Tổng hợp lý thuyết Tiến hóa Sinh học lớp 12

doc 13 trang Người đăng dothuong Lượt xem 6928Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp lý thuyết Tiến hóa Sinh học lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp lý thuyết Tiến hóa Sinh học lớp 12
 TIẾN HÓA
Bằng chứng tiến hóa
Bằng chứng trực tiếp: hóa thạch
Bằng chứng gián tiếp: giải phẫu so sánh; phôi sinh học; địa lý sinh vật học; tế bào, sinh học phân tử.
I, Bằng chứng giải phẫu so sánh:
1, Cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự
Cơ quan tương đồng
Cơ quan tương tự
Khái niện
Là những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể và có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau, có những sai khác về chi tiết là do chúng thực hiện chức năng khác nhau
Là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhân chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự
Ý nghĩa
Phản ánh sự tiến hóa phân ly
Phản ánh sự tiến hóa đồng quy
VD
-Cánh rơi, cánh tay người, cánh chim, vây cá voi
-Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của động vật
-Gai xương rồng và tua quấn đậu hà lan
-Gai hoa hồng và gai xương rồng
-mang cá và mang tôm
2, Cơ quan thoái hóa
- Là những cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành nên để lại vết tích
-Nguyên nhân: là do điều kiện sống thay đổi cơ quan mất dần chức năng ban đầu dẫn đến tiêu giảm
-Ý nghĩa: phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới
-Hiện tượng cơ quan thoái hóa phát triển mạnh ở cơ thể trưởng thành gọi là hiện tượng lại tổ(vd: người có đuôi, lông giậm)
-VD: Con chăn 2 bên lỗ huyệt còn 2 mẩu xương, Cá voi chi sau tiêu giảm chỉ còn di tích,nếp thịt nhỏ ở mắt là mí mắt thứ 3 ở chim
- Cơ quan thoái hóa không còn thực hiện chức năng nhưng không bị tiêu giảm là vì: không biểu hiện có hại neenkhoong bị CLTN đào thải; gen có thể bị đào thải nhưng tgian chưa đủ dài.
II, Bằng chứng phôi sinh học:
trong qua trình phát triển phôi của các loài động vật có xương sống có sự giống nhau ở những giai đoạn đầu tiên, chỉ những giai đoạn về sau mới xuất hiện đặc điểm đặc trưng cho mỗi lớp
Ý nghĩa: Là một bằng chứng về nguông gôc chung của động vật, nhuwngx đặc điểm giống nhau càn nhiều càng kéo dài trong nhưng giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.
III, Bằng chứng địa lí sinh vật học:
Đặc điểm hệ động thực vật ở từng vùng không những phụ thuộc vào điều kiện sinh lý, sinh hóa mà còn phụ thuộc vào vùng đó đã tách khỏi những vùng khác vào tgian nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.
Hệ động thực vật trên các đảo lục địa phong phú hơn hệ động thực vật trên các đảo đại dương chính là bằng chứng cho quá trình hình thành loài mới dưới tác động của các nhân tố tiến hóa mà chủ yếu là CLTN và cách ly địa lý.
IV, Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử:
1, Bằng chứng tế bào học
-Mọi cơ thể sinh vật đều cấu tạo từ tế bào
-Mọi tế bào sinh ra từ tế bào sống trước đó vad không có sự hình thành tế bào ngẫu nhiên từ chất vô sinh
-Tế bào là đơn vị tổ chức và đơn vị chức năng của sự sống
2, bằng chứng sinh học phân tử
-Mọi sinh vật đều có vật chất di truyền là AND ngoại trừ 1 số là ARN
-AND của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại A,T,G,X
-các loài sinh vật đều có chung mà di truyền là 64 bộ ba, có chung cơ chế phiên mã dich mã
-Protein của các lời đều được cấu tạo của khoảng 20 a.a
-> Ý ngĩa: thuyết tế bào cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới, Sự giống nhau nhiều hay ít trong cấu trúc ADN của Protein phản ánh mối quan hệ họ hàng gần hay xa của sinh vật
-> kết luận: Trong các bằng chứng tiến hóa thì bằng chứng sinh học phân tử là thuyết phục nhấy vì có thể xác định được bằng thực nghiệm.
B. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
I, Học thuyết Lamac:
-NN tiến hóa: do tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật
-Cơ chế: Những biến đổi trên cơ thể sinh vật do tác động trưc tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật đều được di truyền tích lũy qua các thế hệ tạo nên những biến đổi sâu sắc trên cơ thể sinh vật
-Hình thành đặc điểm thích nghi:
 + Mọi sinh vật đều phản ứng giống nhau trước tác động của ngoại cảnh
 + Ngoại cảnh thay đổi một cách chậm chạp nên sinh vật kịp thời thích nghi và có khả năng phản ứng phù hợp với sự thay đổi của điều kiện sống nên không bị đào thải
-Sự hình thành loài mới: loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng chung gian, tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh
- chiều hướng tiến hóa: nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp
II, Học thuyết Đacuyn:
1, Một số khái niệm
a. Biến đổi cá thể: là những biến đổi trên cơ thể sinh vật xuất hiện một cách đồng loạt theo 1 hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh nên ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa
b. Biến dị cá thể: là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản, xuất hiện ở trừng cá thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định nên là nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hóa.
c. di truyền: là cơ sở cho sự tích lũy các biến dị nhỏ thành những biến đổi lớn
d. chọn lọc nhân tạo:
-nội dung; gồm 2 mặt song song vừa đào thải những biến dị bất lợi cho con người vừa tích lũy những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.
-nguyên liệu: các biến dị xuất hiện trong quần thể vật nuôi cây trồng
-động lực: nhu cầu thị hiếu của con người
-kết quả: tạo ra rất nhiều giống vật nuôi, cây trồng khác nhau và khác xa với tổ tiên ban đầu
e. Chọn lọc tự nhiên:
-nội dung: gồm 2 mặt song song vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật
-nguyên liệu; các loại biến dị ở quần thể sinh vật
-động lực: do sự đấu tranh sinh tồn
-kết quả: đưa đến sự tồn tại của sinh vật thích nghi nhất hoàn thiện dần các đặc điểm thích nghi, nâng cao dần trình độ tổ chức, hình thành những loài mới làm sinh vật ngày càng đa dạng
-đối tượng: cấp cá thể
-thực chất: là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.
2, Quan điểm tiến hóa
-Nguyên nhân tiến hóa: do CLTN tác động thông qua các đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật
-Tích lũy các biến dị có lợi đào thải các biến dị có hại dưới tác động của CLTN
-Loài mới được hình thành qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của CLTN theo con đường phân li tính trạng từ 1 nguồn gốc chung
-Hình thành đặc điểm thích nghi: CLTN đào thải các dạng kém thích nghi và bảo tồn những dạng thích nghi với hoàn cảnh sống( sự tích lũy các biến dị có lợi dưới tác động của CLTN)
*Hạn chế: 
- Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền
- Chưa hiểu được nguyên nhân và cơ chế di truyền biến dị
- Chưa hiểu được cơ chế tác động của ngoại cảnh và tác động của CLTN
III, Học thuyết tiến hóa hiện đại:
1, Quan điểm tiến hóa
a. Tiến hóa nhỏ: Là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể( biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) dưới tác động của các nhân tố tiến hóa kết quả xuất hiện loài mới.
b. Tiến hóa lớn: là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài như: chi, lớp, ngành, bộ, giới
2, Đơn vị tiến hóa cơ sở
-Cấp độ quần thể vì:
+ quần thể có tính toàn vẹn trong khoảng không gian và thời gian
+ quần thể có khả năng biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ
+ quần thể tồn tại thực trong tự nhiên
3, Các nhân tố tiến hóa: gồm đột biến, di nhập gen, CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên, giao phooiskhoong ngẫu nhiên.
