợp chất với hiđro là:
	A. R2O5 và RH3	B. RO2 và RH4	C. RO3 và RH2	D. R2O7 và RH
B. TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm).Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử một nguyên tố X thuộc nhóm IIA là 36.
a) Xác định số hạt proton, electron, notron mỗi loại và số khối A
b) Viết cấu hình electron và xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn.
Đáp án: Z= 12 à Mg
Câu 2 (2 điểm). Hợp chất khí với hidro của một nguyên tố có công thức H2R. Oxit cao nhất của nó chứa 60% oxi về khối lượng. Tìm nguyên tố R. Viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hidro.
Đáp án: MR=32 à R là S; SO3; H2S
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NGỌC TẢO
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (2016-2017)
Môn: Hóa học 10
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề: 101
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Các đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
A. Tính kim loại, tính phi kim	C. Độ âm điện 
B. Bán kính nguyên tử	D. Tất cả đều đúng
Câu 2. Dãy nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải
A. Na < K < Mg < Al	C. Mg < Al < Na < K. 	B. Al < Mg < Na < K.	D. K < Na < Al < Mg.
Câu 3. Cho cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố A là 1s22s22p63s23p5, vị trí của A trong bảng tuần hoàn 
A. ô thứ 16 nhóm VIIA chu kỳ 3	B. B. ô thứ 17 nhóm VIIA chu kỳ 3
C. ô thứ 18 nhóm VIIA chu kỳ 3	D. D. ô thứ 17 nhóm VIIA chu kỳ 4
Câu 4. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A có đặc điểm chung nào sau đây:
A. Số electron lớp ngoài cùng	C. Số lớp electron
B. Số electron	D. Số proton
Câu 5. Số nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1là :
	A. 1	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 6. Nguyên tử Cu có Z = 29, vậy
A. Cu thuộc chu kỳ 3, nhóm IB.	B. Cu thuộc chu kỳ 4, nhóm IB.
C. Cu thuộc chu kỳ 3, nhóm IA.	D. Cu thuộc chu kỳ 4, nhóm IA.
Câu 7. Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử nguyên tố A là 18. Vị trí của A trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 2, nhóm IIA.	C. Chu kì 3, nhóm IIA
B. Chu kì 2, nhóm IA	D. Chu kì 2, nhóm IVA
Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. A và B là các nguyên tố:
	A. Mg và Cl	B. Si và Br	C. Al và Br	D. Al và Cl
Câu 9. Nguyên tố trong nhóm VIA có công thức oxit cao nhất và hợp chất với hidro là :
	A. RO3 và RH2	C. RO2 và RH2	B. RO3 và RH	D. RO2 và RH3
Câu 10. Hai nguyên tố X, Y thuộc cùng một nhóm, ở hai chu kỳ nhỏ liên tiếp nhau, có tổng điện tích hạt nhân là 18. CT oxit cao nhất của X, Y lần lượt là:
	A. CO2 và SiO2	C. N2O5 và P2O5	B. B2O3 và Al2O3	D. F2O và Cl2O7
B. TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm).Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng 1 chu kỳ của bảng tuần hoàn, và có tỏng điện tích hạt nhân là 25
a) Viết cấu hình electron của A, B và cho biết vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn
b) Viết CT oxit, hidroxit tương ứng. So sánh tính chất hóa học của A, B và của các hidroxit tương ứng ( tính kim loại, tính phi kim, tính axit – bazo )
Đáp án: Giả sử ZB>ZA à ZA=12, Mg; ZB= 13, Al
Câu 2(2 điểm). Oxit cao nhất của nguyên tố R là RO2, trong hợp chất của R với hidro chứa 75% R về khối lượng. Tìm nguyên tố R. Viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất với hidro.
Đáp án: MR = 12 à R là C; CO2, CH4

Tài liệu đính kèm:

  • docx2_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_1_mon_hoa_hoc_lop_10_ma_de_102_nam.docx