Thực hành biên soạn đề kiểm tra đề kiểm tra lớp 11

doc 4 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1356Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thực hành biên soạn đề kiểm tra đề kiểm tra lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành biên soạn đề kiểm tra đề kiểm tra lớp 11
THỰC HÀNH BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA LỚP 11
 Thời gian: 45 phút
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA 
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 11- Chương trình chuẩn.
Khảo sát bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 11 học kì 1 theo 2 nội dung Tiếng Việt, Làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thức kiểm tra tự luận. 
Cụ thể, đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:
- Thực hành về thành ngữ, điển cố
 - Vận dụng kiến thức làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ trung đại.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
- Hình thức: Tự luận
- Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Liệt kê một số chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 11, học kì 1.
Chọn một số nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Xác định khung ma trận.
Khung ma trận đề kiểm tra lớp 11
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
1. Tiếng Việt
Thực hành về thành ngữ, điển cố
- Nhận biết được các thành ngữ trong ngữ liệu.
- Giải thích được ý nghĩa của các thành ngữ đã tìm.
1
 1.0
1
2.0
30%=
3 điểm
2. Làm văn
Kỹ năng làm văn nghị luận
Viết bài văn nghị luận về một tác phẩm thơ trung đại.
1
 7,0
70%=
7 điểm
Tổng
1
1,0= 10%
1
2,0 = 20.0%
1
7,0 = 70%
10 điểm
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN LỚP 11 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Câu 1 (3 điểm): Đọc hai câu văn sau: 
 Cả gia đình ấy đã nhao lên mỗi người một cách, đi gọi từ ông lang băm Tây cho đến ông lang băm Đông, già và trẻ để thực hành đúng cái lí thuyết “nhiều thầy thối ma”.
 (Vũ Trọng Phụng, Số đỏ)
 Những người biết điều thì hay ngờ vực; họ chép miệng nói: “ Tre già măng mọc, thằng ấy chết, còn thằng khác, chúng mình cũng chẳng lợi tí gì đâu”.
 (Nam Cao, Chí Phèo)
a. Tìm các thành ngữ trong các câu văn trờn?
b. Giải thích nghĩa bóng của các thành ngữ đó tỡm được trong các câu văn trờn.
Câu 2 (7 điểm):
 Thương vợ
 (Trần Tế Xương)
 	 Quanh năm buôn bán ở mom sông,
 Nuôi đủ năm con với một chồng.
 Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
 Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
 Một duyên hai nợ âu đành phận,
 Năm nắng mười mưa dám quản công.
 Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
 Có chồng hờ hững cũng như không.
 (SGK Ngữ văn 11, tập một, tr.29,30)
 Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ trờn. 
 Hết
 (Giám thị không giải thích gì thêm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 02 trang)
a. Hướng dẫn chấm câu 1 và câu 2:
Câu số:
Nội dung cần đạt
Điểm
 - Thành ngữ: Nhiều thầy thối ma
0,5
 Câu 1
(3 điểm)
 - Thầy: thầy cúng trong một đám tang). 
 - ý nghĩa: việc gì có nhiều người tham gia ý kiến khác nhau thì không đi đến kết quả mong muốn.
1,0 
 - Thành ngữ: Tre già măng mọc
0,5 
- ý nghĩa: thế hệ trẻ thay thay thế thế hệ già, lớp người sau thay thế lớp người trước.	
1,0 
Lưu ý: Học sinh có thể trình bày và diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nội dung cần đạt trên, vì vậy giám khảo cần linh hoạt khi cho điểm.
b. Hướng dẫn chấm câu 3 (7,0 điểm):
A.Yêu cầu:
* Về kĩ năng:
- Biết trình bày những cảm nhận về một bài thơ trữ tình. 
- Biết làm bài văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, chính tả.
* Về kiến thức
	Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Trần Tế Xương (tiểu sử và con người, thời đại tác giả sống và sáng tác, sự nghiệp sáng tác) và bài thơ “ Thương vợ” (đề tài, chủ đề ), học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận (0,5 điểm)
- Bài thơ đã dựng lên bức chân dung về người vợ tần tảo, đảm đang tháo vát, vất vả lam lũ, hết lòng vì chồng vì con, âm thầm chịu đựng, giàu đức hi sinh. Nhân vật bà Tú trong bài thơ cũng là hình tượng tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
 (3,0 điểm)
- Qua Thương vợ, Tú Xương đã bày tỏ sự thấu hiểu nỗi vất vả, đức hi sinh âm thầm của bà Tú và lòng thương quý, biết ơn trân trọng đối với vợ. (2,0 điểm)
 - Bài thơ sử dụng tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm; vận dung sáng tạo hỡnh ảnh, cách nói của văn học dân gian; giọng thơ trữ tỡnh, chua xút kết hợp với chõm biếm mỉa mai. (1,5 điểm)
Lưu ý: Giáo viên chỉ cho điểm tối đa khi học sinh diễn đạt tốt những nội dung kiến thức trên.
 Hết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHPT Hồng Đức.doc