4, Cơ chế tiến hóa: sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới áp lực của CLTN được các cơ chế cách ly thúc đẩy dẫn đến hình thành 1 hệ gen kín cách li di truyền với hệ gen gốc.
5, Sự hình thành đặc điểm thích nghi: chịu sự chi phối của 3 nhân tố: đột biến, giao phối, CLTn.
6, Sự hình thành lời mới: loài mới được hình thành là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi tạo hệ gen mới cáh li sinh sản với quần thể gốc.
7, Cống hiến: Làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ và bắt đầu làm rõ nét riêng của tiến hóa lớn.
IV, Các nhân tố tiến hóa:
Khái niệm: là những nhân tố làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
Gồm 3 nhóm:
+ Nhóm nhân tố tạo nguyên liệu cho tiến hóa: đột biến, giao phối
+ Nhóm nhân tố định hướng sự tiến hóa: CLTN
+Nhóm nhân tố làm thay đổi đột ngột tần số alen: các yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen
1, Đột biến
-ĐB tự nhiên thường có hại cho cơ thể vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong kiểu gen trong nội bộ cơ thể và giữa cơ thể với môi trường đã hình thành qua quá trình tiến hóa lâu dài.
-Đb được xem là nguồn nguyên liệu của tiến hóa vì:
 + Thường có hại nhưng phần lớn alen đột biến là alen lặn tồn tại ở thể dị hợp không biểu hiện kiểu hình
 + Giá trị thích nghi của 1 đb thay đổi tùy vào từng tổ hợp gen( một đột biến đặt trong trường hợp này có hại nhưng đặt trong trường hợp khác có thể trở nên có lợi)
 +Giá trị thích nghi của 1 đb thay đổi tùy thuộc vào điều kiện môi trường( trong môi trường quen thuộc thể đột biến thường tỏ ra có sức sống kém hoặc kém thích nghi với dạng gốc nhưng nếu đặt vào điều kiện mới thì nó có thể trở nên thích nghi hơn)
-Đb gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa vì:
 + So với đb NST thì đb gen phổ biến hơn và ít ảnh hưởng đến sức sống
 + tần số đb gen tự nhiên thường rất thấp chỉ từ 10 mũ -6 đến 10 mũ -4 nhưng cơ thể có rất nhiều gen và 1 quần thể có rất nhiều cá thể nên đột biến tạo ra nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
2, Di nhập gen
-DNG là sự lan truyeeng gen từ quần thể này sang quần thể khác hay là hiện tượng 1 số cá thể quần thể này ra nhập vào quần thể khác.
-di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể bằng cách sự di cư hoặc nhập cư của 1 số cá thể mang đến hoặc mang đi những alen đã có sẵn trong quần thể hoặc alen chưa có trong quần thể.
3, Chọn lọc tự nhiên
-Đối tượng: quần thể
-nguyên liệu cltn: biến dị di truyền( đb và biến dị tổ hợp)
-cơ chế tác động: tác động trực tiếp lên kiểu hình của các cá thể dẫn đến tác động gián tiếp lên kiểu gen và làm thay đổi tần số alen của quần thể
-thực chất: là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể( kết đôi, giao phối, sinh con, độ mắn đẻ)
-kết quả: là sự sống sót và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn
-vai trò: quy định quá trình tiến hóa thông qua các hình thức chon lọc, quy định tốc độ và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố tiến hóa có hướng.
-CLTN làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào:
 +Cl chống lại alen trội: alen trội bị đào thải hoàn toàn khỏi quần thể
 +Cl chống lại alen lặn: đào thải châm hơn, không bao giờ loại hết alen lặn khỏi quần thể vì alen lặn tồn tại dưới trạng thái dị hợp.
