Đề khảo sát chất lượng giữa học kì I - Năm học: 2015 - 2016 môn Vật lý – Khối 7

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 915Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kì I - Năm học: 2015 - 2016 môn Vật lý – Khối 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng giữa học kì I - Năm học: 2015 - 2016 môn Vật lý – Khối 7
PHÒNG GD & ĐT TP TÂY NINH
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI
 NĂM HỌC : 2015- 2016
 MÔN VẬT LÝ – KHỐI 7
 Thời gian: 45 phút
Câu 1: Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? (1đ).
Câu 2: Có mấy loại chùm sáng ? Kể tên, vẽ hình minh họa (1đ).
Câu 3: Hiện tượng nguyệt thực thường xảy ra vào khoảng thời gian nào trong tháng? (1đ).
Câu 4: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? (1,5đ).
Câu 5: Giải thích vì sao trên ô tô để quan sát được những vật ở phía sau mình, người lái xe thường đặt phía trước mặt một gương cầu lồi? (1đ).
Câu 6: Chiếu 1 tia sáng lên gương phẳng ta thu được tia phản xạ. Hãy vẽ tia phản xạ và nêu cách vẽ (1đ). 
S
Câu 7:
a) Hãy nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? (1,5đ)
b) Cho mũi tên AB đặt trước gương phẳng, hãy vẽ ảnh của mũi tên AB đặt trước gương đó? (1đ)
 A
	 B
c) Vẽ ảnh của một vật có hình dạng tam giác MNP qua một gương phẳng? (1đ)
 N
 M	P
 Ngày 24 tháng 9 năm 2015
 GVBM 
 Nguyễn Thị Kim Sơn 
 PHÒNG GD & ĐT TP TÂY NINH
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KSCL GIỮA HK I 
 NĂM HỌC: 2015- 2016 - MÔN VẬT LÝ - KHỐI 7 - Thời gian: 45 phút 
Câu hỏi
Đáp án
Điểm
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6
Câu 7:
- Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
- Có 3 loại chùm sáng : song song, hội tụ, phân kỳ.
Chùm sáng song song Chùm sáng hội tụ Chùm sáng phân kỳ 
 - Hiện tượng nguyệt thực thường xảy ra vào khoảng giữa tháng tức là ngày 15 âm lịch. 
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. Góc phản xạ luôn bằng góc tới.
- Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.
- Vẽ đường pháp tuyến IN, rồi vẽ góc NIR = góc SIN
N
 Vậy IR là tia phản xạ cần vẽ
S
R
I
a) Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.
b) Hình vẽ đúng A (Hình vẽ câu b)
c) Lấy M’ đối xứng với M qua gương. 
 Lấy N’ đối xứng với N qua gương.	 B 
 Lấy P’ đối xứng với P qua gương.
Tam giác M’N’P’ chính là ảnh của tam giác MNP
 (Hình vẽ câu c) 
 N B’ A’
 M	 P	
 M’	P’	
	N’	 
1 đ
1đ
1đ
1,5đ
1đ
0,5đ
0,5đ
1,5đ
1đ
1đ
 Ngày 24 tháng 9 năm 2015
 GVBM
 	 Nguyễn Thị Kim Sơn

Tài liệu đính kèm:

  • docDEKSCL_GIUA_HKI_15_16.doc