ahmÔn tập bài tập buổi 1: Câu 1: Cho 9,3g một amin no, đơn chức, bậc 1 tác dụng với dung dịch FeCl3 dư, thu được 10,7g kết tủa. CTPT của amin là? A. CH3NH2 B. C2H5NH2 C. C3H7NH2 D. C4H9NH2 Câu 2: Cho 0,4 mol một amin no, đơn chức tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 32,6g muối. CPTP của amin là? A. CH3NH2 B. C2H5NH2 C. C3H7NH2 D. C4H9NH2 Câu 3 (CĐ – 2007): để trung hòa 25g dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. CTPT của X là? A. C3H5N B. C2H7N C. CH5N D. C3H7N Câu 4 (ĐHKB – 2010) : Trung hòa hoàn toàn 8,88g một amin bậc 1, mạch các bon không phân nhánh bằng axit HCl tạo ra 17,64g muối. Amin có công thức là? A. H2N(CH2)4NH2 B. CH3CH2CH2NH2 C. H2NCH2CH2NH2 D. H2NCH2CH2CH2NH2 Câu 5 (ĐHKA-2007): Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 (l) CO2, 1,4 (l) N2 (các thể tích đo ở đktc) và 10,125g H2O. Công thức phân tử của X là? A. C3H7N B. C2H7N C. C3H9N D. C4H9N Câu 6 (ĐHKA – 2010): Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí CO2 ; N2 và hơi H2O (các thể tích đo cùng điều kiện). Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường giải phóng khí N2. Chất X là? A. CH2=CH-NH-CH3 B. CH3-CH2-NH-CH3 C. CH3-CH2-NH2 D. CH2=CH-CH2-NH2 Câu 7 (CĐ – 2008): Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15g X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4g muối khan. Công thức của X là? A. H2NC3H6COOH B. H2NCH2COOH C. H2NC2H4COOH D. H2NC4H8COOH Câu 8: Hợp chất Y là một aminoaxit. Cho 0,02 mol Y tác dụng vừa đủ với 80ml dd HCl 0,25M. Sau đó cô cạn được 3,67g muối. Mặt khác, trung hòa 1,47g Y bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH,cô cạn dung dịch thu được 1,91g muối. Biết Y có cấu tạo mạch không nhánh. CTCT của Y là ? A. H2NCH2CH2COOH B. CH3CH(NH2)COOH C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH D. HOOCCH2CH(NH2)COOH Câu 9: Cho 0,2 mol amino axit X phản ứng vừa đủ với 100ml dd HCl 2M thu được dung dịch A. Cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với dd NaOH, sau phản ứng, cô cạn sản phẩm thu được 33,9g muối. X có tên gọi là? A. Glyxin B. Alanin C. Valin D. Axit glutamic Câu 10: X là một amino axit có công thức tổng quát dạng H2N – R – COOH. Cho 8,9g X tác dụng với 200ml dung dịch HCl 1M , thu được dung dịch Y. Để phản ứng với hết với các chất trong dd Y cần dùng 300ml dd NaOH 1M. Công thức cấu tạo đúng của X là ? A. H2N-CH2-COOH B. H2N-CH2-CH2-COOH C. CH3CH(NH2)COOH D. CH3CH2CH(NH2)COOH Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, mạch hở, đơn chức phải dùng hết 10,08 lít khí O2 ở đktc. Công thức phân tử của amin? A. C2H5NH2 B. CH3NH2 C. C4H9NH2 D. C3H7NH2 Bài tập buổi 2: 1, tính toán khối lượng Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp gồm 3 amin thu được 3,36 (l) CO2 (đktc); 5,4(g) H2O và 1,12 (l) N2 (đktc). Giá trị của m là? A. 3.6 B. 3,8 C. 4 D. 3,1 Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn a mol amin no, đơn chức thu được 13,2g CO2 và 8,1g H2O. Giá trị của a là? A. 0,05 B. 0,1 C. 0,07 D. 0,2 Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn m gam aminoaxit X chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm – COOH thu được 6,72 lít CO2 , 1,12 lít N2 và 4,5 gam H2O. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là: A. 17,4. B. 15,2. C. 8,7. D. 9,4 15.Amino axit X chứa một nhóm chức amino axit trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích 4 : 1. CTCT của X là: A. H2N[CH2]3COOH B. H2NCH2CH2COOH C. H2N–CH(NH2)–COOH D. H2NCH2COOH 2. bài tập so sánh số mol HCl và số mol amin ( amino axit) -> số nhóm NH2 16. X là một α-amino axit. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80ml dd HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thu được 1,835g muối khan. Phân tử khối của X là: A. 174 B. 147 C. 197 D. 187 Câu 17: Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M. Cô cạn dung dịch được 1,835g muối. Khối lượng phân tử của A là? A. 97 B. 120 C. 147 D. 157 Câu 18: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Thể tích của dung dịch HCl 1M đã dùng? A. 100ml B. 50ml C. 200ml D. 320ml Câu 19: Trung hòa 3,1 gam một amin đơn chức X cần vừa đủ 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử X là? A. C2H5N B. CH5N C. C3H9N D. C3H7N 3. bài tập tìm dãy đồng đẳng Câu 20(CĐ – 2010) : Cho 2,1g hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 3,925g hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là? A. CH3NH2 và C2H5NH2 B. C2H5NH2 và C3H7NH2 C. C3H7NH2 và C4H9NH2 D. CH3NH2 và (CH3)3N Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 2 amin no đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được CO2 và hơi nước tỷ lệ thể tích CO2 : H2O = 8 : 17. Công thức phân tử của 2 amin? A. C2H5NH2 và C3H7NH2 B. C3H7NH2 và C4H9NH2 C. CH3NH2 và C2H5NH2 D. C4H9NH2 và C5H11NH2 Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 2 amin no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Công thức phân tử của 2 amin đó là: A. CH5N và C2H7N. B. C2H7N và C3H9N. C. C3H9N và C4H11N. D. C4H11N và C5H13N 4. bài tập phản ứng với NaOh Câu 23 (ĐHKA – 2010): Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175ml dd HCl 2M thu được dd X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là? A. 0,50 B. 0,65 C. 0,70 D. 0,55 Câu 24: Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là A. 11,95 gam. B. 12,95 gam. C. 12,59 gam. D. 11,85 gam. Câu 25: Cho 5,9 gam etylamin (C3H7NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối (C3H7NH3Cl) thu được là (Cho H = 1, C = 12, N = 14) A. 8,15 gam. B. 9,65 gam. C. 8,10 gam. D. 9,55 gam. Câu 26: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là A. 7,65 gam. B. 8,15 gam. C. 8,10 gam. D. 0,85 gam. Câu 27: Cho anilin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 38,85 gam muối. Khối lượng anilin đã phản ứng là A. 18,6g B. 9,3g C. 37,2g D. 27,9g. Lý thuyết 1. Phát biểu nào sau đây đúng: A. Phân tử các amino axit chỉ có một nhóm NH2 và một nhóm COOH B. Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím C. Dung dịch của các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím D. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường 2. Công thức cấu tạo của glyxin là: A. H2N–CH2–CH2–COOH B. H2N–CH2–COOH C. CH3CH(NH2)COOH D. CH2OHCHOHCH2OH 3. Trong các tên gọi dưới đây tên nào không phù hợp với chất CH3CH(NH2)COOH A. Axit 2-aminopropanoic B. Axit α- aminopropanoic C. Anilin D. Alanin 4. Số đồng phân của amino axit có CTPT C3H7O2N và C4H9O2N lần lượt là: A. 3 và 4 B. 2 và 5 C. 3 và 5 D. 2 và 4 5. Từ các amino axit có CTPT C3H7O2N có thể tạo thành bao nhiêu loại polime khác nhau (p/u trực tiếp) A. 2 loại B. 4 loại C. 7 loại D. 6 loại 6. Có 3 chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]2NH2. Để nhận biết 3 dd trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây: A. NaOH B. HCl C. CH3OH/ HCl D. Quỳ tím 7. Có 3 ống nghiệm mất nhãn chứa riêng biệt 3 dd: H2NCH2COOH, H2NCH2CH2CH(NH2)COOH, HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COOH. Thuốc thử để nhận 3 dd là: A. NaOH B. HCl C. Quỳ tím D. Dd Na2CO3 8. pH của dd cùng nồng độ mol 3 chất H2NCH2COOH (1), CH3CH2COOH (2), CH3[CH2]3NH2 (3) tăng theo trật tự nào sau đây? A. (3) < (1) < (2) B. (2) < (1) < (3) C. (1) < (2) < (3) D. (2) < (3) < (1) 1. Nhận xét nào sau đây không đúng: A. Các amin đều có thể kết hợp với proton B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn aminiac C. Metyl amin có tính bazơ mạnh hơn anilin D. Công thức tổng quát của amin no mạch hở là CnH2n+2+kNk 2. Điều khẳng định nào sau đây luôn đúng? A. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ B. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn C. Đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol N2 D. A và C đúng 3. Sự sắp xếp nào đúng theo trật tự tăng dần lực bazơ của các hợp chất? A. C2H5NH2 < (C2H5)2NH < NH3 < C6H5NH2 B. (C2H5)2NH < NH3 < C6H5NH2 < C2H5NH2 C. C6H5NH2 < NH3 < C2H5NH2 < (C2H5)2NH D. NH3 < C2H5NH2 < (C2H5)2NH < C6H5NH2 4. Hãy sắp xếp các chất: amoniac (1), anilin (2), p-nitroanilin (3), p-metylanilin (4), metylamin (5), đimetylamin (6) theo thứ tự lực bazơ tăng dần A. 2 < 3 < 4 < 5 < 1 < 6 B. 3 < 2 < 4 < 1 < 5 < 6 C. 2 < 3 < 4 < 1 < 5 < 6 D. 3 < 4 < 2 < 1 < 5 < 6 5. Có ba chất: butylamin (1), anilin (2), amoniac (3). Sắp xếp các chất trên theo thứ tự lực bazơ tăng dần: A. 1 < 2 < 3 B. 3 < 2 < 1 C. 2 < 3 < 1 D. 1 < 3 < 2 6. Ancol và amin nào sau đây có cùng bậc: A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2 B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2 C. C6H5CH(OH)CH3 và C6H5NHCH3 D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH 7. Thuốc thử để phân biệt các dd: etyl amin, anilin, glucôzơ, glixerol A. Quỳ tím, dd brom B. Quỳ tím, Cu(OH)2/ NaOH C. Quỳ tím, dd AgNO3/ NH3 D. A và B đều đúng 8. Có 4 bình mất nhãn đựng riêng biệt các chất: metanol, glixerol, dd anilin, dd glucôzơ. Thuốc thử để nhận biết 4 bình là: A. Cu(OH)2/ NaOH, Na B. Dd AgNO3/ NH3 C. Cu(OH)2/ NaOH, dd brom D. Dd brom, Na 9. Để tách riêng từng chất từ hỗn hợp benzen, anilin, phenol, ta chỉ cần dùng các hóa chất (dụng cụ điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là: A. Dd NaOH, dd HCl, khí CO2 B. Dd brom, dd NaOH, khí CO2 C. Dd brom, dd HCl, khí CO2 D. Dd NaOH, dd NaCl, khí CO2 10. Hiện tượng nào dưới đây mô tả không chính xác: A. Nhúng quỳ tím và dd etyl amin thấy quỳ chuyển thành màu xanh B. Phản ứng giữa khí metyl amin và khí hiđrôclorua thấy xuất hiện khói trắng C. Nhỏ nước brom vào ống nghiệm đựng dd anilin thấy xuất hiện kết tủa trắng D. Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dd đimetyl amin thấy chuyển thành màu xanh 11. Giải pháp thực tế nào sau đây không hợp lí A. Rửa lọ đựng anilin bằng axit mạnh B. Khử mùi tanh của cá bằng giấm ăn C. Tổng hợp chất màu thực phẩm bằng phản ứng của amin thơm bậc I với dd hỗn hợp NaNO2 và HCl ở t0 thấp D. Tạo chất màu bằng phản ứng giữa ankyl amin bậc I với HNO2 12. C2H5NH2 trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau: A. HCl B. H2SO4 C. NaOH D. Quỳ tím 13. Cho sơ đồ phản ứng X è C6H6 è Y è anilin. X và Y lần lượt là: A. C2H2 và C6H5NO2 B. C2H2 và C6H5CH3 C. C6H12 (xiclo hexan) và C6H5CH3 D. CH4 và C6H5NO2 14. Nhóm có chứa 1 dd (hoặc chất) không làm quỳ tím đổi màu xanh là: A. NaOH, NH3 B. NaOH, CH3NH2 C. NH3, CH3NH2 D. NH3, anilin 15. Tên nào phù hợp với chất C6H5 – CH2NH2 A. Phenylamin B. Benzylamin C. Anilin D. Phenylmetylamin 16.Phân biệt các dd: lòng trắng trứng, glucôzơ, glixerol và hồ tinh bột chỉ bằng một thuốc thử là: A. Cu(OH)2/ NaOH B. dd I2 C. dd AgNO3/ NH3 D. dd Br2 17.Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím A. CH3NH2 B. H2N–CH2–COOH C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH D. CH3COONa 18.Cho các chất: (1) C6H5NH2, (2) C2H5NH2, (3) (C2H5)2NH, (4) NaOH, (5) NH3 Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần lực bazơ là: A. (1)<(5)<(2)<(3)<(4) B. (1)<(2)<(5)<(3)<(4) C. (1)<(5)<(3)<(2)<(4) D. (2)<(1)<(3)<(5)<(4) 19. Dung dịch chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh? A. C6H5NH2 B. H2N–CH2–COOH C. CH3CH2CH2NH2 D. H2NCHCOOOH CH2CH2COOH 20. Có 3 hóa chất sau đây: etylamin, phenylamin và amoniac. Thứ tự tăng dần lực bazơ được sắp xếp theo dãy: A. Amoniac < etylamin < phenylamin B. Etylamin < amoniac < phenylamin C. Phenylamin < amoniac < etylamin D. Phenylamin < etylamin < amoniac
Tài liệu đính kèm: