Tuyển tập đề thi học kì I Ngữ văn lớp 9 (Có đáp án)

docx 29 trang Người đăng dothuong Lượt xem 723Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập đề thi học kì I Ngữ văn lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập đề thi học kì I Ngữ văn lớp 9 (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm):
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
-         Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
-         Hãy chọn và phân tích một câu thơ (hoặc một đoạn thơ) trong đoạn trích để
làm nổi bật bút pháp nghệ thuật này dưới ngòi bút Nguyễn Du.
Câu 2 (3,0 điểm):
- Hãy kể tên các phương châm hội thoại đã học.
- Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Nói nhảm nhí, vu vơ là //
b) Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là//
c) Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là //
d) Nói có căn cứ chắc chắn là //
e) Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là //
 ( nói mát;  nói hớt; dây cà ra dây muống; nói móc; nói mò; nói có sách, mách có chứng; nói leo; nói nhăng nói cuội, nói ra đầu ra đũa)
Cho biết mỗi từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 3 (5,0 điểm):
Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
..HẾT..
Câu 1: (2,0 điểm)
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả, tâm trạng là mục đích miêu tả. (0,5 đ)
- H/s chọn và phân tích một câu thơ (hoặc một đoạn thơ) trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để làm nổi bật bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
Yêu cầu:
+ Chọn hợp lí (Câu thơ hay đoạn thơ phải sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, phải  truyền tải 1 nội dung tương đối trọn vẹn).                 (0,5 đ)
+ Phân tích được những đặc sắc của bút pháp tả cảnh ngụ tình trong câu (đoạn) thơ đã chọn.                                                                       (1,0 đ)
Câu 2 (3,0 điểm):
- Các phương châm hội thoại đã học: (0,5 đ)
+ Phương châm về lượng
+ Phương châm về chất
+ Phương châm quan hệ
+ Phương châm cách thức
+ Phương châm lịch sự
Lưu ý: Kể đúng cả 5 phương châm: 0,5 đ; đúng 3,4 phương châm: 0,25; chỉ kể được 1,2 phương châm: không cho điểm.
- Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống và phương châm hội thoại liên quan.   (2,5 đ)
a. Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội: phương châm về chất.
b. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc: phương châm lịch sự.
c. Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa: phương châm cách thức.
d. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng: phương châm về chất.
e. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo: phương châm lịch sự.
Lưu ý: Mỗi ý đúng: 0, 5 đ, đúng được nửa ý (chỉ điền từ đúng hoặc tìm phương châm hội thoại liên quan đúng): 0,25 đ
Câu 3 (5,0 điểm):
Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Yêu cầu kĩ năng:
-         HS có kĩ năng tạo lập văn bản tự sự (kể chuyện tưởng tượng dưới hình thức viết thư).
-         Kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm
-         Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, văn viết trong sáng, có cảm xúc
Yêu cầu kiến thức: HS cần:
- Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất, người kể chuyện chính là bản thân mình (đồng thời cũng là nhân vật chính trong câu chuyện).
- Xây dựng cốt truyện:
+ Tình huống truyện: Là buổi về thăm trường cũ sau 20 năm xa cách.
+ Diễn biến: Tiến trình buổi về thăm trường (đến trường, thời gian ở lại trường và ra về)
 (Diễn biến câu chuyện cần hấp dẫn, lôi cuốn, sâu sắc, có cảm xúc, đúng không gian và thời gian đề bài yêu cầu.Cần kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm)
+ Kết thúc: Bối cảnh phút chia tay mái trường, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân
- Xây dựng nhân vật:
+ Nhân vật tôi (người viết thư, người kể chuyện và là người về thăm trường cũ)
+ Các nhân vật khác (có thể có): người bạn học cũ, những nhân vật mà nhân vật tôi gặp gỡ trong buổi về thăm trường
(Các nhân vật cần có sự sinh động về ngoại hình và chiều sâu nội tâm, sử dụng khéo léo các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm)
Biểu điểm:
Điểm 4-5: Bài viết đáp ứng tốt (hoặc tương đối tốt) các yêu cầu về kĩ năng cũng như kiến thức trong đáp án.
Điểm 2,5 đến 3,5: Bài viết đáp ứng các yêu cầu cơ bản về kĩ năng cũng như kiến thức (đúng thể loại, đúng nội dung) tuy nhiên sự vận dụng các yêu cầu chưa thật tốt.
Điểm 1-2: Bài viết đúng thể loại nhưng sơ sài, mắc nhiều lỗi, chưa đủ các yêu cầu, thiếu rõ ràng, mạch lạc. Còn vụng trong các kĩ năng
Điểm 0: Lạc đề.
(Lưu ý chung: Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, hoặc có những cảm nhận riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề bài thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.
     Chỉ cho điểm tối đa nếu đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng (bài viết đủ ý, bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không hoặc mắc rất ít lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận). Những bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có sáng tạo cần được khuyến khích.
     Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn theo nguyên tắc: điểm toàn bài làm tròn 0,5)
Câu 1(2.0 điểm): Những thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày hiểu biết của em về phương châm hội thoại đó
a. Nửa úp nửa mở            
Mồm loa tép nhảy:    
Câu 2 : (1.0 điểm)
  Từ “xuân" trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ  nào mang nghĩa chuyển? Xác định nghĩa của mỗi từ "xuân" ấy.
          a.  Làn thu thuỷ nét xuân sơn                   
          b.  Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.      
Câu 3: (2.0 điểm )Tóm tắt Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Câu 4: Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ sau:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.”
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kì
Đồng chí”
                                          ( Trích bài  Đồng chí – Chính Hữu)
Đề B:
Câu 1(2.0 điểm): Những thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày hiểu biết của em về phương châm hội thoại đó
          a. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược      
          b. Nói như đấm vào tai
Câu 2 : (1.0 điểm)
  Từ “xuân" trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ  nào mang nghĩa chuyển? Xác định nghĩa của mỗi từ "xuân" ấy.
a.  Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
b.   Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
       Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Câu 3: (2.0 điểm )Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du
Câu 4: Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ sau:
Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.”
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kì
Đồng chí”
                                          ( Trích bài  Đồng chí – Chính Hữu)
Đáp án
Đề A:
Câu
Yêu cầu
Điểm
Câu 1
A: 
a . Cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ. 
b. lịch sự:
B:
a. Quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh lạc đề
b. lịch sự:  Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người đối thoại
1.0
1.0
Câu 2
A và B
a. Nghĩa gốc.
b. Nghĩa chuyển.
0.5
0.5
Câu 3
A
- Vũ Thị Thiết-người con gái xinh đẹp,thùy mị nết na, quê ở Nam Xương,lấy chồng là Trương Sinh con nhà hào phú.Chàng có tính đa nghi nhưng nàng luôn giữ gìn khuôn phép nên gia đình ấm êm thuận hòa.Thế rồi triều đình bắt Trương Sinh đi lính đánh giặc Chiêm
- Nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ chồng và sinh một đứa con trai đặt tên là Đản.Mẹ chồng bệnh ,nàng chăm sóc chu đáo.Mẹ chồng mất,nàng tế lễ tiếc thương.
- Giặc tan,Trương Sinh trở về.Chàng bế con đi thăm mộ mẹ và nghe đứa bé ngây thơ nói:"Trước đây thường có 1 người đàn ông đêm nào cũng đến,mẹ Đản ngồi cũng ngồi mẹ Đản đi cũng đi.".Trương Sinh nghi vợ phản bội nên mắng nhiếc,đánh đuổi nàng.Họ hàng bênh vực nhưng chàng không nghe.Cuối cùng,nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.Đêm đến đứa é chỉ bóng chàng trên vách và gọi là cha.Trương Sinh hiểu chuyện thì đã muộn.
- Thời gian sau,Phan Lang-người cùng làng với Vũ Nương-gặp nạn trôi dạt tới thủy cung. Chàng gặp lại Vũ Nương đang sống cùng Linh Phi và các nàng tiên.Vũ Nương bày tỏ tâm sự và nhờ gửi hộ chiếc trâm vàng cho Trương Sinh.Khi Phan Lang được Linh Phi đưa về trần,chàng kể lại cho Trương Sinh nghe.Trương Sinh lập đàn tràng tế lễ ở bến Hoàng Giang,Vũ Nương hiện về tạ tình chàng rồi biến mất.
B: Đảm bảo  3 ý lớn
- Gặp gỡ và đính ước
- Gia biến và lưu lạc
- Đoàn tụ
0.5
0.5
0.5
0.5
0.75
0.75
0.5
Câu 4
A và B
MB:
-         Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-         Nội dung chính bài thơ đồng chí
-         Luận điểm của đoạn thơ: Cơ sở của tình đồng chí ( dẫn thơ)
TB:
      - Có cùng hoàn cảnh xuất thân: từ những miền quê nghèo,... cùng chung giai cấp
-         Cùng một mục đích, lí tưởng, nhiệm vụ chung: "Súng bên súng" " đầu sát bên đầu"
-          cùng chia ngọt sẻ bùi: "Đêm rét chung tri kỉ
-         Cảm nghĩ về tình “đồng chí!”
KB:  Khái quát về vẻ đẹp người lính thời kì kháng chiến chống Pháp qua 7 câu thơ trên, tình cảm của bản thân với người lính,...
0.25
0.25
0.5
1.0
0.5
0.5
1.0
1.0
Phần I (7đ)
Cho đoạn văn sau:
“ Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Được viết bằng chữ gì? (1đ)
Đoạn văn trên có dùng điển tích gì, nêu ý nghĩa của việc dùng các điển tích đó?(1đ)
Nhân vật bày tỏ nỗi lòng trong đoạn văn trên là ai? Điều muốn bày tỏ là gì? (1đ)
Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chính trong tác phẩm có đoạn trích trên. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn em trình bày. (4đ)
Phần II (3đ)
Trong một bài thơ có đoạn:
                                  “ Ta nghe hè dậy bên lòng
                        Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
                                  Ngột làm sao chết uất thôi
                        Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu”
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Viết trong hoàn cảnh nào? (1đ)
Viết đoạn văn diễn dịch nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên? (Đoạn văn có sử dụng câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân-kết quả, xác định rõ câu ghép đó bằng cách gạch chân) (2đ)
Phần I (7đ)
Câu 1 (1đ)
- Đoạn văn trên trích trong văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (0,25đ)
- Thuộc tác phẩm: Truyền kì mạn lục (0,25đ)
- Tác giả: Nguyễn Dữ (0,25đ)
- Viết bằng chữ Hán (0,25đ)
Câu 2 (1đ)
- Dùng điển tích ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ (0,5đ)
- Ý nghĩa của việc dùng điển tích: Thể hiện sự trong sáng, thủy chung của Vũ Nương. (0,5đ)
Câu 3 (1đ)
- Nhân vật muốn bày tỏ nỗi niểm trong đoạn văn là Vũ Nương. (0,5đ)
- Muốn bày tỏ với trời đất để giải nỗi oan cho mình. (0,5đ)
Câu 4 (4đ)
- Viết đúng hình thức đoạn văn, số lượng không vượt quá hoặc ít quá 2 câu. (0,5đ)
- Nội dung  (3,5đ)
+ Ngay từ đầu đã được giới thiệu “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”.
+ Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng (thể hiện trong những cư xử khéo léo để gia đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù người chống có tính đa nghi; trong lời dặn dò ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung thủy chờ chồng “cách biệt ba năm giữ gìn một tiết”).
+ Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu
+ Nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa: cuộc hôn nhân của nàng không xuất phát từ tình yêu; phải đằng đẵng chờ chồng khi chồng đi chiến trận.
+ Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các lời thoại của Vũ Nương: cố phân trần với chồng, biện bạch cho mình mà không được, đau khổ tuyệt vọng khi bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, bị dồn vào bước đường cùng: phải tự vẫn ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự).
+ Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu) nhưng vẫn không làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con được nữa.
Phần II (3đ)
Câu 1(1đ)
- Tác phẩm: Khi con tu hú- Tố Hữu (0,5đ)
- Hoàn cảnh ra đời: Viết khi tác giả đang bị nhốt trong nhà lao phủ Thừa Thiên. (0,5đ)
Câu 2 (2đ)
- Viết đúng hình thức đoạn văn(0,5đ)
- Nội dung cảm nhận được tâm trạng bức bối của người chiến sĩ trong tù ngục và dùng 1 câu ghép chính phụ có quan hệ nguyên nhân-kết quả, có xác định bằng cách gạch chân (2đ)
Cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng.
           Đêm hôm qua cầu gãy.
Câu 2. ( 2 điểm )
Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:
a.       Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời. (Vũ Bội Tuyền)
b.       Mặt trời xuống biển như hòn lửa. (Huy Cận)
c.       Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
    Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. (Nguyễn Khoa Điềm)
1.Trường hợp nào mặt trời là thuật ngữ?
2.Trường hợp nào mặt trời được dùng làm phép tu từ? Đó là phép tu từ gì?
3.Trường hợp nào mặt trời được dùng với nghĩa gốc?
Câu 3. (2 điểm)
          Trong Truyện Kiều có câu:
                         Vân xem trang trọng khác vời
a. Chép lại theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo?
b. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả trong đoạn thơ vừa chép?
Câu 4. (5 điểm)
Câu chuyện cảm động về một người thân đã đi xa.
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Văn 2015 
Câu 1: (1 điểm) 
 - Câu trên vi phạm phương châm cách thức vì gây ra cách hiểu mơ hồ. (0,5 đ)
   - Chữa lại: Có thể thêm dấu phẩy, hoặc thêm từ thích hợp để câu được hiểu rõ ràng hơn. (0,5 đ)
           Ví dụ: Đêm hôm qua, cầu gãy.
Câu 2: (2 điểm) 
1.Trường hợp mặt trời là thuật ngữ: (0,5 điểm)
Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời
2.Trường hợp mặt trời được dùng làm một phép tu từ: (0,5 điểm)
Mặt trời xuống biển như hòn lửa ->so sánh
3.Trường hợp mặt trời được dùng với nghĩa gốc: (1 đ)
Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời
 Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.  
Câu 3: (2 điểm)
a.Chép đúng 3 câu tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: (0,5 điểm)
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
 Mây thua  nước tóc tuyết nhường màu da.
b.Nhận xét về bút pháp nghệ thuật miêu tả nhân vật (1,5 điểm)
      Về cơ bản hs cần nêu được:
- Vẻ đẹp của Thúy Vân được miêu tả một cách toàn vẹn, cụ thể từ khuôn mặt, nét mày, nụ cười, mái tóc, làn da, giọng nói...
- Nguyễn Du sử dụng biện pháp ẩn dụ với những hình ảnh ước lệ tượng trưng. Vẫn là cách thức quen thuộc của văn học cổ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người. Sắc đẹp của Thúy Vân đươc sánh ngang với nét kiều diễm của hoa nguyệt, ngọc ngà, mây tuyết... toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời.
- Miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân đoan trang, phúc hậu - vẻ đẹp mà thiên nhiên sẵn sàng nhường nhịn, nhà thơ đã ngầm dự báo một cuộc đời, một số phận êm đềm, bình yên của nàng.
Câu 4: (5 điểm)
* Yêu cầu chung:
+ Làm đúng kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+Sử dụng tốt các hình thức ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong bài viết.
+ Xây dựng được tình huống truyện hợp lý, lôi cuốn người đọc qua đó bộc lộ được những tình cảm, cảm xúc chân thành trong sáng.
+ Bố cục rõ ràng.
* Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu được tình huống gợị nhớ về người thân và câu chuyện ( cần chỉ rõ người thân đó là ai, câu chuyện đó là gì). (0.5 điểm )
Thân bài
 +  Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự hợp lí.  (2 điểm)   
-         Nêu được sự việc mở đầu,
-         Nêu được sự việc phát triển – cao trào
-         Nêu được  sự việc kết thúc )
 Trong quá trình kể kết hợp được các yếu tố miêu tả, biểu cẩm, sử dụng linh hoạt các hình thức ngôn ngữ để thể hiện tình cảm của mình, của người thân trong câu chuyện.
+ Kể lại được kỷ niệm sâu sắc nhất giữa mình và người thân. (2 điểm)   
     - Đó là kỉ niệm nào
-         Kỉ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với mình ở tại thời điểm đó và bây giờ.
Trong quá trình kể kết hợp với yếu tố miêu tả, ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, yếu tố nghị luận để thể hiện tình cảm, suy nghĩ của mình về kỉ niệm với người thân.
Kết bài:
Bài học sâu sắc được rút ra từ câu chuyện đó. (0.5 điểm)
Đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Văn năm 2015
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm).
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng (Câu 1,2)
Câu 1(0,5 điểm) Truyền kỳ mạn lục có nghĩa là gì?
A. Ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kỳ lạ từ trước đến nay.
Câu 2(0,5 điểm): Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kỳ?
A. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật.
B. Là những truyện kể có đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường.
C. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra.
D. Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử.
Chọn câu trả lời có đáp án đúng(Câu 3,4)
Câu 3(0,5 điểm): Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?
A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá trong giao tiếp.
B. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
C. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
D. Người nói được đặc điểm của các tình huống giao tiếp .
Câu 4(0,5 điểm): Để không vi phạm phương châm hội thoại ta phải làm gì?
A. Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp .
B. Hiểu rõ nội dung mình định nói.
C. Biết im lặng khi cần thiết.
D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.
Câu 5.(0,5điểm): Miêu tả trong văn bản thuyết minh có vai trò:
Câu 6.(0,5 điểm): Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn ta cần
II. Phần tự luận
Câu 1 (2,0 điểm): Bản Tuyên bố với thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em có bố cục 3 phần hãy phân tích tính hợp lý của bố cục này?
Câu 2 (5,0 điểm): Thuyết minh về cây tre Việt Nam.
Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Văn năm 2015
I. Phần trắc nghiệm
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
2
3
4
5
6
A
B
D
A
Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, dễ hiểu
Ta cần thuyết minh sự vật một cách hình tượng bóng bẩy.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
II. Phần tự luận
Câu 1 (2,0 điểm): Học sinh trả lời được các ý sau:
* Bố cục ba phần của bản tuyên bố mang tính hợp lí, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ:
- Phần sự thách thức nói lên sự thiệt thòi bất hạnh mà trẻ em phải chịu đựng.
- Phần cơ hội đề cập đến những thuận lợi trong việc chăm sóc trẻ em.
-  Phần nhiệm vụ nêu lên trách nhiệm, nghĩa vụ biện pháp chăm sóc trẻ em.
-         Câu 2 (5,0 điểm):
-         Yêu cầu về hình thức (1,0điểm)
+ Bài viết có bố cục chặt chẽ, rõ ràng, sắp xếp hệ thống mạch lạc, chính xác có sức thuyết phục
+ Đoạn văn, câu văn trôi chảy, gọn , từ ngữ chính xác, không sai lỗi chính tả. Chữ viết rõ ràng sạch đẹp.
     - Yêu cầu về nội dung (4,0 điểm)
Bài viết phải nêu được các ý chính sau:
- Mở bài:     + Cây tre rất gần gui với người dân ViệtNam
                   + Nó cũng có nhiều công dụng thiết thực (Sử dụng từ miêu tả)
- Thân bài:
+ Tre hàu như xuất hiện cùng với bản làng trên khắp nước Việt nam (Sử dụng kể một chi tiết về quê để giới thiệu)
+ Tre không kén chọn đất đai, thời tiết (giải thích, liệt kê), thường sống thành hàng luỹ (kết hợp miêu tả)
+ Đặc điểm và

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_Van_9_HK_I.docx