I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Phần I( 1,5 điểm) Dùng bút khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng trong các câu sau: Trong các cách sắp xếp về khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng từ tốt đến kém sau cách sắp xếp nào là đúng? Đất cát, đất thịt, đất sét. C. Đất thịt, đất sét, đất cát. Đất sét, đất thịt, đất cát. D. Đất sét, đất cát, đất thịt. Đất xám bạc màu là: Đất chứa nhiều chất dinh dưỡng. C. Đất có nồng độ muối cao. Đất nghèo chất dinh dưỡng. D. Đất chứa nhiều muối phèn. Mục đích của làm ruộng bậc thang là: Giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên. Hạn chế dòng nước chảy, hạn chế được sói mòn, rửa trôi. Tăng bề dày lớp đất trồng. Tăng độ che phủ đất. Loại phân nào sau đây không phải là phân hoá học? Phân đạm. C. Phân Xanh. Phân lân. D. Phân vi lượng. Đâu là nhược điểm của cách bón phân “phun lên lá”: Cây dễ sử dụng. Phân bón không chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất. Tiết kiệm phân bón. Cần có dụng cụ, máy móc phức tạp. Tiêu chí của giống cây trồng tốt là: Sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ canh tác của địa phương. Có chất lượng tốt, năng suất cao và ổn định. Chống chịu được sâu bệnh. Tất cả các tiêu chí trên. Phần II( 2 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây: Phòng trừ sâu ,bệnh hại phải đảm bảo các nguyên tắc: phòng là chính, trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và . sử dụng tổng hợp .. Sâu, bệnh ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, . của cây trồng và làm giảm . , chất lượng nông sản. Giống cây trồng tốt có tác dụng làm tăng năng suất , tăng . nông sản , tăng vụ và thay đổi : Côn trùng gây hại có kiếu biến thái , ở giai đoạn sâu non chúng phá hoại . II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 6,5 điểm) Câu 1 : Đất trồng là gì ? ( 0,5 điểm) Câu 2 : Nêu tác dụng của phân bón? Cần phải bảo quản phân bón như thế nào? ( 2 điểm) Câu 3: Thế nào là côn trùng? Nêu các biện pháp phòng sâu bệnh hại? ( 2,5 điểm) Câu 4: Trình bày cách phân bệt các nhóm phân ; a.Phân biệt nhóm phân bón hòa tan và nhóm ít hoặc không hòa tan( 0,5 điểm) b.Phân biệt trong nhóm phân bón hòa tan: ( 0,5 điểm) c.Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hòa tan: ( 0,5 điểm) ĐÁP ÁN: PHẦN TRẮC NGHIỆM: I- 1.c 2. b 3.b 4. a 5. d 6.d II. 1. kịp thời, biện pháp 2 . Phát triển – Năng suất 3. chất lượng - sản lượng 4 – Hoàn toàn – nông sản II. PHẦN TỰ LUẬN: Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. Bón phân vào đất làm tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất và chất lượng nông sản. Tùy loại phân mà có cách bảo quản như: _ Phân hóa học bảo quản bằng các biện pháp: + Đựng trong chum, vại, sành đậy kín hoặc bao gói bằng bao nilông. + Để ở nơi cao ráo, thoáng mát. + Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau. _ Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đóng, dùng bùn ao trét kín bên ngoài. a. Côn trùng ( sâu bọ) là động vật không xương sống thuộc ngành Chân khớp có cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu. Vòng đời của côn trùng là khoảng thời gian từ giai đoạn trứng đến giai đoạn côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng. b.Có 5 biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại: _ Biện pháp canh tác , biện pháp sử dụng giống kháng sâu, bệnh. _ Biện pháp thủ công. _ Biện pháp sinh học. _ Biện pháp kiểm dịch thực vật. 4.Thực hành: Phân biệt nhóm phân bón hòa tan và nhóm ít hoặc không hòa tan: _ Bước 1: Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm. _ Bước 2: Cho 10- 15 ml nước sạch vào và lắc mạnh trong vòng 1 phút. _ Bước 3: Để lắng 1 đến 2 phút. Quan sát mức độ hòa tan: + Nếu thấy hòa tan: phân đạm, phân kali. + Không hoặc ít hòa tan: phân lân và vôi. Phân biệt trong nhóm phân bón hòa tan: _ Bước 1: đốt cục than củi trên ngọn đèn cồn đến khi nóng đỏ. _ Bước 2: Lấy một ít phân bón khô rắc lên cục than củi đã nóng đỏ. + Nếu có mùi khai: phân đạm. + Nếu không có mùi khai: phân kali. Phân biệt trong nhóm phân bón ít hoặc không hòa tan: Quan sát màu sắc: _ Nếu phân bón có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng xám như ximăng, đó là phân lân. _ Nếu phân bón có màu trắng, dạng bột đó là vôi.
Tài liệu đính kèm: