Tổng hợp đề thi đại học kì 2 môn Hóa học

doc 7 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1224Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp đề thi đại học kì 2 môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp đề thi đại học kì 2 môn Hóa học
A/ TRẮC NGHIỆM: ( 4 điểm )
 Câu 1:(2điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
 1. Tính chất vật lí của phi kim là:
	a. Dẫn điện tốt	b. Dẫn nhiệt tốt
	c. Dẫn nhiệt, dẫn điện kém	d. Chỉ tồn tại ở trạng thái khí
 2. Để loại khí clo có lẫn trong không khí, có thể dùng các chất sau:
	a. Nước	b. Dung dịch H2SO4	c. Dung dịch NaOH	d. Dung dịch NaCl
 3. Những chất nào sau đây đều là hợp chất hữu cơ:
a. BaCO3, C2H6, C2H6O 	b. C2H4O2, C2H5Br, MgCO3
c. C2H4O2, C2H5Br, H2CO3	d. CH3NO2, C6H6, CH4 
 4. Chọn câu đúng trong các câu sau:
a. Các hợp chất có trong tự nhiên là các hợp chất hữu cơ.
b. Tất cả các hợp chất có trong cơ thể sống đều là hợp chất hữu cơ.
c. Chỉ có hợp chất có trong cơ thể sống mới là hợp chất hữu cơ.
d. Chất hữu cơ có trong mọi bộ phận của cơ thể sống.
 5. Cho 60 gam axit axetic tác dụng với 100 gam ancol etylic thu được 55 gam etyl axetat.
Hiệu suất của phản ứng trên là:
a. 62,5%	b. 48,4%	c. 91,6%	d. 55%
 6. Axit axetic không thể tác dụng với chất nào sau đây:
a. Al 	b. Ca(OH)2 	c. K2SO4 	d. Na2CO3
 7. Chất nào sau đây vừa có khả năng tham gia phản ứng cộng, vừa có khả năng tham gia phản ứng thế với clo:
a. Etilen 	b. Benzen 	c. Metan 	d. Axetilen 
 8. Một hỗn hợp gồm hai khí CH4 và C2H4. Để thu khí CH4 tinh khiết ta dùng hóa chất sau:
a. Nước brom thiếu	b. Nước vôi trong	c. Nước cất	d. Nước brom dư
Câu 2: ( 1 điểm )Hãy chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ (......) trong các câu sau:
Chất béo là hỗn hợp nhiều este của ............................ và các .............................. .
Mỗi hợp chất hữu cơ có một ...................... xác định giữa các .................... trong phân tử.
Câu3:(1 điểm) Hãy ghép mỗi nội dung thí nghiệm ở cột A với hiện tượng xảy ra ở cột B cho phù hợp
 Cột A
 Cột B
1. Đun nóng dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3
a. Có khí thoát ra làm đục nước vôi trong.
2. Nhỏ vài giọt dung dịch axit axetic vào đá vôi
b. Không có hiện tượng gì
3. Cho vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột.
c. Xuất hiện kết tủa Ag
4. Sục khí metan vào dung dịch brom
d. Mất màu dung dịch brom
e. Xuất hiện màu xanh
 Kết quả ghép: 1+ .	2+ .	3+ .	4+ 
B/ TỰ LUẬN: ( 6 điểm )
 Câu 1 ( 3điểm ): 
 Hãy viết các phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện của các phản ứng sau:
a) Cacbua canxi à Axetilen à Etilen à Đibrometan
b) Saccarozo à Glucozơ à Ancol etylic à Etyl axetat à Natri axetat
 Câu 2 ( 1điểm ): 
 Có 3 lọ không nhãn đựng 3 dung dịch không màu: benzen, glucozơ, ancol etylic.
 Hãy nêu cách nhận biết các chất trên bằng phương pháp hóa học.
 Câu 3: (2điểm ):
 Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam hợp chất hữu cơ A thu được 10,56 gam CO2 và 4.32 gam H2O. 
Xác định công thức phân tử của chất hữu cơ A biết 1 lít hơi A ở đktc nặng 2,679 gam
Biết A là axit hữu cơ. Xác định công thức cấu tạo đúng của A 
đề 2
A/Trắc nghiệm: (3 đ) Khoanh tròn vào các chữ cái a, b, c, d trước đáp án đúng
Câu1: Dãy nào gồm các chất là hiđrocacbon ? 
a) C2H4;CH4;C2H5Cl b) C3H6;C4H10;C2H4 c) C2H4;CH4;C3H7Cl	d) C3H6; C2H5Cl; C3H7Cl 
Câu 2 : Dãy nào gồm các chất là dẫn xuất của hiđrocacbon ? 
a) CH3NO2;CH4;C2H5Cl	b) C3H6;C4H10; CH3NO2
c) C2H5OH;CH4;C3H7Cl	d) C2H5OH ; C6H12O6 ; C12H22O11 
Câu 3: Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch nước brôm?
A. CH4, C2H4	 B. C2H4, C2H2 C. C2H6, C2H4	 D. C2H6, C2H2
Câu 4: Dãy các chất nào đều phản ứng với kim loại Na?
A. C2H5OH, CH3COOH	 B. C2H5OH, C6H6 C. C6H6, CH3COOH	 D. C2H6 , CH3COOH
Câu 5: Cho 90 ml rượu etylic nguyên chất vào 110 ml nước thì độ rượu lúc này là?
	A. 1000	B. 500	C. 450	D. 310	
Câu 6: Cặp chất nào sau đây không phản ứng được với nhau?
A. Na2CO3 và dung dịch CH3COOH	 B. Zn và dung dịch C2H5OH
B. Ca và dung dịch CH3COOH	 D. dung dịch AgNO3 / NH3 và dung dịch C6H12O6
Câu 7: Biết rằng 0,1 lít khí etilen (đktc) làm mất màu tối đa 50ml dung dịch brom. Nếu dùng 0,1 lít khí axetilen (đktc) thì thể tích dung dịch brom trên có thể bị mất màu tối đa là
	A. 50 ml B. 100ml 	C. 150 ml 	D. 200 ml
Câu 8: Thủy phân CH3COOCH3 trong môi trường KOH thu được 
	A. CH3COOK và CH3OH 	B. CH3COOH và C2H5OH 
	C. CH3COOK và C2H5OH 	D. CH3COOK và CH4 
Câu 9 : Những chất có phản ứng trùng hợp là 
	A. CH4; CH3 – CH3.	B. CH4; CH2 = CH2.
	C. CH2 = CH2; CH3 – CH = CH2.	D. CH3 – CH3; CH3 – CH = CH2.
Câu 10: Để thu được khí C2H2 tinh khiết từ hỗn hợp khí gồm C2H2 và CO2 ta dùng
A. dung dịch Ca(OH)2 dư.	B. dung dịch Br2 dư. 	C. dung dịch HCl dư.	D. nước.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một hiđocacbon X thu được 1,8 gam hơi nước và 4,48 lít khí CO2. X có công thức phân tử là
	A. C2H2.	B. C2H4.	C. CH4.	D. C2H6.
Câu 12: Những hợp chất làm mất màu dung dịch brom là 
A. benzen và etilen. B. metan và etilen. C. axetilen và benzen. D. etilen và axetilen
B/ Tự luận: (7 đ):
Câu 1(1,5đ):Có 3 lọ hóa chất mất nhãn chứa 3 chất lỏng:rượu etylic,axit axetic và glucozơ.Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 lọ hóa chất mất nhãn trên?
Câu 2(2,5đ): Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:
C à CO2 à CaCO3 à CaCl2 à Ca(NO3)2 
Câu 3(3 đ):§èt ch¸y 4,6 gam r­îu etylic.
a/ TÝnh thÓ tÝch khÝ oxi ë ®ktc cÇn dïng ®Ó ®èt ch¸y hÕt l­îng r­îu trªn.
b/ TÝnh thÓ tÝch r­îu 80 thu ®­îc khi pha r­îu etylic víi n­íc, biÕt khèi l­îng riªng cña r­îu lµ 0,8 g/ml.
c/ TÝnh khèi l­îng axit axetic thu ®­îc khi lªn men l­îng r­îu trªn, biÕt hiÖu suÊt ph¶n øng lµ 80%.
Câu 4 Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH khi tiến hành thí nghiệm  :
a/ Cho mẫu đá vôi vào ống nghiệm đựng 2 ml axit axetic .
b/ Dẫn khí axetilen vào ống nghiệm đựng dung dịch brom dư .
c/ Cho mẫu canxi cacbua ( đất đèn ) vào ống nghiệm đựng nước .
đề 3
A . Trắc nghiệm khách quan(3đ)
Chọn và khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1: Các nguyên tố trong nhóm VII được sắp xếp theo thứ tự như sau: F, Cl, Br, I, At. 
Phát biểu nào dưới đây là sai ?
a. Tính phi kim của F là mạnh nhất 	 b. Điện tích hạt nhân tăng dần từ F đến At 
c. Số electron lớp ngoài cùng tăng từ F đến At	 d. Số lớp electron tăng dần từ F đến At
Câu 2: Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều kim loại giảm dần?
a. Na, Mg, Al, K 	b. K, Na, Mg, Al 	c. K, Mg, Al, Na 	d. Mg, K, Al, Na 
Câu 3 : Trong một chu kì, sự biến đổi của các nguyên tố tuân theo quy luật nào? 
a. Số electron tăng từ 1 đến 8 	b. Số lớp electron tăng từ 1 đến 8 	
c. Số điện tích hạt nhân tăng từ 1 đến 8 	d. Số electron lớp ngoài cùng tăng từ 1 đến 8 
Câu 4 : Nhóm chất gồm các hiđrocacbon là 
a. C2H6, CH4, C2H2, C6H6 	 b. C2H6O, C3H8, C2H5O2N, Na2CO3
c. C2H6O, C6H6, CO, Na2CO3.	 d. C2H6O, CH3Cl, C2H5O2N, CO
Câu 5: Trong phân tử metan có 
a. 4 liên kết đơn 	 b. 4 liên kết đơn, một liên kết đôi 
c. 2 liên kết đơn, một liên kết ba 	 d. 1 liên kết đôi 
Câu 6 : Phản ứng là phản ứng đặc trưng của các phân tử có liên kết đôi, liên kết ba 
a. thế 	 b. cộng 	 c. oxi hoá –khử .	 d. phân huỷ 
Câu 7 : Chất làm mất màu dung dịch brom là
a. CO2, CH4 	b. CO2, C2H4 	c. CH4, C2H4 	d. C2H2, C2H4 
Câu 8 : Cấu tạo phân tử benzen có đặc điểm
a. ba liên kết đơn xen kẽ với ba liên kết ba 	 b. ba liên kết đôi xen kẽ với ba liên kết đơn 
c. hai liên kết đơn xen kẽ với hai liên kết đôi 	 d. ba liên kết đôi xen kẽ với hai liên kết đơn 
Câu 9 : Axit axetic có tính chất axit vì trong phân tử có 
a. hai nguyên tử oxi 	 b. có nhóm -OH 
c. có một nguyên tử oxi và một nhóm -OH d. có nhóm -COOH 
Câu 10: Điền chất còn thiếu vào phương trình hoá học sau: CH3COOH + ?CH3COOC2H5 + H2O
a. CH4 	b. CH3 	c. C2H5OH	d. CH3OH 
Câu 11 : Sản phẩm thu được khi cho một axit tác dụng với một rượu gọi là 
a. ete 	b. este 	c. etyl 	 d. etylic
Câu 12: Axit axetic có thể điều chế từ chất nào dưới đây? 
a. Etilen 	b. Benzen 	c. Rượu etylic d. Glucozơ 
B.Tự luận(7đ)
Câu 1(2đ): Viết phương trình hoá học biểu diễn chuỗi biến hoá sau:(kèm điều kiện phản ứng nếu có) Glucozơ Rượu etylic Axit axetic Etyl axetat Natri axetat 
Câu 2(2 đ): Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết ba lọ hóa chất mất nhãn chứa các dung dịch glucozơ, axit axetic và rượu etylic. 	
Câu 3 (3 đ): Đốt cháy hoàn toàn 30ml rượu etylic, cho toàn bộ sản phẩm cháy đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 100g kết tủa
Tính thể tích không khí để đốt cháy lượng rượu đó. Biết không khí chứa 20 % thể tích oxi
Xác định độ rượu, biết khối lượng riêng của etylic là 0.8 g/ml
 C©u 4: Hoµn thµnh c¸c ph­¬ng tr×nh ph¶n øng sau ( ghi râ ®iÒu kiÖn nÕu cã )
 a/ CH3COOH + .. CH3COO C2H5 + .
 b/ 2CH3COOH + Fe . + 
 c/  + 2Na 2C2H5ONa + H2
 d/  + 2 Br2(dd) C2H2Br4
 e/ CH4 + . CH3Cl + ..
 g/ C6H6 + . C6H5Br + HBr
 h/ CH3COOH + Na2CO3 .... + .. + 
 i/ C2H6O + . .. + H2O
đề 4
Câu 1: Cặp chất nào sau đây có phản ứng xảy ra và sinh ra khí CO2
A. CH3COONa và K2CO3.	B. CH3COOH và ZnCO3.
C. CH3COOH và Zn(OH)2.	D. CH3COOH và ZnO.
Câu 2: Thủy phân hoàn toàn 17,16 kg một loại chất béo cần vừa đủ 2,4 kg NaOH, sản phẩm thu được gồm 1,84 kg glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Khối lượng hỗn hợp các muối là:
A. 17,72 kg.	B. 11,92 kg.	C. 19,44 kg.	D. 12,77 kg.
Câu 3: Phản ứng đặc trưng của este là
A. phản ứng thủy phân.	B. phản ứng thế.
C. phản ứng cộng.	D. phản ứng cháy.
Câu 4: Trong công nghiệp một lượng lớn axit axetic được điều chế bằng cách:
A. oxi hóa etan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
B. oxi hóa metan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
C. oxi hóa etilen có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
D. oxi hóa butan có xúc tác và nhiệt độ thích hợp.
Câu 5: Cho 60 gam axit axetic tác dụng với 55,2 gam rượu etylic tạo ra 55 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng là:
A. 56,2%.	B. 62,5 %.	C. 72,5%.	D. 65,2 %.
Câu 6: Cặp chất tồn tại được trong một dung dịch là ( không xảy ra phản ứng hóa học với nhau)
A. CH3COOH và Ca(OH)2.	B. CH3COOH và Na2CO3.
C. CH3COOH và NaOH.	D. CH3COOH và H3PO4.
Câu 7: Chất nào sau đây không phải là chất béo?
A. (C17H35COO)3C3H5.	B. (C15H31COO)3C3H5.
C. (C17H33COO)3C3H5.	D. (CH3COO)3C3H5.
Câu 8: Cho rượu etylic 900 tác dụng với natri. Số phản ứng hóa học có thể xảy ra là:
A. 1.	B. 4.	C. 3.	D. 2.
Tự luận:
Câu 1: (3điểm). 
Viết phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi sau đây:
(2)
(1)
 C6H12O6 
 C2H5OHCH3COOHCH3COOC2H5CH3COOHCH3COONa 
 C2H4 
Câu 2: (2điểm).
Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi 
Đun nóng hỗn hợp benzen và brom, có mặt bột sắt 
Cho mẩu natri vào cốc đựng rượu etylic
Câu 3: (2 điểm). 
Bằng phương pháp hóa học, hãy nêu cách nhận biết các khí đựng trong các lọ bị mất nhãn: CO2 ; CH4; C2H2
Câu 4: (3 điểm). 
Để đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí etilen (đkc) cần phải dùng bao nhiêu lít không khí (đkc)? Biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí.
 b. Lượng khí etilen trên làm mất màu tối đa bao nhiêu ml dung dịch brom 0,1M? 
đề 5
Câu 1: Chất không phản ứng với kim loại K là
A. dầu hoả.	B. rượu etylic.	C. axit axetic.	D. nước.
Câu 2: Cho 23 gam rượu etylic vào dung dịch axit axetic dư. Khối lượng etyl axetat thu được là (biết hiệu suất phản ứng 30%):
A. 26,4 gam.	B. 32,1 gam.	C. 36,9 gam.	D. 13,2 gam.
Câu 3: Đun nóng hỗn hợp gồm 3 gam rượu etylic và 3 gam axit axetic với H2SO4 đặc làm xúc tác (hiệu suất 100%), khối lượng este thu được là:
A. 4,4 gam.	B. 6,6 gam.	C. 3,3 gam.	D. 3,6 gam.
Câu 4: Nhóm –OH trong phân tử rượu etylic có tính chất hóa học đặc trưng là:
A. tác dụng được với magie, natri giải phóng khí hiđro.
B. tác dụng được với natri, kali giải phóng khí hiđro.
C. tác dụng được với kali, kẽm giải phóng khí hiđro.
D. tác dụng được với kim loại giải phóng khí hiđro.
Câu 5: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được:
A. glixerol và muối của một axit béo.	B. glixerol và axit béo.
C. glixerol và xà phòng.	D. glixerol và muối của các axit béo
Câu 6: Cho 100 ml dung dịch CH3COOH 0,1M vào 100 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Dung dịch sau phản ứng có khả năng:
A. tác dụng với Mg giải phóng khí H2.	B. làm quỳ tím hóa đỏ.
C. làm quỳ tím hóa xanh.	D. không làm quỳ tím đổi màu.
Câu 7: Muốn điều chế 20 ml rượu etylic 600 số ml rượu etylic và số ml nước cần dùng là
A. 10 ml rượu etylic và 10 ml nước.	B. 12 ml rượu etylic và 8 ml nước.
C. 8 ml rượu etylic và 12 ml nước.	D. 14 ml rượu etylic và 6 ml nước.
Câu 8: Cho 11,2 lít khí etilen ( đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric ( H2SO4) làm xúc tác, thu được 9,2 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là:
A. 50%.	B. 45%.	C. 40%.	D. 55%.
Câu 9: Một chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 có phân tử khối là:
A. 980 đvC.	B. 890 đvC.	C. 372 đvC.	D. 422 đvC.
Tự luận:
Câu 1: Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng cháy của metan, etilen, axetilen với oxi. Nhận xét tỉ lệ số mol CO2 và số mol H2O sinh ra sau phản ứng ở mỗi PTHH. 
 Hiện tượng gì xảy ra khi sục khí C2H4 qua dd Br2. Viết PTHH.
Câu 2: Từ chất ban đầu là etilen có thể điều chế ra etyl axetat. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ. Các điều kiện cần thiết cho phản ứng xảy ra có đủ.
Câu 3: Viết các phương trình hoá học thực hiện dãy biến hoá hoá học theo sơ đồ sau:
(-C6H10O5-)n C6H12O6 C2H4 (-CH2–CH2-)n
(3)
(2)
 CH3COOHC2H5OH CH3COOC2H5 
Câu 4: Cho 2,8 lít hỗn hợp metan và etilen (đktc) lội qua dung dịch brom dư/vừa đủ, người ta thu được 4,7 gam đibrometan. 
1. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
2. Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp theo thể tích.
Câu 5: Có hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic. Cho 21,2 gam A phản ứng với Na dư thì thu được 4,48 lít khí điều kiện tiêu chuẩn. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. 
đề 6
Câu 1: Các chất đều phản ứng được với Na và K là:
A. rượu etylic, axit axetic.
B. benzen, axit axetic.
C. rượu etylic, benzen	.
D. dầu hoả, rượu etylic.
Câu 2: Hợp chất không tan trong nước là:
A. CH3-CH2-COOH.	B. CH3-CH2-OH.
C. (C17H33COO)3C3H5.	D. C6H12O6.
Câu 3: Công thức cấu tạo của rượu etylic là:
A. CH3 – CH2 – OH.	B. CH3 – O – CH3.	C. CH2 – CH2 – OH2.	D. CH2 – CH3 – OH.
Câu 4: Cho dung dịch chứa 10 gam CH3COOH tác dụng với dung dịch chứa 10 gam KOH. Sau khi phản ứng hoàn toàn dung dịch chứa các chất tan là:
A. CH3COOK.	B. CH3COOK, CH3COOH và KOH.
C. CH3COOK và KOH.	D. CH3COOK và CH3COOH.
Câu 5: Một chất hữu cơ A có khối lượng phân tử là 58 đvC. Công thức phân tử của A là:
A. C3H6O.	B. C2H6O.	C. CH2O.	D. C2H4O2.
Câu 6: Để phân biệt dung dịch CH3COOH và C2H5OH ta dùng
A. Cu.	B. Zn.	C. K.	D. Na.
Câu 7: Trong 100 ml rượu 450 có chứa:
A. 45 ml nước và 55 ml rượu nguyên chất.	B. 45 gam rượu nguyên chất và 55 gam nước.
C. 45 gam nước và 55 gam rượu nguyên chất.	D. 45 ml rượu nguyên chất và 55 ml nước.
Câu 8: Để phân biệt C6H6; C2H5OH; CH3COOH ta dùng:
A. H2O và phenolphtalein.	B. Na kim loại.
C. dung dịch NaOH.	D. H2O và quỳ tím.
Câu 9: Rượu etylic và axit axetic có công thức phân tử lần lượt là:
A. C3H6O, C2H4O2.	B. C2H6O, C3H4O2.	C. C2H6O, C2H4O2.	D. C2H6O2, C2H4O2.
Câu 10: Cho chuỗi phản ứng sau :
X C2H5OH Y CH3COONa Z C2H2 
Chất X, Y, Z lần lượt là:
A. C6H6, CH3COOH, CH4. B. C2H4, CH3COOH, C2H5ONa.
C. C6H12O6, C2H5ONa, CH4. D. C6H12O6, CH3COOH, CH4	.
Tự luận
Câu 3: Từ glucozơ, viết PTHH điều chế etyl axetat và PE. Các điều kiện, các hóa chất cần dùng xem như có sẵn.
Câu 4: Từ nguyên liệu chính là saccarozo và các hóa chất vô cơ, chất xúc tác cần thiết, viết PTHH điều chế glucozơ, rượu etylic, khí etilen và axit axetic. Ghi rõ điều kiện
Câu 2: Tính khối lượng dung dịch axit axetic thu được khi lên men 50 lít rượu etylic 40. Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml và hiệu xuất của quá trình lên men là 92%.
Bài 5: Cho 3,36 lít hỗn hợp gồm metam và etilen qua bình đựng dd Brom dư, sau phản ứng thấy thoát ra 2,24 lít khí.
Viết PTHH của phản ứng.
Tính phần trăm thể tích từng khí trong hỗn hợp.
Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên trong không khí thì dùng bao nhiêu thể tích không khí, biết thể tích Oxi chiếm 20% thể tích không khí.(các thể tích đo ở đktc).
Bài 7: X là hỗn hợp gồm metan và etilen. Dẫn X qua bình đựng nước Brom dư thấy có 8 gam Brom đã tham gia phản ứng. Khí thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thấy có 15 gam kết tủa.
Viết các PTHH xảy ra.
Tính thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X?
ĐỀ 7
I. Trắc nghiệm:(4 điểm)
Hãy chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D
Câu 1. Khi điều chế Clo trong phòng thí nghiệm, một lượng nhỏ Clo bị thoát ra ngoài. Có thể dùng chất nào trong số các chất sau để khử độc khí Clo?
A - HCl
B - NaOH 
C – H2O 
D - Fe 
Câu 2: Trong các nhóm chất sau, nhóm nào gồm toàn phi kim?
A – Cl2, O2, N2, Pb, C
C – Br2, S, Ni, N2, P
B – O2, N2, S, P, I2
D – Cl2, O2, N2, Pb, C
Câu 3. Trong các cách sắp xếp sau, cách sắp xếp nào đúng với tính phi kim giảm dần?
A- F2, P, S, Cl2
B- P, S, F2, Cl2
C- F2, Cl2, S, P 
D- F2, Cl2, P, S 
Câu 4. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Chu kỳ là dãy nguyên tố có cùng số lớp electron được sắp xếp theo chiều nguyên tử khối tăng dần.
B. Chu kỳ là dãy nguyên tố có cùng số lớp electron được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
C. Chu kỳ là dãy nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
D. Chu kỳ là dãy nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng được sắp xếp theo chiều nguyên tử khối tăng dần.
Câu 5. Câu nào sau ®©y ®iÒu gåm c¸c chÊt thuéc lo¹i Polime.
 A: Metan, Etilen. B: Metan, Poli etilen
 C: Polivinyl clorua, tinh bét. D: Polivinyl colrua, Poli etilen
Câu 6. C©u nµo d­íi ®©y kh«ng ®óng
 A: DÇu má lµ mét nhiªn liÖu láng B: DÇu má lµ mét hîp chÊt ho¸ häc
 C: Thµnh phÇn chÝnh cña dÇu má lµ hçn hîp nh÷ng hi®rocacbon D: DÇu má cã nhiÖt ®é s«i cè ®Þnh
Câu 7. Axit axetic có tính axit vì:
 A. Phân tử có chứa nhóm –OH	 B. Phân tử có chứa nhóm –OH và nhóm –COOH 
 C. Phân tử có chứa nhóm –COOH D. Phân tử có chứa C, H, O
Câu 8. ChØ dïng dung dÞch Ièt vµ Dung dÞch AgNO3 m«i tr­êng NH3 cã thÓ nhËn biÕt ®­îc nhãm chÊt nµo sau ®©y.
 A: Axitaxetic, R­îu etylic, Glucoz¬ B: Glucoz¬, r­îu etylic, tinh bét
 C: Zenluloz¬, R­îu etylic D: Axetilen, r­îu etylic, glucoz¬
B. Tự luận 
Câu 1.: Hãy viết phương trình hóa học và ghi rõ điều kiện của các phản ứng sau:
a. Phản ứng thế của metan. b. Phản ứng cộng của etilen. c. Phản ưng trùng hợp của etilen.
d. Phản ứng của axit axetic với magie.
e. Phản ứng đun nóng rượu etylic và axit axetic có axit sunfuric đặc làm xúc tác.
Câu 2.: Cho 2,24 lít hỗn hợp khí metan và axetilen vào dung dịch brom, dung dịch brom bị nhạt màu. Sau phản ứng khối lượng dung dịch brom tăng 1,3 gam.
a. Tính khối lượng dung dịch brom tham gia phản ứng.
b. Xác định thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hổn hợp ban đầu (biết các khí được đo ở đktc). 
Câu 1: a/ Viết công thức cấu tạo có thể có ứng với công thức phân tử C4H10.
b/ Từ etilen viết phương trình phản ứng để điều chế: etyl axetat, đồng (II) axetat , 
poli etilen (các hóa chất phụ để thực hiện phản ứng có đủ).
c/ Viết PTHH ( có ghi điều kiện phản ứng ) để chứng minh metan và benzen có phản ứng thế
Câu 2:a/ Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng trong những thí nghiệm sau:
 TN1 : Cho mẫu natri vào ống nghiệm đựng rượu etylic 600.
 TN2 : Cho viên kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit axetic .
b/ Có ba ống nghiệm đựng ba chất lỏng riêng biệt: rượu etylic, axit axetic, nước . Nhận biết ba chất lỏng trên bằng phương pháp hóa học.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 10 ml dung dịch rượu etylic chưa rõ độ rượu. Sau phản ứng thu được 7,168 lít khí CO2 (đktc) .Biết khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.
a/ Xác định độ rượu của dung dịch rượu nói trên .
b/ Pha loãng 10 ml dung dịch rượu etylic nói trên với nước thành rượu 20o thì được bao nhiêu ml ? 
Câu 4: Để hòa tan hết a gam natri cacbonat cần dùng 300 gam dung dịch axit axetic thu được 8,4 lít khí cacbonđioxit (đo ở đktc).
a/ Tính a
b/ Tính nồng độ phần trăm của axit axetic đã dùng.
c/ Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng 

Tài liệu đính kèm:

  • docTong_hop_7_de_Thi_hoc_ki_2_Hoa_Hoc_9.doc