-có 3 hình thức chọn lọc:
a. Chọn lọc ổn định:
 -Là sự chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình đào thải những cá thể mang tính trạng chênh lệch xa mức tb.
 -vd: sau cơn bão những con chim cánh dài 50cm, 70cm bị chết; những cin chim cánh dài 60cm còn sống
 -điều kiện: ổn định không thay đổi qua nhiều thế hệ
b. Chọn lọc vận động: 
 -Là hình thức chọn lọc mà những đặc điểm thích nghi cũ được thay thế bởi đặc điểm thích nghi mới( tần só alen thay đổi theo hướng thích nghi)
 -điều kiện: khi hoàn cảnh sống thay đổi theo 1 hướng xác định
 -vd: loài bướm cây bạch dương
c. Chọn lọc phân hóa:
 -Diễn ra khi điều kiện sống thay đổi sâu sắc và trở nên không đồng nhất
 -đặc điểm: các cá thể ở mức trung bình bị rơi vào trạng thái bất lợi và bị đào thải, chon lọc diễn ra 1 số hướng hình thành nhóm cá thể thích nghi và chịu tác động của clonj lọc ổn định
 -vd: sự nhiều màu sắc của loài bọ ngựa
*Kết luận:
-CLTN không chỉ tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động với từng cá thể riêng rẽ mà tác động đến toàn thể quần thể.
-Áp lực của CLTn lớn hơn rất nhiều so với áp lực của đột biến
4, Các yếu tố ngẫu nhiên
-Gòm bênh dịch, lũ lụt, bão
-Đặc điểm:
 + Làm thay đổi đột ngột tần số của các alen trong quần thể không theo 1 hướng xác định, 1 alen nào đó dù có lợi nhưng cũng có thể bị lợi bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và 1 alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể
 + quần thể có kích thước càng nhỏ( dưới 500 con) các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen
 + biến động di truyền không chỉ tác động độc lập mà còn phối hợp với cả CLTN
5, Giao phối không ngẫu nhiên
-Gồm tự thụ phấn, giao phối gần, giao phối có lựa chon
-Đặc điểm:
 + Không làm thay đổi tần số alen của quần thể
 + Chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng giảm tần số kiểu gen dị hợp tăng tần số kiểu gen đồng hợp tạo điều kiện cho alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình; là nhân tố tiến hóa có hướng
V, Quá trình hình thành đặc điểm thích nghi:
1, Khái niệm về đặc điểm thích nghi: là những đặc điểm của môi trường giúp chúng sống tốt hơn trong môi trường
-Chia làm 2 dạng: thích nghi kiểu hình( thường biến) và thích nghi kiểu gen( lich sử)
-sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật phải là 1 quá trình lich sử chịu sự chi phối của 3 nhân tố:
 +quá trình đột biến: cung cấp nguyên liệu ban đầu cho CLTN
 +quá trình giao phối: phát tán đột biến có lợi tạo được tổ hợp gen thích nghi
 +CLTN: làm tăng tần số đột biến có lợi hoặc những tổ hợp gen thích nghi
-quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm tùy thuộc vào sự tích lũy và phát sinh các alen đột biến, tốc độ sinh sản của loài và áp lực của CLTN
2, Tính hợp lý tương đối của các quần thể thích nghi
Mỗi đặc điểm thích nghi có tính hợp lý tương đối vì: 
