Thi kết thúc học kỳ 1 năm học 2015 - 2016 môn hóa học 12 thời gian làm bài: 45 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 993Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thi kết thúc học kỳ 1 năm học 2015 - 2016 môn hóa học 12 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thi kết thúc học kỳ 1 năm học 2015 - 2016 môn hóa học 12 thời gian làm bài: 45 phút
THI KẾT THÚC HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2015 - 2016 
MÔN Hóa Học 12
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 1
Họ, tên thí sinh:............................................................Lớp..12......................
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
ĐA
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
ĐA
 BÀI LÀM
Câu 1: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu không may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì dùng chất nào sau đây để khử độc?
A. bột lưu huỳnh	B. nước	C. bột than	D. bột sắt
Câu 2: Cho Pư: Fe + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
Hệ số là các số nguyên tối giản. Tổng hệ số của pư là
A. 15	B. 14	C. 11	D. 10
Câu 3: Tên thường của hợp chất C6H5NH2 là
A. alanin	B. benzyl amin	C. anilin	D. phenyl amin
Câu 4: Cho 2,7 gam một kim loại M tác dụng với axit sulfuric loãng thu được 3,36 lit khí thoát ra ở đktc. Kim loại M là
A. Fe	B. Cu	C. Al	D. Mg
Câu 5: Khi cho từ từ đến dư dd KOH vào dung dịch AlCl3 có hiện tượng gì?
A. có kết tủa trắng keo
B. ban đầu có kết tủa trắng keo sau đó kết tủa tan dần
C. không có hiện tượng gì
D. ban đầu có kết tủa nâu đỏ sau đó kết tủa tan dần
Câu 6: Để phân biệt xà phòng, hồ tinh bột và lòng trắng trứng gà ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Kết hợp I2 và AgNO3/ NH3	B. Kết hợp I2 và Cu(OH)2
C. Chỉ dùng Cu(OH)2	D. Chỉ dùng I2
Câu 7: Cho pư: Cu2+ + Fe → Cu + Fe2+
Kết luận không đúng là
A. Cu2+ có tính OXH mạnh hơn Fe2+	B. pư trên là pư OXH – Khử
C. Fe có tính khử mạnh hơn Cu	D. Cu2+ có tính OXH mạnh hơn Fe
Câu 8: Nguyên nhân gây nên các tính chất : tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim của kim loại là
A. các electron tự do
B. ma sát giữa các nguyên tử kim loại
C. lực hút mạng kim loại
D. ion dương tự do
Câu 9: Để làm sạch 1 mẫu thủy ngân có lẫn tạp chất chì, thiếc, kẽm người ta khuấy mẫu thủy ngân trong dung dịch
A. ZnCl2 dư	B. PbCl2 dư	C. HgSO4 dư	D. SnSO4 dư
Câu 10: Cho Pư: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
Hệ số tương ứng của pư là
A. 1:2:1:3:2	B. 1:1:4:2:1	C. 1:4:1:2:2	D. 1:1:2:1:3
Câu 11: Ứng với công thức C3H9N có số đồng phân amin là
A. 6	B. 5	C. 3	D. 4
Câu 12: Để điều chế polime ta thực hiện pư:
A. cộng	B. trùng ngưng
C. trùng hợp hoặc trùng ngưng	D. trùng hợp
Câu 13: Hòa tan hết a(g) Cu trong dung dịch HNO3 loãng, dư, sau pư thu được 1,12 lit hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi so với H2 là 16,6. Giá trị của a là
A. 3,9	B. 2,08	C. 2,38	D. 4,16
Câu 14: Dãy được sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là
A. C6H5NH2; NH3; (C2H5 )2 NH; C2H5NH2	B. C6H5NH2; NH3; C2H5NH2; (C2H5 )2 NH
C. NH3; C6H5NH2; C2H5NH2; (C2H5 )2 NH	D. NH3; C6H5NH2; (C2H5 )2 NH; C2H5NH2
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch axit sunfuric loãng, thu được 1,344 lit khí (đktc) và dung dịch chứa m(g) muối khan. Giá trị m là
A. 8,98	B. 7,25	C. 10,27	D. 9,52
Câu 16: Hợp chất nào sau đây không phải là aminoaxit?
A. CH3 – CO – CH2 – NH2	B. CH3 – CH(NH2) - CH2 – COOH
C. NH2 – C2H5 – COOH	D. HOOC – CH(NH2) - CH2 – COOH
Câu 17: Fructozơ là hợp chất hữu cơ có
A. nhiều nhóm –OH kề nhau và nhóm - COOH	B. nhiều nhóm –OH kề nhau và nhóm - CHO
C. nhiều nhóm –OH kề nhau và nhóm – COO	D. nhiều nhóm –OH kề nhau và nhóm = CO
Câu 18: Clo hóa chất dẻo PVC thu được polime có chứa 63,96% clo về khối lượng. Trung bình cứ mỗi phân tử clo pư với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là
A. 1	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 19: Từ 9(g) glucozơ có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam ancol etylic?
A. 5,05	B. 18	C. 4,6	D. 180
Câu 20: Chất nào sau đây dùng để tổng hợp cao su?
A. CH3 – CH2 – C ≡ CH.	B. C2H5 – C(CH3) = C = CH2.
C. CH3 – CH = C = CH2.	D. CH2 = C(CH3) – CH = CH2.
Câu 21: Este CH3COOC2H5 có tên gọi là
A. metyl propionat	B. metyl axetat	C. etyl axetat	D. axetat metyl
Câu 22: metyl amin là chất khí, dễ tan trong nước và:
A. được dùng làm thức ăn chăn nuôi	B. có mùi khai
C. có mùi hoa nhài	D. có mùi trứng thối
Câu 23: Có 5 kim loại Mg, Ba, Al, Fe, Pb. Nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng thì có thể nhận biết được những kim loại
A. Mg, Ba, Al, Fe	B. Mg, Ba, Pb	C. Ba, Al, Fe	D. Mg, Ba, Al, Fe, Pb
Câu 24: Cho 8 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với H2SO4 loãng dư, sau pư hoàn toàn thu được 2,24 lit khí (đktc). Phần trăm mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu tương ứng là
A. 70% và 30%	B. 60% và 40%	C. 40% và 60%	D. 30% và 70%
Câu 25: Dung dịch etyl amin làm quỳ tím
A. không đổi màu	B. hóa đỏ	C. hóa xanh	D. hóa vàng
Câu 26: Huyết thanh ngọt là tên gọi khác của
A. glucozo	B. saccarozo	C. xelulozo	D. tinh bot
Câu 27: Để tổng hợp tinh bột cây xanh cần sử dụng nguyên liệu:
A. CO2	B. N2	C. H2	D. O2
Câu 28: Chất có vị ngọt nhất là:
A. Fructozo	B. saccarozo	C. Glucozo	D. tinh bột
Câu 29: CTTQ của este no, đơn chức, mạch hở là
A. CnH2nO2 ( n ≥ 2)	B. CnH2n+1O2 ( n ≥ 3)	C. CnH2n-1O2 ( n ≥ 2)	D. CnH2nO2 ( n ≥ 3)
Câu 30: Cho hợp kim A gồm Fe và Cu. Hòa tan hết 6g A bằng DD HNO3 đặc nóng dư thì thoát ra 5,6 lit khí màu nâu đỏ duy nhất ở đktc. Phần trăm khối lượng Cu trong mẫu hợp kim trên là
A. 70%	B. 53,33%	C. 46,66%	D. 90%
(Cho H=1; N=14;C=12; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5;K=39;Ca=40; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ba=137)
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_HOA.doc