-Là sản phẩm của CLTN trong 1 hoàn cảnh sống nhất định nên khi hoàn cảnh sống thay đổi thì đặc điểm thích nghi đó được thay thế bằng đặc điểm thích nghi khác
-Ngay trong hoàn cảnh sống ổn định, các đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng tác động nên trong lịch sử tiến hóa những sinh vật tiến hóa sau mang nhiều đặc điểm thích nghi hơn những sinh vật xuất hiện trước
3, Hiện tượng đa hình cân bằng trong quần thể
-là hiện tượng trong quần theertoonf tại song song một số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định, không 1 dạng nào có ưu thế trội hơn hẳn để có thể hoàn toàn thay thế các dạng khác
-vd: nhóm máu của người
VI, Loài, quá trình hình thành loài
1, Khái niệm về loài: là 1 hoặc 1 nhóm cả thể có vốn gen chung, có những tính trạng chung về hình thái, sinh lý có khu phân bố xác định trong đó các cá thể giao phối vowia nhau và được cách li sanh sản với các nhóm quần thể thuộc loài khác
-loài chim sáo mỏ vàng và chim sáo mỏ nâu
2, Những tiêu chuẩn của 2 loài thân thuộc
a. Tiêu chuẩn hình thái: Các cá thể cùng loài thường có chung 1 hệ tính trạng giống nhau nhưng giữa 2 loài khác nhau có sự gián đoạn về hình thái
-vd: sương rồng 3 cạnh và 5 cạnh
b. Tiêu chuẩn địa lí, sinh thái
-T/h đơn giản: 2 loài thân thuộc chiếm 2 khu phân biệt, mang đặc điểm riêng(vd: voi trâu phi và voi ấn độ)
-T/h phức tạp: 2 loài có khu phân bố trông lên nhau 1 phần hoặc trông lên nhau hoàn toàn, mỗi loài thích nghi với 1 điều kiện sống nhât định( vd: cây mao lương)
c. Tiêu chuẩn hóa sinh:
-Các cá thể thuộc các loài khác nhau được phân biệt với nhau ở tiêu chuẩn sinh lí như giới hạn chịu nhiệt, độ Ph hoặc tiêu chuẩn hóa sinh: trình tự a.a hoặc trình tự nu.
d. Tiêu chuẩn cách li sinh sản: Mỗi loài đều có 1 bộ nst đặc trưng về số lượng, hình dạng và cách phân bố của các gen dẫn đến lai khác loài thường không có kết quả
=>Mỗi tiêu chuẩn chỉ có tính chất tương đối nên trong thực tê thường phải kết hợp nhiều tiêu chuẩn để phân biệt 2 loài thân thuộc như: với quần thể giao phối( cách li sinh sanr0 hoặc với vi sinh vật.
3, Cơ chế cách li
-Khái niệm: sự trao đổi gen giữa các cá thể trong loài hoặc giữa các nhóm cá thể phân li từ quần thể gốc bị hạn chế hoặc bị cản trở hoàn toàn do các cơ chế cách li.
-Vai trò: ngăn cản sự giao phối tự do dẫn đến củng cố tăng cường sự phân hóa vốn gen trong quần thể bị chia cắt.
-Có 2 dạng cách li:
a. Cách li địa lí:
-các quần thể trong loài bị phân cắt với nhau bởi các vật cản trở địa lý( cách li không gian) như sông, núi, biển nên không thể giao phối với nhau
-Đối tượng: những loài ít di động hoặc không có khả năng phát tán.
b. Cách li sinh sản:
-Là những trở ngại trên cơ thể sinh vật ngăn cản ca thể giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
-Cách li trước hợp tử: ngăn cản các sinh vật gặp gỡ giao phối với nhau; gồm:
 +Cách li thời gian( thời vụ) các cá thể thuộc các loài khac nhau có thời gian sinh sản khác nhau nên không giao phối được với nhau.
 +Cách li sinh sản( nơi ở)
 +Cách li tập tính: mỗi loài có 1 tập tính giao phối riêng nên không giao phối với nhau
 +Cách li cơ học: khác nhau về cấu tạo cơ quan sinh sản nên không giao phối với nhau
-Cách li sau hợp tử: là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ
 +Giao tử bị chết: tinh trùng ngỗng và âm đạo của vịt
 +hợp tử bị chết: trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc
 +con lai giảm khả năng sống: sinh ra chết, chết trước tuổi trửng thành
 +con lai sống được nhưng bất thụ: con la
=>Kết luận: cách li địa lí là điều kiện cần thiết cho các nhóm cá thể đã phân hóa tích lũy các biến dị di truyền theo những hướng khác nhau làm cho thành phần kiểu gen sai khác ngày càng nhiều; cách li địa lí kéo dài dẫn đến cách li sinh sản đánh dấu hình thành loài mới
4, Quá trình hình thành loài
-Thực chất của quá trình hình thành loài là sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc
-Có 3 con đường hình thành loài:
a. Hình thành loài bằng con đường địa lí:
-cơ chế: loài mở rộng khu phân bố chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới có điều kiện đĩa chất, khí hậu khác nhau hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lý như núi, sông, đất làm cho quần thể trong loài cách li nhau
- Trong những điều kiện sống khác nhau CLTN đã tích lũy các đột biến di truyền theo những hướng khác nhau tạo thành nòi địa lí tạo nên loài mới.
-Đối tượng: những động vật có khả năng di chuyển.
b. Hình thành loài bằng con đường sinh thái:
-Trong cùng 1 khu vực địa lí các quần thể của các loài được chọn lọc theo hướng thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau hình thành nòi sinh thái tạo nên loài mới
-đối tượng: động thực vật ít di động xa( thân mềm)
c, Hình thành loài bằng các đột biến lớn(nhanh):
-Đa bội hóa khác nguồn( lai xa)
-đa bội hóa cùng nguồn( tự đa bội) từ 1 số thể đ bội cùng nguồn tỏ ra thích nghi phát triển thành 1 quần thể đa bội mới trở thành loài mới
=> Kết luận: loài mới không hình thành với 1 cá thể duy nhất mà với 1 quần thể hoặc 1 nhóm quần thể tồn tại và phát triển như 1 mắt xích trong hệ sinh thái đứng vững qua thời gian dưới tác động của CLTN.
VII, Tiến hóa lớn
*Chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới:
-ngày càng đa dạng và phong phú
-tổ chức ngày càng cao
-thích nghi ngày càng hợp lí
*Chiều hướng tiến hóa của từng nhóm loài
-Tiến bộ sinh học: số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao; khu phân bố ngày càng mở rộng và liên tục; phân bố nội bộ ngày càng đa dạng và phong phú
-Thoái bộ sinh học: lưỡng cư, bò sát và 1 số loại dương sỉ
-Kiên định sinh học: số lượng cá thể không tăng không giảm, duy trì ở mức độ nhất định
C. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
I, Sự phát sinh sự sống trên trái đất:
1, Quan điểm hiện đại về sự sống
-Là quá trình tiến hóa của các hợp chất các bon dẫn tới sự hình thành hệ tương tác giữa các đại phân tử protein và axitnucleic, có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới
-Gồm 3 giai đoạn:
2, Tiến hóa hóa học
Giai đoạn tiến hóa hóa học gồm 3 bước:
a. Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ chất vô cơ
-  Trong khí quyển nguyên thủy của trái đất (được hình thành cách đây khoảng 4,5 tỉ năm) có chứa các khí như hơi nước, khí CO2, NH3, và rất ít khí nitơKhí ôxi chưa có trong khí quyển nguyên thủy.
- Dưới tác động của nhiều nguồn năng lượng tự nhiên, các chất vô cơ đã hình thành các chất hữu cơ đơn giản gồm 2 nguyên tố C, H rồi đến các hợp chất có 3 nguyên tố C, H, O và 4 nguyên tố C, H, O, N.
- Sự hình thành các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đã được chứng minh bằng thực nghiệm bởi standley Miller (1953).
b. Sự hình thành các đại phân tử từ những chất hữu cơ đơn giản
-  Các chất hữu cơ đơn giản hòa tan trong các đại dương nguyên thủy, trên nền đáy bùn sé

Tài liệu đính kèm:

  • doctong_hop_Ly_thuyet_tien_hoa.doc